Phát huy mạnh mẽ trách nhiệm của người làm báo trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

HẢI NGUYỄN - HOÀI ANH |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhìn nhận, những thông tin do báo chí và nhân dân phản ánh đã giúp các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra và xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm.

Vinh danh 54 tác phẩm xuất sắc

Tối 5.11, lễ trao Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023, do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội).

Tại lễ trao giải, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao chứng nhận và tặng hoa cho 54 tác phẩm xuất sắc, bao gồm: 4 Giải A; 10 giải B; 12 giải C; 28 giải khuyến khích.

Ông Lê Quốc Minh - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao giải B cho các tác giả, nhóm tác giả. Ảnh: Hải Nguyễn
Ông Lê Quốc Minh - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao giải B cho các tác giả, nhóm tác giả. Ảnh: Hải Nguyễn

Phát biểu tại lễ trao giải, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, công tác thông tin truyền thông về phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh với nhiều nội dung, biện pháp, giải pháp hết sức phong phú và hiệu quả.

Giải báo chí đã góp phần cổ vũ, tôn vinh, biểu dương và tiếp thêm động lực cho những người làm báo cả nước để kịp thời phát hiện, đấu tranh, lên án những hiện tượng, hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Các
Các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải C. Ảnh: Hải Nguyễn

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, các tác phẩm tham dự giải lần này đã phản ánh sinh động, trung thực, khách quan về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, nhất là công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Nhiều tác phẩm báo chí có nội dung sâu sắc, được thể hiện công phu, sáng tạo, có sức lan tỏa và hiệu ứng cao trong xã hội. Thông tin do báo chí và nhân dân phản ánh đã giúp các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra và xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, đằng sau những tác phẩm báo chí được ban tổ chức vinh danh hôm nay là tinh thần lao động đầy trách nhiệm, là sự dấn thân, là bản lĩnh của các nhà báo với quyết tâm đưa ra ánh sáng và công luận các vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại lễ trao giải. Ảnh: Hải Nguyễn
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại lễ trao giải. Ảnh: Hải Nguyễn

5 giải pháp tăng cường vai trò xung kích của báo chí

Tại lễ trao giải, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhấn mạnh một số nội dung để tăng cường hơn nữa vai trò xung kích tiên phong của báo chí trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Trước hết, phải tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước để báo chí cách mạng Việt Nam hoạt động đúng định hướng, tham gia tích cực có hiệu quả vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, của báo chí và người dân trong đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ của đảng viên và đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Phản ánh và phê phán mạnh mẽ tình trạng đùn đẩy, thoái thác, sợ trách nhiệm, không dám làm trong một bộ phận cán bộ đảng viên.

Thứ hai, phải tăng cường phối hợp và đồng hành giữa MTTQ Việt Nam với các cấp, các ngành, các cơ quan báo chí, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Từng bước xây dựng văn hoá tiết kiệm, văn hoá liêm chính, không tham nhũng lãng phí. Trước hết trong cán bộ đảng viên phải gương mẫu, chú trọng tăng cường sự đồng thuận xã hội, tạo sự gắn bó, khăng khít, bền chặt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ ba, phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm xã hội của đội ngũ những người làm báo trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực. Chú trọng tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đề cao báo chí giải pháp, báo chí kiến tạo để kịp thời đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Thứ tư, các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà báo, của hội viên trong tác nghiệp phòng chống tham nhũng và tiêu cực.

Thứ năm, có cơ chế khen thưởng, khích lệ, động viên, tôn vinh kịp thời, xứng đáng với những cơ quan báo chí, những người làm báo có tinh thần dấn thân, đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác thông tin, tuyên truyền, đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực.

HẢI NGUYỄN - HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Tối nay diễn ra lễ trao giải báo chí về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG - HOÀI ANH |

Tối nay 5.11, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 - 2023.

Quy định mới của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

. |

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định 131 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Quy định 131 của Bộ Chính trị.

Chuyển đổi vị trí công tác với 111.430 người nhằm phòng ngừa tham nhũng

Nhóm phóng viên |

Trong nửa đầu nhiệm kỳ, các cấp, ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác với 111.430 cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng.

Sáng dọn hàng ra, 5h chiều mới có người mua ở chợ từng sầm uất nhất Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Dời địa chỉ, treo bảng sang lô, ngồi bấm điện thoại, người mua thưa thớt… là những gì phóng viên Báo Lao Động ghi nhận được tại Trung tâm thương mại Cái Khế (quận Ninh Kiều) - nơi từng được xem là chợ truyền thống sầm uất bậc nhất ở TP Cần Thơ.

Người giàu thứ 2 Ấn Độ gọi ông Phạm Nhật Vượng là nhà lãnh đạo có tầm nhìn

Thanh Hà |

Ông Phạm Nhật Vượng vừa có cuộc gặp với ông Gautam Adani - tỉ phú giàu thứ hai Ấn Độ, giàu thứ 23 thế giới.

Nghịch lý của mạng xã hội nhìn từ vụ Ngọc Trinh và Đất rừng phương Nam

Mi Lan |

Đề tài xoay quanh hệ lụy của mạng xã hội được tranh luận, bàn thảo trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Trước đó, những tranh cãi, “bắt nạt” trên mạng xã hội từng là đề tài nóng của truyền thông.

18 giờ kinh hoàng trên du thuyền chở 1.000 khách gặp bão dữ giữa biển

Ngọc Vân |

Chuyến đi trong mơ trở thành cơn ác mộng đối với 1.000 hành khách trên du thuyền bị bão tấn công giữa biển, khiến 100 người bị thương.

Công an vào cuộc vụ người dân ồ ạt mang sổ đỏ đi tích hợp VNeID

Khánh Linh |

Sau khi nhận được các cuộc gọi từ số máy lạ, nhiều công dân đã mang sổ đỏ và căn cước công dân đến Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Hà Nội để làm thủ tục khai báo, tích hợp thông tin vào ứng dụng VNelD.

Tối nay diễn ra lễ trao giải báo chí về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG - HOÀI ANH |

Tối nay 5.11, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 - 2023.

Quy định mới của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

. |

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định 131 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Quy định 131 của Bộ Chính trị.

Chuyển đổi vị trí công tác với 111.430 người nhằm phòng ngừa tham nhũng

Nhóm phóng viên |

Trong nửa đầu nhiệm kỳ, các cấp, ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác với 111.430 cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng.