Bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái

Phê phán các luận điệu xuyên tạc về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

PGS.TS Nguyễn Đình Bắc - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng |

Xét về bản chất, mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị vốn phức tạp. Riêng đối với đặc thù ở Việt Nam, để nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề này lại là một quá trình công phu, vất vả; thậm chí ở những thời điểm, nội dung cụ thể sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Song, lợi dụng điều đó, các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta đã, đang ra sức xuyên tạc, bóp méo. Đấu tranh phê phán, vạch trần những luận thuyết, âm mưu và hành động nói trên trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay.

Ở nước ta, cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận nhằm chống lại các quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, nóng bỏng và rất phức tạp hiện nay. Cuộc đấu tranh đó có nội dung toàn diện, sâu sắc, diễn ra trên tất cả các mặt của ý thức xã hội. Trong đó, xung quanh vấn đề nhận thức và giải quyết của Đảng ta về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam là một trong những tiêu điểm công kích, chống phá và xuyên tạc của kẻ thù.

Trong dàn hợp xướng hòng xuyên tạc, chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, đã và đang có những luận điệu vin vào nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin là “kinh tế quyết định chính trị” để cho rằng, về mặt kinh tế đã là kinh tế thị trường, kinh tế đa thành phần và nhiều hình thức sở hữu thì nhất thiết tương ứng với nó về mặt chính trị phải là chế độ đa nguyên, đa đảng. Mặt khác, họ cho rằng, hiện nay Đảng, Nhà nước ta đang có nhiều yếu kém, bất cập trong lãnh đạo, quản lý và điều hành đất nước, nhất là tình trạng tham nhũng, lãng phí đã trở thành “quốc nạn”; sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng,... Theo đó, không có đa nguyên sẽ không có đấu tranh và điều đó sẽ làm cho hệ thống chính trị không thể đổi mới.

Những quan niệm sai lầm trên nếu không phải là một “tư duy thiển cận”, sự nhận thức mơ hồ, phiến diện thì cũng là những ý đồ chính trị hết sức thâm độc với mục đích tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành các tổ chức chính trị phản động đối lập với Đảng, Nhà nước ta, tiến hành tạo phản, lật đổ, gây bất ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam, v.v..

Dựa chắc trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa kinh tế và chính trị, chúng ta sẽ có đủ luận cứ, luận chứng để phản bác các mưu đồ thâm độc, tinh vi nói trên của các thế lực thù địch.

Trong đó, lý luận mácxít đã chỉ ra rằng, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kinh tế quyết định chính trị. Nhưng một điều hết sức quan trọng nữa cần nhắc lại là các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin không bao giờ xem kinh tế là yếu tố duy nhất. Như Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: “Theo quan điểm duy vật về lịch sử, nhân tố quyết định trong quá trình lịch sử xét đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Cả tôi lẫn Mác chưa bao giờ khẳng định gì hơn thế. Còn nếu có ai đó xuyên tạc luận điểm này theo ý nghĩa nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất, thì người đó biến lời khẳng định này thành một câu trống rỗng, trừu tượng, vô nghĩa”[1].

Và sau này V.I.Lênin một lần nữa khẳng định “chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế”, “chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế”. Điều đó có nghĩa, chính trị hoàn toàn không phải là cái gương soi đối với đời sống kinh tế, mà là sự “biểu hiện tập trung” của kinh tế.

Chính trị phản ánh mang tầm khái quát, làm bộc lộ cái bản chất nhất của đời sống kinh tế, cái cơ bản nhất, cái mang tính chi phối trong đời sống kinh tế. Chính loại yếu tố đó quy định nội dung căn bản nhất của chính trị thuộc chủ thể cầm quyền. Cho nên, không phải kinh tế có kết cấu đa dạng như thế nào thì chính trị cũng có sự đa dạng tương ứng như thế.

Trên thực tế, “trong những nước thực hiện đa nguyên chính trị, hay đa đảng chính trị, kể cả các nước tư bản chủ nghĩa hiện đại họ cũng không thể hiểu kinh tế có bao nhiêu thành phần thì chính trị có bấy nhiêu tổ chức chính trị khác nhau”[2].

Hơn thế nữa, có những nước chỉ có một thành phần kinh tế hay một phương thức sản xuất nhưng lại có tới hai, thậm chí nhiều tổ chức chính trị khác nhau. Các tổ chức chính trị này đều thuộc cùng một giai cấp, nhưng họ lại luôn tranh giành quyền bính và chẳng khác nào như những lực lượng đối lập trong xã hội.

Trong khi đó thực tiễn lịch sử Việt Nam đã minh chứng, xét về mặt kinh tế, không hề có cơ sở để nảy sinh chế độ chính trị đa nguyên. Vì, trong các thành phần kinh tế ở nước ta, kinh tế tư bản (nhất là kinh tế tư bản tư nhân) chưa bao giờ giữ được vị trí thống trị. Chế độ phong kiến ở Việt Nam tồn tại hàng nghìn năm đã không tạo ra được thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong lòng nó. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước ta chỉ ra đời cùng với việc áp đặt chế độ thực dân kiểu cũ của Pháp trước đây. Do đó, những nhà tư sản đầu tiên là tư sản Pháp, sau đó dần dần mới xuất hiện các nhà tư sản người Việt.

Tuy nhiên, giai cấp tư sản này ngay khi mới hình thành đã bị tư sản Pháp chèn ép, cùng với đó là hoàn cảnh của một nước thuộc địa nửa phong kiến, nên giai cấp tư sản Việt Nam bị phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Trong đó, “tư sản mại bản gắn bó với đế quốc nước ngoài. Tư sản dân tộc chỉ phát triển rất hạn chế. Ngay cả những nhà tư sản yêu nước cũng không đủ sức lãnh đạo đất nước giành độc lập. Sứ mệnh này phải do giai cấp công nhân mà lực lượng tiên phong của nó là Đảng Cộng sản đảm nhận”[3].

Hiện nay, có nhiều nhà tư bản nước ngoài vào đầu tư ở nước ta, cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân ở trong nước. Nhưng phần lớn họ làm những cái “ăn ngay”, “chộp giật”, không nắm giữ những vị trí kinh tế then chốt, cũng như không đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, cơ bản. Hơn nữa, đâu phải tất cả những nhà kinh doanh đều là tư sản. Còn kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể tuy có những yếu kém, thậm chí trong thời gian vừa qua đã có không ít tập đoàn, tổng công ty, xí nghiệp làm ăn thua lỗ. Nhưng về cơ bản, nó vẫn nắm giữ các vị trí kinh tế then chốt; kinh tế nhà nước vẫn đang và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, “xương sống” trong nền kinh tế quốc dân.

Mặt khác, cần khẳng định rằng, chúng ta thực hiện đổi mới nhưng kiên trì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội đích thực. Đổi mới để có chủ nghĩa xã hội nhiều hơn chứ không phải quay lại chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường (tự do mù quáng), nhà nước pháp quyền (tư sản) và đa nguyên chính trị đó là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Vì vậy, chúng ta không đi theo hướng đó; nó không phù hợp và không đáp ứng nguyện vọng của cả dân tộc Việt Nam. Chúng ta thực hiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và thực hiện cơ chế dân chủ xã hội chủ nghĩa, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.

Với những cơ sở lý luận và thực tiễn sinh động, đầy thuyết phục nói trên, có thể nhất quán khẳng định lại rằng, chúng ta thực hiện kinh tế đa thành phần nhưng vẫn bảo đảm nhất nguyên về chính trị, giữ vững vai trò và sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn hợp lý, đúng đắn.

(Còn tiếp...)

---

Tài liệu tham khảo

[1]. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 37, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997, tr. 641.

[2]. Trần Phúc Thăng, Vấn đề thể chế chính trị nhất nguyên ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 1/2021, tr. 15.

[3]. Trần Phúc Thăng, Vấn đề thể chế chính trị nhất nguyên ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 1/2021, tr. 17.

PGS.TS Nguyễn Đình Bắc - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp đấu tranh làm thất bại thủ đoạn lợi dụng để chống phá cách mạng

PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH BẮC - HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ, BỘ QUỐC PHÒNG |

Thủ đoạn lợi dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 để chống phá cách mạng nước ta là mối nguy hại thực sự, gây ra nhiều khó khăn và tạo lực cản lớn để Việt Nam tiếp cận và tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng chống phá của các thế lực thù địch

PGS.TS Nguyễn Đình Bắc - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng |

Nhận diện, đấu tranh có hiệu quả với những thủ đoạn lợi dụng Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để chống phá Đảng và Nhà nước của các thế lực thù địch là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Từ 15.4, đưa tin xuyên tạc lên mạng xã hội có thể bị phạt 20 triệu đồng

Văn Thắng - Nhật Huy |

Từ hôm nay 15.4, Nghị định 15/2020/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực, quy định chặt chẽ về việc sử dụng mạng xã hội. Hành vi lợi dụng mạng xã hội đưa tin sai, xuyên tạc... sẽ bị xử phạt từ 10-20 triệu đồng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Giải pháp đấu tranh làm thất bại thủ đoạn lợi dụng để chống phá cách mạng

PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH BẮC - HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ, BỘ QUỐC PHÒNG |

Thủ đoạn lợi dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 để chống phá cách mạng nước ta là mối nguy hại thực sự, gây ra nhiều khó khăn và tạo lực cản lớn để Việt Nam tiếp cận và tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng chống phá của các thế lực thù địch

PGS.TS Nguyễn Đình Bắc - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng |

Nhận diện, đấu tranh có hiệu quả với những thủ đoạn lợi dụng Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để chống phá Đảng và Nhà nước của các thế lực thù địch là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Từ 15.4, đưa tin xuyên tạc lên mạng xã hội có thể bị phạt 20 triệu đồng

Văn Thắng - Nhật Huy |

Từ hôm nay 15.4, Nghị định 15/2020/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực, quy định chặt chẽ về việc sử dụng mạng xã hội. Hành vi lợi dụng mạng xã hội đưa tin sai, xuyên tạc... sẽ bị xử phạt từ 10-20 triệu đồng.