Đóng góp dự thảo văn kiện Đại hội XIII:

Phát triển kinh tế số - chuyển đổi mang tính chiến lược

Minh Bằng |

Tại các văn kiện Đại hội XI, XII, khái niệm kinh tế số chưa được nhắc đến, thay vào đó là khái niệm kinh tế tri thức. Thế nhưng ở các Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII, kinh tế số đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cả mục tiêu lẫn chiến lược. Từ kinh tế tri trức tới kinh tế số là một bước chuyển đổi mang tính rõ ràng, cụ thể hơn, dễ định lượng và dễ thực hiện, phù hợp với xu thế hơn.

Cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số

Tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số đã được định nghĩa “là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới. Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động”.

Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14.1.2020 về Thúc đẩy phát triển công nghệ số Việt Nam đã đưa ra nhận định: Dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, học máy sâu, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật,...), chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới - kinh tế số, xã hội số, Chính phủ điện tử. Đặc biệt, chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng chỉ mới bắt đầu quá trình chuyển đổi số.

Do đó, phát triển các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số - các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - để thúc đẩy đổi mới sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.

Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam” với hàm ý “Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới”. Những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Theo mô hình của một số nước có nền kinh tế phát triển dựa trên các doanh nghiệp công nghệ số, đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thị trường gần 100 triệu người và các bài toán đặc thù của Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính, tài nguyên, môi trường... chính là tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lớn mạnh và vươn ra thế giới. Mặc dù vậy, Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII nhận định “phát triển kinh tế số bước đầu được chú trọng”.

Còn các chuyên gia cũng đưa ra đánh giá: Nhận thức về xu hướng phát triển mới mang tính tất yếu này, về việc cần có chiến lược tiếp cận kinh tế số ở cả cấp độ quản lý nhà nước đến cấp độ doanh nghiệp và của người dân còn chưa cao. Hạ tầng viễn thông, mặc dù là điểm mạnh, nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của kinh tế số. Bảo đảm an toàn, an ninh trong môi trường số cũng là vấn đề quan trọng nếu muốn đưa kinh tế số trở thành một trong những trụ cột chính của nền kinh tế. Còn đối với nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực công nghệ thông tin - nhân tố quan trọng nhất trong cạnh tranh và phát triển kinh tế số, còn ít về số lượng, chưa bảo đảm về chất lượng”.

Kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP năm 2025 và 30% GDP năm 2030

Dù còn một số vấn đề như nêu trên, Việt Nam vẫn luôn được đánh giá có môi trường chính trị, xã hội ổn định, cùng với nền tảng vĩ mô được củng cố vững chắc. Việt Nam cũng được đánh giá là một nền kinh tế năng động với khoảng 700 nghìn doanh nghiệp tư nhân.

Dân số Việt Nam với gần 100 triệu người đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ; tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi, thích sử dụng công nghệ.

Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN với hạ tầng viễn thông - CNTT khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao.

Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2019” nền kinh tế số Việt Nam năm 2019 trị giá 12 tỉ USD (đóng góp 5% GDP quốc gia trong năm 2019), cao gấp 4 lần so với giá trị của năm 2015 và dự đoán chạm mốc 43 tỉ USD vào năm 2025, với các lĩnh vực: thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ.

Nền kinh tế số Việt Nam, cùng Indonesia, đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong khu vực Đông Nam Á, với trung bình 38%/năm so với 33% của cả khu vực tính từ năm 2015. Hà Nội và TPHCM là 2 trong 7 thành phố lớn phát triển nền kinh tế số của khu vực.

Tổng giá trị giao dịch trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 5 tỉ USD trong năm 2019, cao gấp 12,5 lần mức 0,4 tỉ USD của năm 2015 và sẽ tăng tới 23 tỉ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 49%. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe trực tuyến cũng có sự vươn lên mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam.

Dự thảo Báo cáo Chính trị xác định tầm nhìn: “Bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước”.

Theo đó, đến năm 2025 kinh tế số đạt khoảng 20% (GDP). Như vậy nếu GDP Việt Nam năm 2025 đạt khoảng 450 tỉ USD thì kinh tế số phải đạt 90 tỉ USD.

Cụ thể hơn, tại Dự thảo báo cáo tổng kết chiến lược phát triển KTXH trình Đại hội XIII, kinh tế số đạt 30% GDP ngang bằng với đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo tạo thành các mũi nhọn của kinh tế.

Để đáp ứng được mục tiêu này Dự thảo báo cáo tổng kết chiến lược phát triển KTXH trình Đại hội XIII đưa ra nhiều giải pháp để hát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo đó, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để phát triển nền khoa học Việt Nam; Lấy doanh nghiệp làm trung tâm; thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số. Có cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ.

Minh Bằng
TIN LIÊN QUAN

Dịch chuyển phù hợp sang nền tảng kinh tế số

Thế Lâm – Văn Nguyễn |

Để duy trì động lực tăng trưởng và không để đứt gãy nền kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóng tấn công thứ hai của dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp đòi hỏi sự dịch chuyển phù hợp dựa trên các nền tảng kinh tế số và sáng tạo, thích ứng hợp lý với mô hình làm việc online.

Thủ tướng: Tăng cường liên kết vùng, đi đầu trong phát triển kinh tế số

Vương Trần |

Thủ tướng yêu cầu tăng cường điều phối, kết nối và liên kết vùng, kết nối chuỗi giá trị; Đẩy mạnh phát triển mô hình quản lý, mô hình kinh tế hiện đại gắn với chính quyền điện tử và đô thị thông minh, đi đầu trong phát triển kinh tế số và kinh tế ban đêm.

Viettel tích cực đóng góp thúc đẩy kinh tế số khu vực ASEAN

Khương Duy |

Ngày 28.7.2020 đánh dấu 1/4 thế kỷ, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – Khu vực 10 quốc gia với mức tăng trưởng kinh tế năng động nhất thế giới với 6%/năm. Trong đó, Viettel đại diện cho Việt Nam trở thành nhân tố quan trọng góp phần thay đổi hạ tầng viễn thông của 5/10 quốc gia, góp phần thay đổi cơ hội công bằng số trên toàn khu vực.

Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nói về việc trả tự do 4 tiếp viên hàng không

ĐÌNH TRƯỜNG |

Liên quan vụ vận chuyển ma tuý qua đường hàng không, ngày 22.3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không vì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự.

Sở Y tế, Sở TTTT Hà Nội đứng cuối bảng về chỉ số cải cách hành chính 2022

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Năm 2022, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và quận Hoàn Kiếm dẫn đầu thành phố về chỉ số cải cách hành chính 2022. Trong khi đó, 2 đơn vị thấp điểm nhất là Sở Y tế và Sở Thông tin và Truyền thông.

Tổng cục Thuế livestream công bố các điểm mới trong quyết toán thuế TNCN

Thái Mạnh |

Sáng ngày 23.3, Tổng cục Thuế đã tổ chức phát trực tiếp trên trang facebook nhằm giải đáp những thắc mắc liên quan đến quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Đặc biệt, ông Nguyễn Quý Trung - Phó Vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, cá nhân đã công bố những điểm mới trong việc quyết toán thuế năm nay.

Nga xúc tiến siêu thỏa thuận khí đốt thay thế hoàn toàn Nord Stream

Khánh Minh |

Nga và Trung Quốc xúc tiến siêu dự án đường ống dẫn khí Power of Siberia 2 với công suất dự kiến sẽ “thay thế hoàn toàn Nord Stream”.

Dự án bị cắt vốn, di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị ngổn ngang

HƯNG THƠ |

Dự án trùng tu kè bờ hồ di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị bị cắt vốn vì hết thời gian thực hiện. Công trình dang dở, ảnh hưởng đến việc thăm viếng của du khách.

Dịch chuyển phù hợp sang nền tảng kinh tế số

Thế Lâm – Văn Nguyễn |

Để duy trì động lực tăng trưởng và không để đứt gãy nền kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóng tấn công thứ hai của dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp đòi hỏi sự dịch chuyển phù hợp dựa trên các nền tảng kinh tế số và sáng tạo, thích ứng hợp lý với mô hình làm việc online.

Thủ tướng: Tăng cường liên kết vùng, đi đầu trong phát triển kinh tế số

Vương Trần |

Thủ tướng yêu cầu tăng cường điều phối, kết nối và liên kết vùng, kết nối chuỗi giá trị; Đẩy mạnh phát triển mô hình quản lý, mô hình kinh tế hiện đại gắn với chính quyền điện tử và đô thị thông minh, đi đầu trong phát triển kinh tế số và kinh tế ban đêm.

Viettel tích cực đóng góp thúc đẩy kinh tế số khu vực ASEAN

Khương Duy |

Ngày 28.7.2020 đánh dấu 1/4 thế kỷ, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – Khu vực 10 quốc gia với mức tăng trưởng kinh tế năng động nhất thế giới với 6%/năm. Trong đó, Viettel đại diện cho Việt Nam trở thành nhân tố quan trọng góp phần thay đổi hạ tầng viễn thông của 5/10 quốc gia, góp phần thay đổi cơ hội công bằng số trên toàn khu vực.