Triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng:

Niêm yết danh sách công khai để nhân dân giám sát

Lê Hoa - Phạm Đông |

Chiều 27.4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai và giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Nhiều địa phương gặp vướng mắc

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 42 thì người dân thành phố thì rất mong muốn triển khai ngay. Hà Nội đã giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã thống kê các đối tượng theo Nghị quyết 42 của Chính phủ để khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì có thể triển khai ngay. Đồng thời giao cho Sở Tài chính chuẩn bị nguồn tiền, nguồn tài chính để đáp ứng ngay yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ theo Nghị quyết 42 và tuân thủ theo quy trình hướng dẫn và Quyết định 15 đã nêu.

Đến thời điểm hiện nay, Hà Nội đã sơ bộ thống kê được 1.477.000 đối tượng và dự kiến kinh phí là 3.520 tỉ đồng. Tuy nhiên theo ông Quý, trong quá trình triển khai một số nội dung còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết như cần xác định người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo thỏa thuận thì có được hưởng chính sách theo Nghị quyết 42 hay không. Ngoài ra, đối với các trường hợp tạm thời nghỉ việc do dịch, tạm dừng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cũng cần được xem xét có giải quyết hỗ trợ người lao động hay không…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long cho biết: “Nghệ An xác định là một tỉnh có đối tượng chính sách lớn, người lao động bị ảnh hưởng nhiều. Do đó, sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Dự kiến 3 nhóm đối tượng là người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo có thể hoàn thành việc chi trả trước 30.4. Các đối tượng còn lại thì tỉnh sẽ thực hiện phương châm kịp thời, đúng đối tượng, không trùng lặp, không vụ lợi.

Theo đó, tỉnh Nghệ An có nhóm đối tượng lớn, đối tượng người có công, đối tượng bảo trợ, người cận nghèo, người lao động tạm nghỉ không hưởng lương, lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đã xác định sơ bộ gần 700 nghìn người. Dự kiến kinh phí hỗ trợ sơ bộ khoảng 750 tỉ đồng.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đắk Nông Huỳnh Ngọc Anh thông tin: “Trong thời gian qua, tại địa phương Công ty sổ số kiến thiết Đắk Nông đã hoàn thành hỗ trợ 300 nghìn đồng/người bán vé số lưu động. Mặc dù theo Quyết định 15, việc chi trả cho người bán lẻ vé số không dùng ngân sách nhà nước nhưng trong quy định nhóm đối tượng lao động tự do thì người này được hỗ trợ 1 triệu đồng/người. Do đó, khi Công ty sổ số kiến thiết Đắk Nông không đủ kinh phí đáp ứng nên cần được hỗ trợ thêm”.

Ngoài ra, ông Huỳnh Ngọc Anh cũng cho biết, với các hộ kinh doanh giảm sâu thu nhập nhưng lại đăng kí thuế ở tỉnh khác thì việc xác định rất khó khăn. Hơn nữa, với những người lao động tự do có hộ khẩu nơi khác thì việc xác định dưới mức chuẩn nghèo cũng gây nhiều khó khăn cho địa phương.

Không để xảy ra tiêu cực gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng

Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, Nghị quyết 42 và Quyết định 15 quy định rất rõ nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, thủ tục, quy trình triển khai của gói an sinh xã hội. Việc ban hành Nghị quyết 42 và gói hỗ trợ 62.000 tỉ nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 là quyết định chưa có tiền lệ. Gói hỗ trợ đã đang thu hút quan tâm, kỳ vọng của đông đảo nhân dân trên cả nước. Đến nay, về cơ sở pháp lý, các địa phương hoàn toàn đủ căn cứ để triển khai. Ngay sau hội nghị, các bộ liên quan sẽ tiếp tục hướng dẫn bằng thông tư, văn bản hướng dẫn trong phạm vi thẩm quyền được phân công. Các địa phương cần bám sát nguyên tắc cơ bản, tập trung chỉ hỗ trợ người lao động, người dân bị giảm sâu thu nhập, do ảnh hưởng COVID-19.

Ông Dung cho biết, việc hỗ trợ phải đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng chính sách và sẽ xử lý nghiêm minh tất cả những vi phạm. Bên cạnh đó, không để chính sách đưa ra chậm trễ, lòng vòng. Hiện nay người dân đang khao khát, mong chờ và cần phải hỗ trợ ngay. Việc này không phải trách nhiệm mà là mệnh lệnh từ trái tim của mỗi người. Về việc thực hiện, trong tháng 4 triển khai khai ngay các hộ nghèo, cận nghèo, người có công, bảo trợ xã hội. Khuyến khích TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội trước 30.4 giải ngân hỗ trợ lao động tự do càng nhanh càng tốt, đây là đối tượng khó khăn nhất hiện nay.

Về phía Bộ, ông Dung cho biết sẽ lập đường dây nóng, trang điện tử, một nhóm giải đáp những thắc mắc, chính sách nhanh.

“Làm sao quá trình triển khai không để một số doanh nghiệp tranh thủ thời cơ tìm cách ngừng hợp đồng, làm khó cho người lao động. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng thì gói hỗ trợ này rất quan trọng. Tôi mong muốn đừng để “dê nhầm nhà, gà đi lạc”, đừng để ai phải xử lý về Đảng, chính quyền. Không để xảy ra tiêu cực khi triển khai gói an sinh, nếu ai động đến gói hỗ trợ này sẽ là nỗi nhục suốt đời...” - ông Dung nhấn mạnh.

Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, đến nay dịch bệnh COVID-19 cơ bản kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ của người dân và duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Việc thực hiện Nghị quyết 42, Quyết định 15 của Chính phủ để chính sách hỗ trợ kịp thời đến đúng đối tượng thì Mặt trận tổ quốc, ngành Lao động Thương binh và xã hội, các ngành có liên quan phải phối hợp chặt chẽ, tuyên truyền rộng rãi, phân công cụ thể, hướng dẫn rõ ràng triển khai bài bản, kết quả công khai.

Để gói 62.000 tỉ đồng được triển khai kịp thời, không xảy ra tiêu cực thì cần làm chính xác đối tượng được thụ hưởng chính sách, danh sách tổng hợp phải rõ ràng từ tên tuổi, địa chỉ đến mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ. Công khai mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ qua phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết danh sách những nơi thuận lợi để nhân dân theo dõi, giám sát.

Lê Hoa - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: "Không để dê nhầm nhà, gà đi lạc"

ANH THƯ-PHẠM ĐÔNG |

Liên quan đến việc triển khai và giám sát thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định không để chính sách đi lòng vòng và đừng để "dê nhầm nhà, gà đi lạc".

Triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: "Làm đúng làm sai dân đều biết"

Hoa Lê - Phạm Đông |

Để gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng được triển khai kịp thời, không xảy ra tiêu cực, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị phát huy tính dân chủ, để người dân giám sát việc thực hiện.

Các địa phương nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng

Nhóm Phóng viên |

Theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, các địa phương đang vào cuộc triển khai các công việc cần thiết để nhanh chóng hỗ trợ cho các nhóm được thụ hưởng. Đặc biệt, lao động tự do gồm: Người bán hàng rong, thu gom rác, bốc vác, xe ôm, bán vé số… sẽ được nhận tiền hỗ trợ sau 12 ngày.

Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: Khó khăn trong rà soát nhóm lao động tự do

lê hoa |

Mặc dù vẫn trong thời gian chờ các bộ, ngành có văn bản thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ người dân khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, song Hà Nội đã chủ động thực hiện rà soát các nhóm đối tượng thụ hưởng. Hiện, tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn thủ đô đã sử dụng 7 mẫu biểu đến từng nhà dân rà soát nhóm đối tượng được hỗ trợ.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Loạt cửa hàng ăn uống tại TPHCM phục vụ xuyên Tết

NGỌC LÊ |

TPHCM - Thời điểm này, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ tại TPHCM đã bắt đầu nghỉ bán. Tuy nhiên, một số quán cà phê, quán kinh doanh đồ ăn thức uống ở thành phố vẫn mở bán xuyên Tết để phục vụ khách du xuân.

Nghệ An: Nhất chi mai ế ẩm, chủ vườn lo âm vốn

Quỳnh Trang |

Nhất chi mai là một loài mai thuộc top “thập đại danh hoa” nổi tiếng đẹp bậc nhất. Tính đến thời điểm hiện tại (29 tết) thị trường hoa Tết ở Nghệ An loài hoa này chưa đủ cạnh tranh với các loài hoa khác nên rất ít người quan tâm.

Chuyên gia thời trang tiết lộ bí quyết phối áo dài cực đẹp mặc vào dịp Tết

Minh Hà - Linh Trang |

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều bạn trẻ lựa chọn trang phục áo dài để chào đón năm mới. Diện áo dài phù hợp sẽ giúp các bạn trẻ trở nên tự tin và thu hút hơn.

Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: "Không để dê nhầm nhà, gà đi lạc"

ANH THƯ-PHẠM ĐÔNG |

Liên quan đến việc triển khai và giám sát thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định không để chính sách đi lòng vòng và đừng để "dê nhầm nhà, gà đi lạc".

Triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: "Làm đúng làm sai dân đều biết"

Hoa Lê - Phạm Đông |

Để gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng được triển khai kịp thời, không xảy ra tiêu cực, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị phát huy tính dân chủ, để người dân giám sát việc thực hiện.

Các địa phương nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng

Nhóm Phóng viên |

Theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, các địa phương đang vào cuộc triển khai các công việc cần thiết để nhanh chóng hỗ trợ cho các nhóm được thụ hưởng. Đặc biệt, lao động tự do gồm: Người bán hàng rong, thu gom rác, bốc vác, xe ôm, bán vé số… sẽ được nhận tiền hỗ trợ sau 12 ngày.

Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: Khó khăn trong rà soát nhóm lao động tự do

lê hoa |

Mặc dù vẫn trong thời gian chờ các bộ, ngành có văn bản thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ người dân khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, song Hà Nội đã chủ động thực hiện rà soát các nhóm đối tượng thụ hưởng. Hiện, tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn thủ đô đã sử dụng 7 mẫu biểu đến từng nhà dân rà soát nhóm đối tượng được hỗ trợ.