Phân cấp để đẩy nhanh tiến độ 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phạm Đông |

Tiếp tục phiên họp thứ 27, ngày 13.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2023.

Đề xuất cho cấp huyện chủ động quyết định

Thay mặt Chính phủ báo cáo nội dung này, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, tiến độ phân bổ, sử dụng nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 tại cả Trung ương và các cấp tại địa phương còn chậm, phải báo cáo Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn sang năm 2023 (tại Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội), dồn áp lực giải ngân vốn trong năm 2023.

Quá trình thực hiện cũng còn khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách. Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ đề xuất trình Quốc hội quyết định cho phép HĐND cấp tỉnh được quyết định việc phân cấp cho UBND cùng cấp quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, kế hoạch, mô hình phát triển sản xuất trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đề xuất thứ hai là Quốc hội giao chủ trì liên kết, đại diện cộng đồng người dân tự thực hiện việc mua sắm, quyết định hình thức mua sắm; đồng thời, tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có) được chuyển giao cho chủ trì liên kết, cộng đồng người dân quản lý, sử dụng trong suốt vòng đời dự án.

Chính phủ còn đề xuất, về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn đối với các dự án, công trình dự kiến áp dụng cơ chế đặc thù: Cho phép các địa phương phân bổ, giao dự kiến tổng nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công trung thực hiện các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp theo cơ chế đặc thù... Về giao kế hoạch đầu tư vốn hằng năm: Giao danh mục dự án, công trình áp dụng cơ chế đặc thù đảm bảo mức vốn bố trí các dự án này không vượt quá tổng mức vốn trung hạn cho nhóm dự án này đặc thù.

Không nên ràng buộc bằng các quy định về đầu tư công

Phát biểu ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải cho rằng, cần có sự thay đổi trong cách quản lý các Chương trình theo hướng đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, giao vốn cho địa phương chịu trách nhiệm lồng ghép, chú ý cân bằng giữa vốn sự nghiệp với vốn đầu tư. Hiện nay, chúng ta vẫn quản lý các Chương trình theo hướng rất chặt chẽ, dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, “đã là hỗ trợ thì nên thay đổi cách tiếp cận bằng cách giảm thiểu, làm gọn nhẹ các thủ tục, để người dân dễ dàng tiếp cận, không nên siết chặt, quản lý quá chặt chẽ, mà chỉ ràng buộc bằng chất lượng hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia”.

Thống nhất với 5 giải pháp Chính phủ đề xuất, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu quan điểm, bất cứ giải pháp nào có thể khắc phục được tình trạng chậm triển khai các Chương trình, thì cố gắng làm, nhưng cần báo cáo rõ với Quốc hội lý do khách quan, chủ quan.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, khi trình trước Quốc hội, các lý lẽ cần thuyết phục hơn, nếu thực hiện các giải pháp như Chính phủ đề xuất thì sẽ tháo gỡ được vướng mắc ở đâu, đẩy nhanh tiến độ như thế nào. Nếu không thực hiện các giải pháp này thì sẽ vướng mắc ra sao, ảnh hưởng thế nào đến việc triển khai 3 Chương trình.

Lưu ý Chính phủ chưa trình đề xuất thực hiện thí điểm việc phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các chương trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Chính phủ cần nghiên cứu thêm giải pháp này.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ đề xuất phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, kế hoạch, mô hình phát triển sản xuất trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Giải ngân vốn đầu tư kéo dài của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47%

PHẠM ĐÔNG |

Ước đến 31.8.2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022); kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt 41,9% kế hoạch.

Kiểm toán chỉ ra loạt bất cập của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Thuỳ Dung |

Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 13 địa phương trên cả nước. Từ đó, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tổng số tiền hơn 450 tỉ đồng.

Vướng mắc cần tháo gỡ ở chương trình mục tiêu quốc gia

TIẾN NHẤT |

Do một số vướng mắc chưa được tháo gỡ, 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về xây dựng nông thôn mới; xóa đói, giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Quảng Trị gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai.

Xác định trách nhiệm địa phương làm chưa tốt chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, phải xác định được trách nhiệm của đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục cụ thể trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ban hành mức chi tuyên truyền thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

TRÍ MINH |

Ngày 16.8, Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này vừa ban hành Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Chủ đầu tư chung cư Hà Nội Paragon thua lỗ triền miên

NHÓM PV |

Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại VT - chủ đầu tư dự án chung cư Hà Nội Paragon (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đang bị cư dân phản đối về việc tự ý xây dựng hệ thống kiểm soát xe ra vào toà nhà không đúng với thiết kế ban đầu. Trong khi đó, nhìn vào kết quả kinh doanh, doanh nghiệp này thua lỗ triền miên trong những năm qua.

Tin 20h: Cải cách tiền lương năm 2024, ai sẽ được tăng lương hưu?

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 15.10: Những trường hợp được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương năm 2024; Người dân treo xe máy lên nhà đề phòng nước lũ dâng; Đề xuất nghỉ học thứ 7 nhận được nhiều sự quan tâm...

Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ đề xuất phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, kế hoạch, mô hình phát triển sản xuất trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Giải ngân vốn đầu tư kéo dài của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47%

PHẠM ĐÔNG |

Ước đến 31.8.2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022); kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt 41,9% kế hoạch.

Kiểm toán chỉ ra loạt bất cập của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Thuỳ Dung |

Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 13 địa phương trên cả nước. Từ đó, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tổng số tiền hơn 450 tỉ đồng.

Vướng mắc cần tháo gỡ ở chương trình mục tiêu quốc gia

TIẾN NHẤT |

Do một số vướng mắc chưa được tháo gỡ, 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về xây dựng nông thôn mới; xóa đói, giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Quảng Trị gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai.

Xác định trách nhiệm địa phương làm chưa tốt chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, phải xác định được trách nhiệm của đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục cụ thể trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ban hành mức chi tuyên truyền thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

TRÍ MINH |

Ngày 16.8, Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này vừa ban hành Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.