Phát triển kinh tế phải chăm lo xoá đói giảm nghèo

Phạm Đông |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Về bài viết này, theo PGS-TS Đào Duy Quát - nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), qua các giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đề ra những quan điểm, chủ trương đúng đắn để xử lý mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Kinh tế gắn với xã hội là một xu thế tất yếu

Nhân Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (ngày 23.5.2021), GS-TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Bài viết quan trọng với nhan đề: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.

Trong bài viết của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Điều đó có nghĩa là: Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, PGS-TS Đào Duy Quát - nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng, việc gắn kinh tế với xã hội trong định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là một nguyên tắc vô cùng quan trọng. Nhận thức của Đảng ta về mô hình này là một sự phát triển đột phá trong tư duy lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên phải hiểu đầy đủ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ và đồng bộ theo quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Việc này nhằm mục tiêu đưa nước ta trở thành nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Theo ông Quát, việc gắn kinh tế với xã hội là mục tiêu rất quan trọng. Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thuộc tính quan trọng, gắn kinh tế với xã hội. Trong đó, kinh tế thị trường là thành quả quan trọng của sự phát triển lâu dài trong nền văn minh của toàn thể nhân loại.

Kinh tế thị trường được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng một cách đúng đắn, khách quan, khoa học, sáng tạo, trở thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, qua các giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đề ra những quan điểm, chủ trương đúng đắn để xử lý mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Những tiến bộ và công bằng xã hội luôn là mục tiêu hướng tới của nước ta, có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Còn tăng trưởng kinh tế là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội, theo đó phát triển kinh tế là kết quả tổng hợp của sự tăng trưởng. Chính vì vậy, khi thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và được chứng minh tính đúng đắn trên thực tế khi đã giúp đất nước ta thoát khỏi thời kỳ khó khăn về kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế giới. Từ nước nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với kinh tế thế giới.

Kinh tế và xã hội là bệ đỡ cho nhau phát triển

Ông Đào Duy Quát cho rằng, việc tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước rất quan trọng. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có quan hệ chặt chẽ với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, cũng như đảm bảo quốc phòng và an ninh. Chúng ta không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững nếu trong xã hội không có sự công bằng nhất định.

Chính vì vậy, Việt Nam luôn xác định tính nhất quán trong xây dựng và thực hiện các chính sách phù hợp với từng giai đoạn, giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định xã hội với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không được coi nhẹ lĩnh vực nào.

“Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc, phù hợp với quy luật khách quan. Chúng ta không thể chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đặc biệt càng không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Đây là nguyên tắc có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, thúc đẩy nhau, tạo động lực cùng phát triển. Ở đây mỗi chính sách về kinh tế phải gắn chặt với chính sách về xã hội ở trong từng bước đi, từng giai đoạn” - ông Quát khẳng định.

Ông Quát đưa ra ví dụ, nếu muốn phát triển một khu đô thị, một địa phương nào đó thì khi đưa ra chính sách về kinh tế thì song song với nó cũng phải có chính sách về xã hội như y tế, văn hoá, giáo dục, đời sống. Phải tính toán thật kỹ chính sách an sinh, đảm bảo việc làm cho người lao động. Đồng thời phải chăm lo hệ thống chợ dân sinh, nhà trẻ, y tế, thể dục - thể thao. Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc, bắt buộc phải thực hiện.

Bên cạnh đó, mỗi bước phát triển kinh tế phải chăm lo xoá đói giảm nghèo, tránh việc tăng phân cực giàu nghèo.

Cũng theo ông Quát, chỉ có phát triển kinh tế nhanh và bền vững mới có cơ sở để giải quyết các vấn đề xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh và giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra trong quá trình phát triển, cũng như thực hiện mục tiêu phát triển xã hội, phát triển con người, vì con người. Phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng đòi hỏi phải có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững, có khả năng huy động các nguồn lực vật chất cho việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Mỗi bước phát triển kinh tế đều phải gắn với thực hiện các chính sách xã hội, trực tiếp là phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, lấy phát triển kinh tế là điều kiện, coi tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu hướng tới và đảm bảo đồng bộ trong các chính sách.

Trong bối cảnh hiện nay, ông Quát cho biết, những cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế, đặc biệt là đại dịch COVID-19 trên toàn cầu đã làm nền kinh tế thế giới suy thoái. Cuộc khủng hoảng về kinh tế tác động dữ dội đến hàng loạt khủng hoảng khác như năng lượng, xã hội, tiền tệ. Không những vậy sự bất công, chênh lệch về giàu nghèo trên các nước đều tăng cao.

Do đó, đi đôi với kinh tế phải là xã hội, yếu tố con người. Yếu tố này cần phải gắn chặt với nhau, nó là bản chất để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội với phát triển kinh tế.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Báo cáo kết quả công tác của Tiểu ban Nhân sự, Hội đồng Bầu cử quốc gia

Phạm Đông |

Ngày 17.5, tại Nhà Quốc hội, Tiểu ban Nhân sự của Hội đồng Bầu cử quốc gia tiến hành phiên họp dưới sự chủ trì của ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bầu cử quốc gia, Trưởng Tiểu ban Nhân sự.

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam |

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Báo điện tử Đảng Cộng sản phỏng vấn trực tuyến về bầu cử Quốc hội

Song Minh |

Ngày 14.5, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức cuộc phỏng vấn trực tuyến về bầu cử Quốc hội khoá khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 với chủ đề “Ngày hội của toàn dân”.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Báo cáo kết quả công tác của Tiểu ban Nhân sự, Hội đồng Bầu cử quốc gia

Phạm Đông |

Ngày 17.5, tại Nhà Quốc hội, Tiểu ban Nhân sự của Hội đồng Bầu cử quốc gia tiến hành phiên họp dưới sự chủ trì của ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bầu cử quốc gia, Trưởng Tiểu ban Nhân sự.

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam |

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Báo điện tử Đảng Cộng sản phỏng vấn trực tuyến về bầu cử Quốc hội

Song Minh |

Ngày 14.5, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức cuộc phỏng vấn trực tuyến về bầu cử Quốc hội khoá khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 với chủ đề “Ngày hội của toàn dân”.