Nỗ lực sớm đưa lương khu vực công ngang bằng khu vực sản xuất

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Theo các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia, việc tích lũy được 500.000 tỉ đồng đáp ứng đủ nhu cầu nguồn lực cải cách tiền lương lên tới 499.000 tỉ đồng trong những năm tới đây là nỗ lực rất lớn của Đảng và Chính phủ, tiến tới đưa lương khu vực công ngang bằng với mức lương ở khu vực sản xuất.

Theo đề xuất của Chính phủ, lộ trình cải cách tiền lương sẽ được thực hiện từ 1.7.2024. Chính phủ sẽ triển khai đồng bộ các nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Với chính sách tiền lương mới này, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499 nghìn tỉ đồng. Trong đó, chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỉ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỉ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỉ đồng.

Nội dung này đã được Hội nghị Trung ương 8 thảo luận và giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh báo cáo trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 (dự kiến khai mạc vào 23.10) xem xét, quyết định.

Đáp ứng mong mỏi của hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức

Trao đổi với phóng viên Lao Động, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Văn Hoà đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ để có thể thực hiện cải cách tiền lương, tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức từ 1.7.2024. Đây cũng đang là mong mỏi của hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước.

ĐBQH Phạm Văn Hoà. Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà. Ảnh: Quốc hội

“Đặc biệt, số tiền 500.000 tỉ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong các năm 2024, 2025 và 2026 là số tiền ngân sách tích luỹ, tiết kiệm được những năm qua, trong bối cảnh vừa phải phòng chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh COVID-19. Đây là nỗ lực rất lớn bởi chúng ta tăng lương từ nguồn tích lũy, tiết kiếm chứ không phải do tăng nguồn thu thuế”, vị ĐBQH nói.

Cũng theo ông Phạm Văn Hoà, một điều chắc chắn là mức lương cải cách từ tháng 7.2024 sẽ cao hơn mức lương hiện đang hưởng. Và đặc biệt là cứ mỗi năm, mức lương này tăng thêm 5-7%.

Đồng quan điểm, GS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Ngân hàng cho biết, chúng ta đã qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương (vào các năm 1960, 1985, 1993 và 2003). Song hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều cán bộ, công chức, viên chức có năng lực chuyển việc từ khu vực công sang khu vực tư do vấn đề tiền lương.

Chính vì vậy, việc cải cách tiền lương lần này sẽ tạo động lực để họ có hứng thú làm việc, thúc đẩy tăng năng suất lao động, gắn bó với khu vực Nhà nước.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: Anh Huy
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: Anh Huy

"Khi đã có mức lương đủ để đảm bảo duy trì cuộc sống, lo cho vợ con và gia đình thì hiện tượng tham nhũng, tiêu cực cũng sẽ giảm đi. Đây là một ý nghĩa quan trọng của việc cải cách chính sách tiền lương", GS.TS Đinh Trọng Thịnh nói thêm.

TS Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, cải cách tiền lương vào ngày 1.7.2024 là thời điểm phù hợp, chín muồi vì chúng ta đã lùi thời gian cải cách ít nhất hai lần kể từ năm 2020. Điều quan trọng là trước đó, chúng ta đã thực hiện được một bước giảm nhẹ biên chế, sắp xếp tổ chức, chuẩn bị nguồn lực.

a
TS Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội. Ảnh: Quốc hội

Đáng chú ý, công tác cải cách chính sách tiền lương sẽ được thực hiện theo nguyên tắc mức lương mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng. Với nguyên tắc này, dự kiến sau năm 2024, mỗi năm mức lương sẽ tăng 5-7% để tiến tới trong thời gian ngắn, lương khu vực công ngang bằng với mức lương ở khu vực sản xuất.

Cải cách tiền lương vẫn đối diện nhiều thách thức

Liên quan đến chính sách cải cách tiền lương, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, lần điều chỉnh này sẽ mang tính chất cải cách. "Không chỉ là điều chỉnh lương, không chỉ là tăng lương, tăng thu nhập, theo Nghị quyết 27/2018, cải cách tiền lương gắn với nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, 2 nội dung điều chỉnh tiền lương gắn với vị trí việc làm kỉ luật, kỉ cương công vụ nên cần rà soát sắp xếp cán bộ, công chức để bảo đảm yêu cầu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu liên quan vấn đề cải cách tiền lương. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu liên quan vấn đề cải cách tiền lương. Ảnh: Quốc hội

"Những người thiếu tinh thần trách nhiệm, làm việc cầm chừng, đùn đẩy né tránh phải có biện pháp xử lý. Thậm chí người yếu năng lực cần được đưa ra khỏi bộ máy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ.

Tuy nhiên, theo TS Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, trong bối cảnh hiện nay, việc cải cách tiền lương vẫn đứng trước nhiều thách thức: biên chế vẫn nhiều, tổ chức sắp xếp chưa tinh gọn, vẫn còn nhiều đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nước phải nuôi, chứ chưa chuyển được sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm; rồi đầu tư công để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.

“Quá trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương phải đồng bộ với quá trình cải cách thủ tục hành chính và phải tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Quan trọng nhất là áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, kinh tế số, để giảm tối đa lao động thủ công, mà vẫn tăng năng suất lao động”, TS Bùi Sỹ Lợi nói.

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Các đối tượng bị bãi bỏ phụ cấp đảng, đoàn thể chính trị - xã hội khi cải cách tiền lương

Quế Chi |

Khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW, có những đối tượng sẽ bị bãi bỏ phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội.

Lương cơ bản của công chức khi cải cách tiền lương

Quế Chi |

Một trong những điểm chính khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng chế độ tiền lương mới, theo đó mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Chính phủ trình cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới từ 1.7.2024

Vương Trần |

Thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị và Quốc hội, Chính phủ sẽ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW kể từ 1.7.2024.

TPHCM đề xuất 7 nhóm giải pháp ngăn công chức, viên chức nghỉ việc

MINH QUÂN |

TPHCM – Tăng thu nhập, tạo cơ hội thăng tiến, tạo động lực làm việc, giảm áp lực công việc, hỗ trợ nhà ở, cải thiện môi trường công sở, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng - 7 nhóm giải pháp TPHCM đề xuất nhằm kéo giảm tỉ lệ công chức, viên chức nghỉ việc.

Công nhân "ngậm ngùi" gửi con về quê vì khó tìm chỗ học cho con

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay ở các khu công nghiệp và khu chế xuất, nhu cầu được gửi con ở các trường mầm non công là nhu cầu vô cùng cấp thiết. Nhiều gia đình công nhân phải gửi con về quê vì trường mầm non công lập kín chỗ, tư thục thì học phí cao.

Đà Nẵng cảnh báo nguy cơ sạt lở ở huyện Hòa Vang, núi Sơn Trà

THÙY TRANG |

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung bộ đưa ra cảnh báo 10 điểm tại huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu và quận Sơn Trà, Đà Nẵng sẽ có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn.

Làm rõ thủ đoạn quân xanh quân đỏ trong vụ án AIC

Đoàn Hưng |

Chiều ngày 23.10, phiên tòa xét xử vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị có liên quan tiếp tục làm rõ hành vi "quân xanh", "quân đỏ" vi phạm quy định đấu thầu tại Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh.

Đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip

Nhóm PV |

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao (như chip, bán dẫn); tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip điện tử đến năm 2025 và 2030 là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.

Các đối tượng bị bãi bỏ phụ cấp đảng, đoàn thể chính trị - xã hội khi cải cách tiền lương

Quế Chi |

Khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW, có những đối tượng sẽ bị bãi bỏ phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội.

Lương cơ bản của công chức khi cải cách tiền lương

Quế Chi |

Một trong những điểm chính khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng chế độ tiền lương mới, theo đó mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Chính phủ trình cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới từ 1.7.2024

Vương Trần |

Thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị và Quốc hội, Chính phủ sẽ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW kể từ 1.7.2024.