Phát triển du lịch: Tăng số nước được miễn thị thực, mở rộng visa điện tử

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu sớm sửa đổi, hoàn thiện chính sách về thủ tục xuất nhập cảnh cho khách quốc tế theo hướng tăng số lượng nước được miễn thị thực và kéo dài thời hạn lưu trú phù hợp với lệ phí hợp lý, mở rộng visa điện tử.

Khách du lịch ngày càng "khó tính"

Ngày 15.3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển”.

Theo Cổng thông tin Chính phủ, phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiêm túc tiếp thu tối đa các ý kiến phát biểu; sớm hoàn thiện, trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về đẩy nhanh phục hồi – tăng tốc phát triển du  lịch hiệu quả, bền vững.

Thủ tướng cho rằng, Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Mức chi tiêu của khách du lịch hằng năm tăng chậm; khách du lịch chủ yếu chi tiêu cho các dịch vụ cơ bản (ăn uống, đi lại, lưu trú). Thủ tục xuất nhập cảnh, lưu trú, y tế... còn bất cập.

Nhu cầu của khách du lịch liên tục thay đổi, đòi hỏi ngày càng cao về cả chất lượng sản phẩm, sự trải nghiệm, tính đa dạng, độc đáo; khách du lịch ngày càng "khó tính" hơn.

Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển du lịch phải đặt trong tổng thể với phát triển KTXH với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn. Cần ưu tiên các nguồn lực, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại với tư duy mới, cách làm sáng tạo, chuyển từ "cung cấp cái mình có" sang "cung cấp dịch vụ và sản phẩm mà khách hàng cần".

Cần phát triển ngành du lịch nhanh, bền vững, từ du lịch "một mùa" sang hấp dẫn khách du lịch quay trở lại nhiều lần, cảm nhận được sự an toàn, lành mạnh, mến khách.

Thủ tướng nêu rõ 3 phương châm:

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển du lịch, bảo đảm phát triển du lịch một cách bài bản, chuyên nghiệp, có quy hoạch và định hướng lâu dài trên cơ sở nghiên cứu và hội nhập sâu rộng với sự phát triển của ngành du lịch ở các nước phát triển trên thế giới.

- Phát triển du lịch một cách toàn diện và sâu rộng nhằm phát huy tối đa nội lực, huy động và sử dụng hiệu quả ngoại lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước xây dựng, xác lập và định vị thương hiệu du lịch Việt Nam.

- Tăng tốc, quyết liệt hành động hơn nữa để tạo ra đột phá trong phát triển du lịch. Coi doanh nghiệp và người dân là chủ thể, khách du lịch là trung tâm, sản phẩm và hạ tầng là nền tảng, dịch vụ tiên tiến, hiện đại là động lực phát triển hoạt động du lịch.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP

Cơ cấu lại thị trường khách du lịch

Về một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục tăng cường đầu tư và huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch. Trong đó, tham mưu, báo cáo đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp đầu tư hoặc cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho hạ tầng du lịch.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, các hộ kinh doanh du lịch tiếp cận các nguồn vốn, gói kích cầu; nâng cao năng lực kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ, phù hợp với nhu cầu và biến động của thị trường du lịch.

Đẩy mạnh chuyển đổi số; hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh ở Việt Nam. Tiếp tục đầu tư, phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu; đa dạng hóa hình thức đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp, thu hút các tập đoàn du lịch lớn trên thế giới  tham gia đào tạo nhân lực du lịch.

Sửa đổi, hoàn thiện chính sách về thủ tục xuất nhập cảnh cho khách quốc tế theo hướng tăng số lượng nước được miễn thị thực và kéo dài thời hạn lưu trú phù hợp với lệ phí hợp lý, mở rộng visa điện tử. Tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước, quốc tế mở các đường bay và trực tiếp kết nối Việt Nam với các thị trường du lịch trọng điểm, tiềm năng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặc biệt chú trọng đến việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch. Tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu du lịch nội địa. Tập trung khai thác có hiệu quả các thị trường nguồn khách quốc tế lớn, chú trọng khai thác các thị trường có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày, đẩy mạnh phát triển và khai thác phân khúc khách theo các sản phẩm chuyên đề mà Việt Nam có thế mạnh.

UBND các tỉnh, thành phố thường xuyên lắng nghe, trao đổi, giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, bền vững, đúng pháp luật.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Sản phẩm du lịch Việt chưa bắt kịp xu thế

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng, các sản phẩm du lịch chưa bắt kịp với xu thế hiện nay của thế giới, chưa phát huy được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá.

Sốt tour du lịch dịp lễ 30.4, nhiều hành trình kín chỗ

Thanh Chân |

TPHCM - Theo các công ty du lịch ở thành phố, lượng khách đặt tour dịp lễ 30.4 - 1.5 khá sôi động với sức mua tăng, nhiều hành trình kín chỗ. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành du lịch, dự báo mùa du lịch hè 2023 nhộn nhịp.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân du lịch đi trước về chậm

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt câu hỏi, các giải pháp đúng và trúng chưa? Tại sao vẫn có tình trạng manh mún trong du lịch?

Đề nghị tước danh hiệu quân nhân 14 người, khai trừ đảng 2 trường hợp

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương xem xét đề nghị thi hành kỷ luật đối với 16 quân nhân vi phạm pháp luật.

Vụ nhái nhãn hiệu bia Sabeco: Phạt cá nhân và pháp nhân vi phạm 3,7 tỉ đồng

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 16.3, Tòa án Nhân dân tỉnh đã tuyên bản án về tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” liên quan đến nhãn hàng "Bia Sài Gòn" của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Qua đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt cá nhân, pháp nhân vi phạm 3,7 tỉ đồng.

Tạm dừng hoạt động tuyến trực thăng Vũng Tàu - Côn Đảo từ 17.3

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 16.3, Công ty Trực thăng Miền Nam đã có thông báo tạm dừng các chuyến bay trực thăng từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại vì xảy ra sự cố kỹ thuật.

Nỗi đau của con voi phải chở khách du lịch suốt 25 năm

Thúy Ngọc |

Voi Pai Lin, 71 tuổi, bị biến dạng cột sống sau 25 năm làm việc trong ngành du lịch tại Thái Lan, với những ngày phải cõng tới 6 khách du lịch một lúc.

Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Thái Bình bị tố cáo nhận hối lộ

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) - bị tố cáo nhận 70 triệu đồng để làm sai lệch kết quả giám định tỉ lệ thương tật của bị hại trong vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại huyện Tiền Hải, năm 2021.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Sản phẩm du lịch Việt chưa bắt kịp xu thế

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng, các sản phẩm du lịch chưa bắt kịp với xu thế hiện nay của thế giới, chưa phát huy được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá.

Sốt tour du lịch dịp lễ 30.4, nhiều hành trình kín chỗ

Thanh Chân |

TPHCM - Theo các công ty du lịch ở thành phố, lượng khách đặt tour dịp lễ 30.4 - 1.5 khá sôi động với sức mua tăng, nhiều hành trình kín chỗ. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành du lịch, dự báo mùa du lịch hè 2023 nhộn nhịp.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân du lịch đi trước về chậm

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt câu hỏi, các giải pháp đúng và trúng chưa? Tại sao vẫn có tình trạng manh mún trong du lịch?