Hà Nội được Đề xuất cơ chế đặc thù, quyết định một số khoản thu phí:

Phí tăng lên, chất lượng dịch vụ phải tương xứng

VƯƠNG TRẦN - HOÀI ANH |

Theo Tờ trình của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hà Nội có đề xuất HĐND thành phố Hà Nội quyết định một số khoản thu phí (ban hành danh mục, tăng mức). Trước đề xuất này, nhiều ý kiến cho rằng, chỉ nên thực hiện việc tăng phí khi cần thiết và đi kèm với đó là tăng chất lượng phục vụ nhân dân.

Hà Nội được thí điểm thu thêm phí, thu tăng phí

Chính phủ vừa có tờ trình về đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.

Theo Tờ trình của Chính phủ đề xuất TP.Hà Nội được thực hiện thí điểm: Thu phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí; Tăng mức hoặc tỉ lệ thu phí không quá 1,5 lần đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí (không kể các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách sách trung ương hưởng 100%) được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.

Tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ việc quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù như đã báo cáo ở trên sẽ tạo động lực cho thành phố tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn; giúp thành phố có điều kiện sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đã có và huy động thêm nguồn lực để giải quyết các bức xúc về cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường, giao thông, ngập úng…

“Việc cho phép thí điểm chính sách thu phí mới hoặc điều chỉnh các chính sách thu phí hiện có sẽ có tác động đến một số doanh nghiệp và người dân trên địa bàn thành phố, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng lớn đến sản xuất, lưu thông hàng hóa của thị trường cả nước; tập trung thu đối với hàng hóa, thu nhập trực tiếp phát sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội” - tờ trình nêu rõ.

Thẩm tra vấn đề này, về thẩm quyền quyết định bổ sung các khoản phí, lệ phí và tăng mức thu phí, lệ phí, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung Chính phủ trình.

Về việc cho phép tăng mức hoặc tỉ lệ thu phí không quá 1,5 lần đối với các loại phí (không kể loại phí thuộc nguồn thu ngân sách trung ương hưởng 100%): Đa số ý kiến đồng ý với đề nghị của Chính phủ, nhưng đề nghị không quy định trần tăng thu, mức tăng cụ thể do HĐND thành phố quyết định trên cơ sở thực tế.

Tăng phí phải đi cùng với tăng chất lượng dịch vụ

Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS Hoàng Văn Cường - (ĐBQH thành phố Hà Nội, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội) cho rằng, việc có cơ chế đặc thù cho Hà Nội là điều cần thiết để có những chính sách phù hợp với điều kiện và sự phát triển của Thủ đô. Chi phí cho chất lượng dịch vụ đó cũng có những điểm khác so với những địa phương khác. Do đó cơ chế đặc thù để xác định mức phí đó là phù hợp. Tuy nhiên, cùng với việc xác định các mức phí này phải tương xứng với nâng cao chất lượng, nâng cao điều kiện để đảm bảo chất lượng.

“Nếu không có phí phù hợp thì làm sao đảm bảo được điều kiện, có nguồn lực để đảm bảo chất lượng. Tất nhiên khi thay đổi các mức phí thì luôn luôn phải có giải trình đi kèm là việc tăng phí để làm gì, chất lượng dịch vụ tương ứng ra sao? Việc tăng thêm phí này đóng góp gì cho xã hội” - ông Cường nói.

Cũng theo ông Cường, có cơ chế này không có nghĩa muốn thu thêm phí gì hay tăng thêm phí gì đều được. Việc tăng các khoản phí, lệ phí phải được HĐND thông qua, có lấy ý kiến, đánh giá tác động cụ thể và đưa ra quyết nghị thì mới thực thi được. Điều quan trọng đó là khi tăng các phí, lệ phí thì chất lượng dịch vụ cũng phải được nâng lên tương xứng.

Cùng trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khoá XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng) đồng tình với việc cần có cơ chế đặc thù cho Hà Nội là cần thiết. Nếu tăng phí lên thì chất lượng phải tương xứng và phải minh bạch được, lý giải được việc tăng phí này.

* Theo thông tư 85/2019/TT-BTC thì các khoản phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố thuộc Trung ương có 21 loại phí. Trong đó có: Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố; Phí tham quan danh lam thắng cảnh; Phí tham quan di tích lịch sử; Phí tham quan công trình văn hóa, bảo tàng; Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Về các loại lệ phí, có 7 loại lệ phí Lệ phí đăng ký cư trú; Lệ phí cấp chứng minh nhân dân; Lệ phí hộ tịch; Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất; Lệ phí cấp giấy phép xây dựng; Lệ phí đăng ký kinh doanh.

* Trước khi tăng phí, nên có đánh giá kỹ lưỡng

Theo anh Nguyễn Văn Việt (ở ngõ 145 Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), việc Hà Nội tăng các loại phí lên 1,5 lần là hoàn toàn hợp lý. Bởi hiện tại, cuộc sống của người dân ngày càng cải thiện, không còn quá khó khăn để chi trả các khoản phí đó nữa. Thêm vào đó, những mức phí có từ cách đây vài năm sẽ là quá thấp so với hiện tại. “Nếu tăng các loại phí để có thêm những khoản ngân sách phục vụ phát triển thành phố thì là hợp lý. Tôi thấy những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hay một số công trình văn hóa, bảo tàng của thành phố phí thăm quan rất thấp. Một số nơi vé vào cửa chỉ bằng “một cái bánh mì”, nên bây giờ tăng lên 1,5 lần thì cũng không có gì là quá cao”, anh Việt cho biết. Tuy nhiên theo chị Đỗ Minh Hằng (ở ngõ 171 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội), dịch COVID-19 vừa rồi đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình chị. Vì vậy, nếu thời điểm hiện tại, Hà Nội tăng bất kỳ loại phí gì cũng là điều đáng lo ngại đối với chị.

“Theo tôi được biết, có 21 loại phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố thuộc Trung ương. Bây giờ Hà Nội tăng bất kỳ loại phí nào trong 21 loại phí đó, không ít thì nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến gia đình tôi. Sau dịch, kinh tế nhà ai cũng đều khó khăn cả, để thư thư  hãy tính”, chị Hằng nói.

VƯƠNG TRẦN - HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội xin tăng các loại phí lên 1,5 lần: Gồm những loại phí nào?

Minh Bằng |

Nếu được thông qua, nhiều loại phí, lệ phí tại Hà Nội sẽ tăng lên 1,5 lần. Đó là một trong những nội dung được bàn thảo tại phiên họp 45 Uỷ ban thường vụ Quốc hội để xem xét, cho ý kiến về dự thảo một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội.

Thường vụ Quốc hội xem xét một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP.Hà Nội

Vương Trần |

Sáng nay (1.6), tại Phiên họp thứ 45 (đợt 2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UVTVQH) xem xét, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội.

Áp dụng cơ chế đặc thù khơi thông điểm nghẽn giải phóng mặt bằng

MINH QUÂN |

Thời gian qua, rất nhiều dự án trọng điểm của TPHCM đã phải chậm tiến độ và chịu thiệt hại do khâu giải phóng mặt bằng chậm trễ. Tuy nhiên, mới đây Chính phủ cho phép UBND TPHCM áp dụng thí điểm cơ chế đặc thù để rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng được kỳ vọng sẽ tạo đột phá để đẩy nhanh các dự án đầu tư hạ tầng tại TPHCM trong thời gian tới.

Khu đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM: Thu hút đầu tư, cần cơ chế đặc thù

Minh Quân |

TPHCM đang xúc tiến thành lập thành phố khu Đông (gồm quận 2, 9 và quận Thủ Đức), trong đó điểm nhấn cốt lõi của thành phố này là Khu đô thị sáng tạo nhằm tạo ra giá trị mới để thúc đẩy kinh tế TPHCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ nói chung. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để triển khai thành công Khu đô thị sáng tạo cũng như thành phố khu Đông, TPHCM cần có những chính sách đặc thù để linh hoạt vận hành, thu hút đầu tư, tận dụng hiệu quả nguồn lực...

TP Cần Thơ cần tập trung đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặc thù

Thành Nhân |

Đảng bộ và chính quyền TP.Cần Thơ cần phải phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương để thực hiện Nghị định 103/2018 của Chính phủ về một số cơ chế đặc thù đối với TP.Cần Thơ...

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Hà Nội xin tăng các loại phí lên 1,5 lần: Gồm những loại phí nào?

Minh Bằng |

Nếu được thông qua, nhiều loại phí, lệ phí tại Hà Nội sẽ tăng lên 1,5 lần. Đó là một trong những nội dung được bàn thảo tại phiên họp 45 Uỷ ban thường vụ Quốc hội để xem xét, cho ý kiến về dự thảo một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội.

Thường vụ Quốc hội xem xét một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP.Hà Nội

Vương Trần |

Sáng nay (1.6), tại Phiên họp thứ 45 (đợt 2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UVTVQH) xem xét, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội.

Áp dụng cơ chế đặc thù khơi thông điểm nghẽn giải phóng mặt bằng

MINH QUÂN |

Thời gian qua, rất nhiều dự án trọng điểm của TPHCM đã phải chậm tiến độ và chịu thiệt hại do khâu giải phóng mặt bằng chậm trễ. Tuy nhiên, mới đây Chính phủ cho phép UBND TPHCM áp dụng thí điểm cơ chế đặc thù để rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng được kỳ vọng sẽ tạo đột phá để đẩy nhanh các dự án đầu tư hạ tầng tại TPHCM trong thời gian tới.

Khu đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM: Thu hút đầu tư, cần cơ chế đặc thù

Minh Quân |

TPHCM đang xúc tiến thành lập thành phố khu Đông (gồm quận 2, 9 và quận Thủ Đức), trong đó điểm nhấn cốt lõi của thành phố này là Khu đô thị sáng tạo nhằm tạo ra giá trị mới để thúc đẩy kinh tế TPHCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ nói chung. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để triển khai thành công Khu đô thị sáng tạo cũng như thành phố khu Đông, TPHCM cần có những chính sách đặc thù để linh hoạt vận hành, thu hút đầu tư, tận dụng hiệu quả nguồn lực...

TP Cần Thơ cần tập trung đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặc thù

Thành Nhân |

Đảng bộ và chính quyền TP.Cần Thơ cần phải phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương để thực hiện Nghị định 103/2018 của Chính phủ về một số cơ chế đặc thù đối với TP.Cần Thơ...