Nhức nhối căn bệnh đầu tư dàn trải, lãng phí

NHÓM P.V |

Dù đánh giá cao những nỗ lực trong thực hiện cân đối thu - chi ngân sách nhà nước, đa số ĐBQH đều bày tỏ băn khoăn, lo lắng tình trạng đầu tư công còn dàn trải, lãng phí. Coi đó như một căn bệnh kinh niên, các ĐB đã thẳng thắn “bắt bệnh” và “bốc thuốc” tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 29.10.

Bệnh đầu tư dàn trải còn nhiều

Phát biểu tại nghị trường, nhiều ĐB thống nhất, trong giai đoạn 2016 đến nay, Chính phủ đã có nhiều hành động quyết liệt trong cân đối ngân sách, mạnh mẽ trong việc giải quyết tình trạng xin - cho ngân sách, lập dự án đầu tư tràn lan. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) khẳng định: “Những cố gắng của Chính phủ và các bộ, ngành là đáng ghi nhận”.

Tuy nhiên, rất nhiều ĐB bày tỏ băn khoăn, lo lắng trước tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí trong phân bổ, sử dụng vốn ngân sách vẫn còn nhiều. Những bài học nhức nhối về đầu tư công vẫn đang diễn ra hằng ngày, mới đây nhất là dự án cao tốc hơn 34.000 tỉ Quảng Ngãi - Đà Nẵng hay đề xuất dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc Vũ Kịch Thủ Thiêm…

ĐB Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) nêu thực trạng có rất nhiều dự án được lập dự toán, được quy hoạch nhưng cuối cùng, khi thực hiện gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu vốn, không thể bố trí được nguồn hoặc giải ngân chậm gây tăng vốn, thất thoát.

Trong khi đó, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) băn khoăn: “Như chúng ta đã biết, tổng mức đầu tư cho giai đoạn 2016-2020 là 2 triệu tỉ đồng. Tuy nhiên, tương đương với số vốn này là số lượng dự án không nhỏ 9.620 dự án. Nay ở các địa phương, số lượng dự án dở dang là rất lớn. Đó là nỗi trăn trở của nhiều địa phương”.

Nhiều đại biểu cùng quan điểm khi cho rằng, chẳng có nước nào như nước ta, có phương pháp phân bổ mỗi tỉnh, thành phố có một dự án.

Còn ĐB Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) thẳng thắn cho rằng, chính việc chậm giải ngân do thủ tục, quy trình phức tạp đã ảnh hưởng đến nhiều công trình, dự án lớn khiến đội vốn, lãng phí.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương phát biểu ý kiến: “Xử lý nghiêm các dự án đầu tư công bị thất thoát”. Ảnh: TTXVN
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương phát biểu ý kiến: “Xử lý nghiêm các dự án đầu tư công bị thất thoát”. Ảnh: TTXVN

Hiến kế nhiều giải pháp

Theo nhiều ĐB, Chính phủ cần phải căn cứ vào nguồn thu, nếu có nguồn thu, cân đối được vốn mới giao dự án, tránh tình trạng dự án cứ lập ra nhưng không thể thực hiện được vì không bố trí được nguồn, không thực hiện được hoặc thực hiện dang dở, gây thất thoát, lãng phí.

Các ĐB cho rằng, cần cương quyết thay đổi phân bổ nguồn lực theo trật tự ưu tiên được quy định ở các văn bản pháp luật; chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch vì một quy hoạch kém sẽ cho ra đời những dự án dàn trải, kém hiệu quả. Nhiều ĐB hiến kế dứt khoát phải xem xét tính hiệu quả của dự án mới quyết định bố trí vốn. Cần có những dự án mang tính vùng, liên vùng để phát huy giá trị.

Không thể coi ngân sách như cái bánh chia đều, các ĐB cho rằng cần thực hiện nghiêm nguyên tắc, Nhà nước chỉ đầu tư vào lĩnh vực, ngành mà các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư, không thể đầu tư hay không được phép đầu tư.

Tư vấn một “liều thuốc” mạnh hơn, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị điều tra, xử lý nghiêm các dự án đầu tư công bị thất thoát. Có như vậy mới làm gương cho các dự án khác. Cùng quan điểm trên, trả lời Báo Lao Động bên hành lang QH, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, đúng là tình trạng đầu tư công dàn trải gây thất thoát, lãng phí là câu chuyện dài, đã bàn nhiều và có thể còn phải bàn nhiều nữa.

ĐB Dương Trung Quốc cho rằng cái gốc của vấn đề là thực hiện chưa nghiêm kỷ luật trong đầu tư công. Nêu câu chuyện cụ thể về dự án hơn 34.000 tỉ Quảng Ngãi - Đà Nẵng, ông Dương Trung Quốc cho rằng, dứt khoát các cơ quan có trách nhiệm phải điều tra, làm rõ những sai phạm của dự án này và phải xử lý trách nhiệm cụ thể đối với những người liên quan, và nhất thiết, người phụ trách ngành phải chịu trách nhiệm.

Theo ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp), một trong những nguyên nhân quan trọng, đã được nhận diện từ lâu là việc coi ngân sách là tiền chùa nên tha hồ phung phí. Từ nhận định trên, nhiều đại biểu thống nhất quan điểm đề nghị Chính phủ quyết liệt hơn trong chỉ đạo điều hành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiên quyết chống lãng phí, thực hiện khoán chi đi liền với thanh tra, giám sát chặt chẽ.

Trong đánh giá thẩm tra, Ủy ban TCNS Quốc hội cũng đã đề nghị Chính phủ rà soát, cơ cấu lại một số khoản chi bảo đảm hợp lý, cắt, giảm những nhiệm vụ chi không cần thiết, không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền, xe công; giảm mạnh chi cho khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội.

Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng: Đâu cũng cần, nhưng cái bánh ngân sách có vậy thôi...”. Ảnh: QH
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng: Đâu cũng cần, nhưng cái bánh ngân sách có vậy thôi...”. Ảnh: QH

Bộ trưởng Bộ KHĐT: Chiếc bánh ngân sách có thế thôi...

Báo cáo giải trình tại nghị trường một số vấn đề liên quan, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng xác nhận, trước khi thực hiện Luật Đầu tư công đã để lại hệ quả rất lớn, đó là phân tán, dàn trải, quyết định đầu tư các dự án hết sức tuỳ tiện. Quyết định đầu tư nhưng không biết có tiền hay không, có bao nhiêu, cứ quyết định đầu tư sau đó mới tạo áp lực đi xin vốn, không xin được vốn thì xin ứng trước, rồi kéo dài, rồi nợ đọng…

Cũng theo Bộ trưởng, từ khi thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công, ý thức chấp hành tốt hơn, trước đây không cần biết vốn ở đâu, cứ đi xin, lập dự án rồi tính tiền sau, rồi xin - cho. Bây giờ không có thể tuỳ tiện nữa. Trước kia lập kế hoạch đầu tư hằng năm nên có tình trạng ăn đong, xin - cho nay làm kế hoạch 5 năm cộng với hằng năm để tổ chức hiệu quả nhất, làm dự án nào thực hiện rốt ráo dự án đó.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đồng tình với ý kiến phát biểu của đa số đại biểu khi cho rằng, nguồn lực, nhu cầu đầu tư phát triển đất nước lớn nhưng khả năng ngân sách có hạn. “Đâu cũng cần, nhưng cái bánh ngân sách có vậy thôi, do đó không thể đáp ứng được” - Bộ trưởng nói.

Về việc giao vốn chậm, nhiều lần, Bộ trưởng lý giải do QH mới giao 2 năm, lần đầu tiên thực hiện Luật Đầu tư công, phải thực hiện thêm các thủ tục nên càng khó hơn. Vì quy định đủ thủ tục nên bộ này chờ bộ kia, nếu chưa đủ thì Chính phủ không thể duyệt. Như Bộ GTVT được giao nhiều dự án, nhiều tiền nhưng không thể tiêu vì vướng thủ tục.

Bộ trưởng GTVT giải trình về dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông và sân bay Long Thành. Đây là 2 dự án đã được Quốc hội bố trí ngân sách. Đến thời điểm này đã phê duyệt 5 dự án và đang trình Chính phủ 5 dự án khác, dự kiến đầu tháng 11.2018 sẽ phê duyệt. Riêng cầu Mỹ Thuận 2 là dự án lớn và lập dự án lâu thì cũng sẽ được phê duyệt trong năm nay” - ông Nguyễn Văn Thể cho biết thêm, theo kế hoạch của Bộ, tháng 9.2019 mới hoàn thành được phê duyệt thiết kế tổng thể thi công và dự toán. Rồi sau đó tập trung cho thi công vào năm 2020 và 2021.

Về sân bay quốc tế Long Thành, hiện nay, 25 thành viên của Hội đồng thẩm định quốc gia đã thống nhất ý kiến và hồ sơ đã trình Chính phủ. Có lẽ đầu tháng 11.2018 Chính phủ sẽ phê duyệt dự án. Theo dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 7.2019 sẽ hoàn thiện đánh giá tác động môi trường, tháng 10.2019 sẽ cố gắng báo cáo Quốc hội. Nếu tháng 11 này, Chính phủ phê duyệt giải phóng mặt bằng sẽ bố trí 23.000 tỉ chi giải phóng mặt bằng.

NHÓM P.V
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội: Phải chống được thất thoát trong đầu tư công

Xuân Hùng - Cao Nguyên |

Ngày 26.10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. 

Nhà hát Thủ Thiêm, cao tốc 34.000 tỉ và căn bệnh đầu tư công

Xuân Hùng |

“Câu chuyện xây dựng nhà hát nhạc hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch ở Thủ Thiêm và những vấn đề chất lượng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hiện nay là những bài học rất rõ ràng về kỷ luật quản lý đầu tư công” - TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương trả lời phỏng vấn Báo Lao Động ngày 17.10.

Chủ tịch Quốc hội: Vốn ít, không đủ cân đối thì đâu phải do Luật đầu tư công

Thành Hải |

Sáng 20.9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội: Phải chống được thất thoát trong đầu tư công

Xuân Hùng - Cao Nguyên |

Ngày 26.10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. 

Nhà hát Thủ Thiêm, cao tốc 34.000 tỉ và căn bệnh đầu tư công

Xuân Hùng |

“Câu chuyện xây dựng nhà hát nhạc hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch ở Thủ Thiêm và những vấn đề chất lượng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hiện nay là những bài học rất rõ ràng về kỷ luật quản lý đầu tư công” - TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương trả lời phỏng vấn Báo Lao Động ngày 17.10.

Chủ tịch Quốc hội: Vốn ít, không đủ cân đối thì đâu phải do Luật đầu tư công

Thành Hải |

Sáng 20.9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công.