Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi):

Phải tăng cường chất lượng lao động

C.Nguyên – T.Vương – Đ.Chung |

Hôm qua (17.6), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự Luật Người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Đa số các đại biểu đều nhất trí cao với Dự luật sửa đổi lần này. Tham gia thảo luận, một số đại biểu cho rằng, chất lượng của các doanh nghiệp đưa lao động sang nước ngoài hiện nay chưa cao nên từ đó phải nâng cao tính chuyên nghiệp. Cần phải tăng cường chất lượng lao động hơn số lượng, chất lượng nguồn đi, chất lượng nguồn về…

Không để chảy máu chất xám

Thảo luận tại hội trường về nội dung này, Đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Đoàn Tiền Giang) cho rằng, trước hết cần thống nhất quan điểm một NLĐ ở Việt Nam đi lao động ở nước ngoài phải tăng cường chất lượng hơn số lượng. Thứ hai nhiều quốc gia có dân số già họ cần lao động, thậm chí họ có chính sách ưu đãi cho NLĐ nhập cư. Vậy đối sách của ta trong trường hợp này ra sao để không bị coi rào cản. Ngược lại, theo ông Sơn nếu chúng ta không quy định chặt chẽ thì sẽ bị chảy máu chất xám.

Cho ý kiến về dự án luật, đại biểu Tô Thị Bích Châu (Đoàn TPHCM) bày tỏ sự đồng tình với việc cần thiết phải ban hành luật, cũng như báo cáo thẩm tra của các ủy ban của Quốc hội. Đặc biệt, vị đại biểu này cũng bày tỏ sự đồng tình với việc bổ sung đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Điều 5 và Điều 43.

Theo nữ đại biểu TPHCM, tình hình thực tế cho thấy rất cần mở rộng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, không chỉ quy định hẹp như hiện nay là chỉ cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được thực hiện chức năng này.

“Đây là nhu cầu thực tiễn, là phương thức tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lực lượng lao động, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và phân cấp mạnh cho địa phương”, bà Châu đề nghị.

Liên quan tới một số ý kiến cho rằng, tổ chức sự nghiệp có thể đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, tổ chức sự nghiệp không có chức năng sản xuất kinh doanh. Trong khi đó đây là loại hình kinh doanh có điều kiện. Theo ông Nhưỡng nhấn mạnh, đây là vấn đề mang tính chất kinh doanh có tính chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp đưa đi cũng phải có tính chuyên nghiệp. Chính vì vậy trong dự thảo cũng đã đặt ra một số điều kiện. “Trong lúc này chúng ta tập trung vào giải quyết vấn đề chất lượng lao động, chất lượng nguồn đi và chất lượng nguồn về; chất lượng của vấn đề việc làm và chất lượng vấn đề an sinh. Chứ không phải chỉ tập trung vào vấn đề số lượng. Vì vậy theo quan điểm của tôi, nếu các đơn vị sự nghiệp ký kết được các thoả thuận quốc tế về vấn đề này thì chuyển cho cơ quan quản lý để các cơ quan quản lý có cơ chế giao cho doanh nghiệp hoặc đấu thầu để đưa đi”, ông Nhưỡng nói.

Đồng quan điểm trên, đại biểu Lưu Văn Đức (Đoàn Đắk Lắk) cho rằng, trước đây NLĐ đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là lao động phổ thông thì nay phải cơ cấu, thay đổi lại theo hướng lao động trình độ cao. Để làm được vấn đề thì cơ quan nhà nước, tổ chức đơn vị đưa người lao động nước ngoài và cả người lao động cần thay đổi về tư duy, nhận thức và cách làm.

Còn tình trạng thuê môi giới bất hợp pháp

Bên cạnh đó, đại biểu Đinh Công Sỹ (Đoàn Sơn La) kiến nghị đánh giá hiệu quả chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ và triển vọng phát triển trong tương lai để đưa nội dung này quy định trong riêng một điều khoản trong luật.

Cuối giờ chiều, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung đã tiếp thu, giải trình và làm rõ thêm một số ý kiến các đại biểu nêu.

Ông Dung cho biết, sau 12 năm thực hiện, Luật đưa người Việt Nam đi lao động tại nước ngoài (Luật số 72) đã từng bước đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả rất thiết thực trong lĩnh vực này. Hàng năm có khoảng hơn 100 nghìn NLĐ đi làm việc tại nước ngoài theo hình thức hợp đồng. Hiện nay, cả nước có khoảng 580 nghìn người Việt Nam đang lao động tại nước ngoài. Chúng ta đang tham gia vào thị trường 43 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau.

Theo ông Dung, vừa qua chúng ta có nhiều vấn đề khó khăn chúng ta cần tháo gỡ, đặc biệt là thị trường lao động. Một số hạn chế mà chúng ta lưu ý đó là tình trạng lao động bỏ trốn, lao động bất hợp pháp. Ông cho rằng, còn một số hiện tượng khó khăn, thách thức, tồn tại trong lĩnh vực này. Tình trạng thuê môi giới bất hợp pháp. Tình trạng trốn ở lại, vi phạm hợp đồng. Đặc biệt với huyện nghèo, chúng ta rất quan tâm nhưng số đưa đi không nhiều. Trước tình hình đó, vừa qua Bộ và các địa phương cũng chấn chỉnh rất nhiều vấn đề này. Các cơ quan đã xử phạt 118 doanh nghiệp khác nhau.

Ông cho biết, tình trạng vi phạm ở các địa phương vừa qua có những tiến bộ nhưng còn một số nhức nhối. Đặc biệt là tình trạng cò mồi, tranh giành… Về các hình thức người VN đi lao động tại nước ngoài, ở đây một phần của điều chỉnh. Luật hiện hành quy định 4 hình thức. Đó là lao động đi thông qua doanh nghiệp mà được cấp giấy phép của Bộ LĐTBXH. Thứ hai là đi qua doanh nghiệp người VN trúng thầu, nhận công trình ở nước ngoài. Thứ ba là đi theo DN và cá nhân, tổ chức đầu tư ra nước ngoài…

Cũng theo ông Dung, cách đây khoảng 2 năm xuất hiện hình thức giữa các địa phương ở VN với địa phương ở nước khác hợp tác ngắn hạn với nhau sang đó lao động hết thời vụ trở về. Đây là hình thức thứ 5, gọi là lao động ngắn hạn. Vì vậy, UBND tỉnh ký kết theo điều ước, hợp tác về lao động thì phải có cơ quan giúp cho UBND tỉnh. Đây chính là đơn vị sự nghiệp. Hay nói cách khác, đơn vị sự nghiệp này chính là trung tâm lao động trực thuộc UBND tỉnh hoặc trung tâm lao động trực thuộc Sở LĐTBXH. Đơn vị này không phải là pháp nhân mới. Đơn vị này chỉ giúp cho UBND thực hiện quản lý nhà nước và đưa người lao động sang. Nó tương đương như đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, ngành mà chúng ta đã cho phép ở Luật 72.

C.Nguyên – T.Vương – Đ.Chung
TIN LIÊN QUAN

Xử nghiêm việc lợi dụng đưa lao động ra nước ngoài để trục lợi

T.Vương - C.Nguyên - Đ.Chung |

Ngày 10.6, Quốc hội  thảo luận về dự án Luật Người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). ĐBQH Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho rằng, cần phải bổ sung việc giảm chi phí cho NLĐ. Đồng thời, cần phải tránh được tình trạng NLĐ bị lừa đảo, bơ vơ khi ra nước ngoài.

Không để người lao động bị bơ vơ khi ra nước ngoài

C.NGUYÊN - T.VƯƠNG - Đ.CHUNG |

Tham gia thảo luận tổ về Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, cần phải bổ sung việc giảm chi phí cho người lao động (NLĐ); đồng thời, cần phải tránh được tình trạng NLĐ bị lừa đảo, bơ vơ khi ra nước ngoài.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Xử nghiêm việc lợi dụng đưa lao động ra nước ngoài để trục lợi

T.Vương - C.Nguyên - Đ.Chung |

Ngày 10.6, Quốc hội  thảo luận về dự án Luật Người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). ĐBQH Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho rằng, cần phải bổ sung việc giảm chi phí cho NLĐ. Đồng thời, cần phải tránh được tình trạng NLĐ bị lừa đảo, bơ vơ khi ra nước ngoài.

Không để người lao động bị bơ vơ khi ra nước ngoài

C.NGUYÊN - T.VƯƠNG - Đ.CHUNG |

Tham gia thảo luận tổ về Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, cần phải bổ sung việc giảm chi phí cho người lao động (NLĐ); đồng thời, cần phải tránh được tình trạng NLĐ bị lừa đảo, bơ vơ khi ra nước ngoài.