Phát triển đặc khu: Kỳ vọng “đầu tàu” kinh tế, thu hút lao động chất lượng cao

LÊ PHƯƠNG |

Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Dự Luật Đặc khu) nhận được sự quan tâm đặc biệt và thảo luận sôi nổi của các đại biểu (ĐB) tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV. Các địa phương khi trở thành đặc khu cũng thể hiện rõ quyết tâm, trách nhiệm qua công tác chuẩn bị điều kiện hạ tầng, nhân lực… Theo đó, nhiều kỳ vọng lớn lao gửi gắm vào những “đầu tàu” tương lai.

Ưu tiên những nhà đầu tư chất lượng

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, một trong những yếu tố tiên quyết để tạo nên sự thành công của các đặc khu là việc lựa chọn các nhà đầu tư. Vì rất nhiều kỳ vọng lớn đặt vào đặc khu với những điểm nhấn kinh tế xã hội nên đòi hỏi sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cần sự đầu tư trí tuệ để chọn lựa các nhà đầu tư thông minh và có tiềm lực. “Không được vơ bèo vạt tép và cảnh giác với các nhà đầu tư vào đây chỉ để “kiếm chác”. Nếu thành công, đặc khu sẽ là điểm nhấn vĩ đại của đất nước này” - ông Nhưỡng chia sẻ.

Theo ĐB Đỗ Thị Lan - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh - từ năm 2012 sau khi có thông báo kết luận của Bộ Chính trị cho phép Quảng Ninh được nghiên cứu xây dựng đề án về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, tỉnh đã chủ động tìm hiểu tiềm năng, lợi thế của Vân Đồn; đồng thời nghiên cứu học tập kinh nghiệm từ các đặc khu của nhiều nước trên thế giới để xây dựng đề án. Ngay trong quá trình xây dựng đề án, Quảng Ninh đã tổ chức rất nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học để đề án có tính khả thi cao.

Song song đó, Quảng Ninh rất chủ động trong việc thu hút nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng với mục tiêu không chờ nguồn lực từ ngân sách mà tận dụng nguồn lực từ các nhà đầu tư. Đến nay, tỉnh này đã xây dựng được đường cao tốc kết nối Vân Đồn - Hạ Long, Vân Đồn - Hải Phòng và sắp tới là Vân Đồn - Móng Cái... Ngoài ra, hệ thống hạ tầng khác như cảng biển, hạ tầng phụ trợ để chuẩn bị cho các nhà đầu tư vào đầu tư tại Vân Đồn cũng đồng bộ được triển khai.

Đến nay đã có gần 100 nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó, có các tập đoàn kinh tế trong nước, nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư nước ngoài ở các quốc gia phát triển tìm hiểu để có thể đầu tư vào Vân Đồn khi luật chính thức được ban hành.

Tại Khánh Hòa, theo ĐB Lê Xuân Thân - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh - địa phương này đặc biệt quan tâm rà soát cải cách thủ tục hành chính vì xác định nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm về vấn đề này. “Tất cả các nội dung liên quan tới việc đầu tư của doanh nghiệp và của cá nhân tham gia đã được công khai, minh bạch hóa đi đôi với nhanh, gọn” - ông Thân nói.

Theo ĐB Nguyễn Thị Kim Bé, Phú Quốc đặt mục tiêu xây dựng đặc khu là nơi giao lưu trao đổi tài chính với quy mô lớn. Ảnh: PV
Theo ĐB Nguyễn Thị Kim Bé, Phú Quốc đặt mục tiêu xây dựng đặc khu là nơi giao lưu trao đổi tài chính với quy mô lớn. Ảnh: PV

Phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều việc làm cho người lao động

Trao đổi với Lao Động về mục tiêu phát triển kinh tế song hành cùng tạo việc làm và thu hút nhân lực chất lượng cao tại đặc khu, ĐB Đỗ Thị Lan cho rằng, trong quá trình phát triển kinh tế Vân Đồn sẽ giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, nhất là giải quyết việc làm cho người dân. “Trong các ngành nghề ưu tiên phát triển đặc khu Vân Đồn đã tính đến những ngành nghề ưu tiên như y tế, giáo dục đào tạo, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, logistics,… Chúng tôi xác định sẽ thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, đây cũng là điều kiện để giải quyết việc làm, thu hút nguồn nhân lực chất lượng” - bà Lan chia sẻ.

Cũng đặc biệt quan tâm đến giải quyết việc làm cho người lao động, theo ĐB Nguyễn Thị Kim Bé - Phó Trưởng đoàn ĐBQH Kiên Giang - đặc khu Phú Quốc sẽ ưu tiên quy hoạch là vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao với gần 3.000ha. Do đất đai đa phần là sở hữu của người dân nên nếu ngành nghề này được ưu tiên phát triển, người dân sẽ mạnh dạn đầu tư và trực tiếp hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi này. “Chính sách này không phải chỉ nhằm thu hút nhà đầu tư mà còn tạo điều kiện để dân đảo trực tiếp tiếp cận chính sách theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ” - ĐB Bé nói.

Ngoài ra, về lâu dài Phú Quốc đặt mục tiêu xây dựng đặc khu là nơi giao lưu trao đổi tài chính với quy mô lớn. Theo đó, nếu dự luật được thông qua, địa phương sẽ xây dựng trung tâm dịch vụ tài chính ngân hàng tầm quốc tế đáp ứng nhu cầu cho nhà đầu tư và là cơ hội để phát triển kinh tế đất nước.

Còn tại Bắc Vân Phong, theo ĐB Lê Xuân Thân, đặc khu này căn cứ trên các điều kiện sẵn có và đề nghị đặc biệt ưu đãi ngành nghề về công nghệ cao.

“Cho tới giờ Khánh Hòa cùng với các bộ, ngành Trung ương đã chuẩn bị đầy đủ và tất cả các nội dung liên quan đã trình và đang chờ ý kiến. Chúng tôi cũng có văn bản đề nghị nhiều lần nên cho Bắc Vân Phong có ưu đãi ngành nghề về công nghệ cao vì đây cũng là một trong những nội dung rất cần thiết” - ông Thân cho hay.

Trong 100.000 tỉ đồng thu hút đầu tư, ngân sách Trung ương chỉ chiếm 3,6%

Đây là thông tin mà ĐB Đỗ Thị Lan - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh - chia sẻ với Lao Động. Theo bà Lan, khi được giao nhiệm vụ xây dựng đề án về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Quảng Ninh đã chủ động trong việc thu hút nguồn lực, cho đến nay số tiền đầu tư hệ thống hạ tầng và các điều kiện chuẩn bị của Quảng Ninh lên đến gần 100.000 tỉ đồng.
Đây không phải nguồn vốn hoàn toàn của Nhà nước mà có tới hơn 70% nguồn vốn của nhà đầu tư, 20% nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh và nguồn vốn của Trung ương chiếm 3,6%. “Từ cách làm như vậy, chúng tôi tin rằng sẽ có sự gắn kết của các nhà đầu tư chiến lược và có thể sẽ tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư khác ở các nước đầu tư vào Vân Đồn” - bà Lan nói.

LÊ PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.