Phải thực sự cải tiến, đổi mới để thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Theo Chinhphu.vn |

Chúng ta không chỉ dừng lại ở những kết quả đã làm được mà cần phải thực sự cải tiến, đổi mới để chất lượng tốt hơn, thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng nói. Cái gì có lợi cho người dân thì chúng ta nên thực hiện, có lợi cho doanh nghiệp, giảm chi phí thì chúng ta nên quan tâm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến “3 trong 1”: Sơ kết 3 tháng vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia; công bố tích hợp thêm trên 15 dịch vụ công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; khai trương Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

Hội nghị diễn ra chiều nay (13.3), với sự tham dự của khoảng 1.700 đại biểu tại các điểm cầu truyền hình trên toàn quốc.

Chỉ sau 3 tháng đưa vào vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống đã kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với 14 bộ và 63 địa phương (đã có gần 79.000 tài khoản đăng ký; hơn 23 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin và thực hiện dịch vụ; hơn 2,9 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Hiện nay, đã thực hiện tích hợp để nộp phí, lệ phí dịch vụ hành chính công tại An Giang; nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe gắn máy tại Hà Nội, TPHCM; nộp phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ tại 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Bình Thuận); thực hiện nộp thuế cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế môn bài trực tuyến trên toàn quốc.

Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ dù trong giai đoạn thử nghiệm đã triển khai tích hợp 19 chế độ báo cáo của 10 bộ, cơ quan; bước đầu cung cấp một số thông tin liên quan đến KT-XH hằng ngày, hằng tháng, quý và năm.

Phát biểu tại Hội nghị, biểu dương nỗ lực của Văn phòng Chính phủ và một số bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện này, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước, tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân, doanh nghiệp, góp phần phòng chống tham nhũng nhờ hạn chế tiếp xúc, giao dịch trực tiếp giữa cán bộ công chức và người làm thủ tục. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, việc không tiếp xúc với tiền bạc, giấy tờ, không gặp mặt trực tiếp góp phần phòng chống dịch bệnh.

Cán bộ công an thực hiện quy trình nộp phạt trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tại Hội nghị trước sự chứng kiến của Thủ tướng và các đại biểu - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Cán bộ công an thực hiện quy trình nộp phạt trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tại Hội nghị trước sự chứng kiến của Thủ tướng và các đại biểu - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cái gì có lợi cho người dân thì chúng ta nên thực hiện, có lợi cho doanh nghiệp, giảm chi phí thì chúng ta nên quan tâm, Thủ tướng nói và biểu dương một số bộ, ngành gồm Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công an, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ngân hàng Vietcombank, Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính phủ, TPHCM, Hà Nội, Tây Ninh, An Giang, Khánh Hòa, Yên Bái... và Tổng cục Thuế, Hải quan, Cảnh sát giao thông đã có nhiều nỗ lực để có được những kết quả hôm nay.

Tuy nhiên, Thủ tướng nêu ra một số vấn đề như “người ta lấy hồ sơ, giấy tờ bị phạt ở đâu hay có bảo đảm bí mật đời tư khi mà đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia hay không?”. Các vấn đề này cần tính toán chặt chẽ, cần tiếp tục đổi mới, cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục, nâng cao chất lượng phục vụ.

Chúng ta không chỉ dừng lại ở những kết quả đã làm được, mà cần phải thực sự cải tiến, đổi mới để chất lượng tốt hơn, thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng nói.

Cần tập trung rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp. Theo đó, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Tiếp nhận, giải quyết đúng tiến độ, chất lượng đối với các dịch vụ công đã tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đồng thời, thường xuyên cải tiến, đổi mới quy trình, thủ tục để nâng cao chất lượng phục vụ.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Với các dịch vụ mới tổ chức thí điểm tại một số tỉnh, thành phố như nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; kê khai và thu phí, lệ phí trước bạ ô tô, xe máy; kê khai và thu thuế doanh nghiệp,… Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Công an, Tài chính, Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp với Văn phòng Chính phủ để hoàn thiện và triển khai toàn quốc trước ngày 30.6.2020.

Bộ Thông tin và Truyền thông sớm triển khai hệ thống giám sát về Chính phủ điện tử để thu thập, đo lường mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến đối với từng địa phương, từng ngành. Phải có được số liệu cụ thể thì mới biết được nơi nào làm tốt, nơi nào làm chưa tốt, mức độ hiệu quả ra sao của dịch vụ này.

Tiếp tục chuẩn hóa thông tin, dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, mã hồ sơ trên hệ thống một cửa điện tử bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận, thực hiện, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chưa hoàn thành kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia khẩn trương triển khai các giải pháp kỹ thuật để bảo đảm hoàn thành kết nối ngay trong tháng 3.2020.

Đẩy mạnh thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, tiền phạt xử lý vi phạm hành chính và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, góp phần thực hiện thành công giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phối hợp tổ chức triển khai các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, tích hợp, cung cấp dịch vụ nộp bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Bảo đảm sự ổn định, thông suốt của hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia; phát triển hạ tầng thông tin đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, phải bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng. Văn phòng Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống, không để xảy ra lộ lọt thông tin, dữ liệu.

Bày tỏ vui mừng được xem trình diễn ra mắt Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ với nhiều cấu phần quan trọng phục vụ trực tiếp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành xây dựng hệ thống thông tin báo cáo của bộ, ngành, địa phương; thực hiện tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ để sớm hình thành Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan trong hệ thống hành chính, nhất là việc tích hợp các chỉ tiêu KT-XH được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 24.2.2020.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ cần được cập nhật đầy đủ, thể hiện qua thông tin dữ liệu, đồ thị, hình ảnh minh họa, phải rất trực quan, sinh động, thể hiện những vấn đề kinh tế-xã hội “nóng” cần Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo.

Cho rằng dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nếu không kiên quyết chỉ đạo ngăn ngừa nguồn lây nhiễm thì dịch sẽ lây lan cấp số nhân, cấp lũy thừa, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm 4 Chỉ thị của Thủ tướng và chỉ đạo của Ban Bí thư để ngăn chặn dịch thành công. Không ai được lơ là công việc này.

Theo Chinhphu.vn
TIN LIÊN QUAN

Nộp phạt vi phạm giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia chỉ 3 phút

Theo TTXVN |

Theo Thiếu tướng Lê Xuân Đức, qui trình nộp phạt vi phạm giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia đối với người thông thạo chỉ mất 3 phút, còn thông thường mất khoảng 10 phút.

Quý 2 cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên thông đăng ký khai sinh, BHYT

Ái Vân |

Ngày 27.2, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về thực hiện một số nhiệm vụ vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

62/63 tỉnh, thành phố đồng bộ hồ sơ trên Cổng Dịch vụ Công quốc gia

Ái Vân |

Đến nay đã có 10/22 Bộ, ngành; 62/63 tỉnh thực hiện đồng bộ hồ sơ, kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Nộp phạt vi phạm giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia chỉ 3 phút

Theo TTXVN |

Theo Thiếu tướng Lê Xuân Đức, qui trình nộp phạt vi phạm giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia đối với người thông thạo chỉ mất 3 phút, còn thông thường mất khoảng 10 phút.

Quý 2 cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên thông đăng ký khai sinh, BHYT

Ái Vân |

Ngày 27.2, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về thực hiện một số nhiệm vụ vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

62/63 tỉnh, thành phố đồng bộ hồ sơ trên Cổng Dịch vụ Công quốc gia

Ái Vân |

Đến nay đã có 10/22 Bộ, ngành; 62/63 tỉnh thực hiện đồng bộ hồ sơ, kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia.