Phải thoát tư duy mùa vụ và tư duy thương vụ trong nông nghiệp

Lê Minh Hoan |

Ngày 26.2, Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo vùng ĐBSCL năm 2019 tại TP Cao Lãnh. Tại đây, ông Lê Minh Hoan - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - có bài phát biểu gây chú ý. Nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình với cách nhìn nhận và đề xuất này. LDO xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lục Tùng
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lục Tùng

Hôm nay chúng ta đang bàn về chủ đề đó là tiêu thụ lúa đông xuân ĐBSCL. Nóng vì giá lúa tuy có tăng nhẹ, nhưng vẫn rất thấp. Nóng vì doanh nghiệp (DN) vừa khó khăn đầu ra, vừa không có đủ hạn mức tín dụng để thu mua lúa cho nông dân (ND).

Theo tôi được biết, Thủ tướng Chính phủ vừa có những chỉ đạo các bộ, ngành liên quan gấp rút hành động để xử lý một tình huống “chẳng đặng đừng”, đó là giải cứu lúa gạo, giải cứu ND. Điều là cần thiết để cứu nông dân, nhưng về lâu dài, tôi đề nghị chúng ta thoát khỏi “tư duy mùa vụ và thương vụ” để kiến tạo một chiến lược dài hạn hơn cho một ngành hàng liên quan đến sinh kế của hàng chục triệu người ĐBSCL.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan. Ảnh: Lục Tùng
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan. Ảnh: Lục Tùng

Đến nay, tôi vẫn bị ám ảnh bởi tài liệu của Ngân hàng thế giới về  “Toàn cảnh nông nghiệp Việt Nam - giảm chi phí, tăng chất lượng”. Như vậy, nông sản Việt, trong đó có ngành hàng lúa gạo, để không tiếp tục bị giải cứu, để nông dân không còn ngồi trên đống lửa, cần một chương trình hành động cụ thể, đồng bộ, liên tục, kiên trì để thoát khỏi lời nguyền “chi phí cao, chất lượng kém”.

Để vượt qua lời nguyền đó, không thể tiếp tục sản xuất cá thể, mạnh ai nấy làm, mà phải cùng hợp tác với nhau một cách tự nguyện. Điều đó cho thấy HTX là giải pháp duy nhất trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy còn những rào cản về thể chế, nhưng Đồng Tháp đã, đang và sẽ kiên trì hướng đến mục tiêu đó trên nền các hơn 60 Hội quán nông dân - tiền đề để  phát triển HTX.

Bài phát biểu của ông Lê Minh Hoan làm nhiều đại biểu dự hội nghị thích thú  lắng nghe. Ảnh: Lục Tùng
Bài phát biểu của ông Lê Minh Hoan làm nhiều đại biểu dự hội nghị thích thú lắng nghe. Ảnh: Lục Tùng

Triết lý của HTX là lợi thế dựa trên quy mô. Quy mô HTX càng lớn, thành viên HTX càng nhiều, sẽ giúp giảm giá thành do lợi thế mua chung, tăng khả năng thích ứng với thị  trường và năng lực đàm phán nhờ  bán chung. Sản xuất chung một quy trình sẽ giúp tăng chất lượng nông sản.

HTX không chỉ dừng lại là liên kết tiêu thụ  nông sản cho các thành viên, mà phải tổ chức các hoạt động phân loại, bảo quản, sơ chế, chế biến trong một hay nhiều công đoạn nào đó của chuỗi ngành hàng.

Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày gạo và sản phẩm chế biến từ gạo của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lục Tùng
Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày gạo và sản phẩm chế biến từ gạo của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lục Tùng

HTX không chỉ  hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, mà còn tổ chức các dịch vụ phi nông nghiệp, vừa mang lại nguồn thu cho HTX, vừa hỗ trợ  nâng cao phúc lợi xã hội cho thành viên HTX và người dân nông thôn.

Như vậy, nông dân vừa thu về được lợi nhuận từ sản xuất và chuỗi giá trị gia tăng, đồng thời và quan trọng hơn, là lợi ích nhận được từ giảm được chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng nông sản.

Sản phẩm chế biến từ gạo của Đồng Tháp trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Lục Tùng
Sản phẩm chế biến từ gạo của Đồng Tháp trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Lục Tùng

HTX là mắt xích quan trọng trong chuỗi ngành hàng. HTX là giải pháp duy nhất để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, làm chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp.

Do đó, một lần nữa tôi đề nghị cần tách HTX nông nghiệp thành một Nghị  định riêng, tiến dần đến ban hành Luật về HTX nông nghiệp. Và chúng ta không nên đặt mục tiêu huy động tăng trưởng của khu vực kinh tế hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vào GDP của nền kinh tế ít nhất trong 5-10 năm tới.

Nhìn với góc độ khác, HTX có vai trò quan trọng trong hình thành chuỗi giá trị như định hướng của nhiều doanh nghiệp và đềề xuất của nhiều chuyên gia tâm huyết với ngành hàng lúa gạo.

Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL mở ra tầm nhìn chiến lược cho ngành nông nghiệp. Trong đó có ngành hàng lúa gạo. Giảm diện tích trồng lúa là chủ trương hoàn toàn phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và xu thế của thị trường. Nhưng cần cụ thể hoá chủ trương này thành kế hoạch và các chính sách hỗ trợ cần thiết.

Chúng ta không để chuyển rủi ro từ ngành hàng lúa gạo sang rủi ro ngành hàng nông sản khác. Tuy nhiên, tất cả lại đang trông chờ vào bản quy hoạch tích hợp. Con đường xây dựng thương hiệu hạt gạo Việt, theo nhiều chuyên gia, phải mất nhiều năm và đang phụ  thuộc vào một chiến lược được định hình từ quy hoạch ngành hàng lúa gạo trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên nước.

Một chiến lược dài hạn không thể thực thi khi tư duy mùa vụ của nông dân và tư duy thương vụ của doanh nghiệp còn tồn tại. Thương hiệu hạt gạo không thể xây dựng trên nền tảng niềm tin giữa người nông dân và doanh nghiệp phập phù qua từng vụ mùa như trong thời gian qua. Tư duy “cả hai cùng thắng” phải chi phối cách nghĩ của cả doanh nghiệp và người nông dân.

Thu mua lúa trong dân. Ảnh: Lục Tùng
Thu mua lúa trong dân. Ảnh: Lục Tùng

Chuỗi ngành hàng phải được hình thành dựa trên niềm tin của từng đối tác trong chuỗi đó. Niềm tin chỉ có được khi thông tin thị trường đầy đủ, minh bạch, không bị méo mó vì những lý do lợi ích cục bộ. Vai trò “dẫn dắt thị trường” của doanh nghiệp là điều kiện cần và điều kiện đủ là người sản xuất phải được chia sẻ đầy đủ thông tin đó.

Tuy còn nhiều trắc trở, nhưng chúng ta cần biến thách thức thành thời cơ để tái cơ cấu lại ngành hàng lúa gạo cho một vùng trọng điểm với hơn 10 triệu nông dân trồng lúa.

Nhân dịp này, tôi đề nghị các doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo, nhất là 2 đơn vị chủ lực là Vinafood 1 và Vinafood 2 cùng ngồi lại với các địa phương có diện tích sản xuất lúa trọng điểm để cùng hoạch định tầm nhìn chiến lược dài hạn. Tôi đọc được đâu đó, các doanh nghiệp cần đặt lợi ích quốc gia, lợi ích của người dân lên trên lợi nhuận của doanh nghiệp. Tôi hy vọng điều đó sẽ được các doanh nghiệp ngồi ở đây cùng chia sẻ triết lý sâu xa này.

Dẫu biết rằng thị trường luôn không bằng phẳng, dẫu biết rằng doanh nghiệp cũng kinh doanh vì lợi nhuận, nhưng hơn mười triệu nông dân trồng lúa ĐBSCL mong sao bớt đi sự phập phù, thắc thỏm qua từng mùa vụ.

Lê Minh Hoan
TIN LIÊN QUAN

Tìm lối thoát cho thực trạng lúa gạo ĐBSCL rớt giá, khó bán

Lục Tùng |

Ngày 26.2, Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo vùng ĐBSCL năm 2019 sẽ khai mạc trong nỗ lực tìm giải pháp gỡ khó cho người nông dân khi lúa gạo liên tục rớt giá, khó bán.

Thủ tướng yêu cầu mua sớm 200.000 tấn gạo dự trữ

Theo chinhphu.vn |

Chiều 19.2, làm việc với một số bộ, ngành về tình hình giá gạo giảm so với cùng kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có một số chỉ đạo để bảo đảm quyền lợi cho người nông dân, “theo nguyên tắc thị trường, chứ không phải phi thị trường”.

Chiều nay, Chính phủ họp về vấn đề lúa gạo xuống giá

Theo Chinhphu.vn |

Đầu giờ chiều nay (19.2), Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì cuộc họp xử lý tình hình lúa gạo xuống giá ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tìm lối thoát cho thực trạng lúa gạo ĐBSCL rớt giá, khó bán

Lục Tùng |

Ngày 26.2, Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo vùng ĐBSCL năm 2019 sẽ khai mạc trong nỗ lực tìm giải pháp gỡ khó cho người nông dân khi lúa gạo liên tục rớt giá, khó bán.

Thủ tướng yêu cầu mua sớm 200.000 tấn gạo dự trữ

Theo chinhphu.vn |

Chiều 19.2, làm việc với một số bộ, ngành về tình hình giá gạo giảm so với cùng kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có một số chỉ đạo để bảo đảm quyền lợi cho người nông dân, “theo nguyên tắc thị trường, chứ không phải phi thị trường”.

Chiều nay, Chính phủ họp về vấn đề lúa gạo xuống giá

Theo Chinhphu.vn |

Đầu giờ chiều nay (19.2), Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì cuộc họp xử lý tình hình lúa gạo xuống giá ở Đồng bằng sông Cửu Long.