Nhớ lần cùng Báo Lao Động tổ chức “Diễn đàn đê bao, bờ bao”

TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam |

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày xuất bản số đầu tiên của Báo Lao Động, xin ghi lại kỷ niệm cùng phối hợp tổ chức "Diễn đàn đê bao, bờ bao ở ĐBSCL".

Báo Lao Động, đã trở thành một thương hiệu có uy tín trong làng báo cách mạng Việt Nam. Cách đây 16 năm (năm 2006), trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh một số ý kiến đánh giá những mặt ích lợi cũng như tồn tại của đê bao, bờ bao ở Ðồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Sau đó, Báo Lao Động tổ chức diễn đàn “Tìm hướng phát triển bền vững cho vựa lúa của ĐBSCL” (Diễn đàn đê bao) liên quan đến đê bao, bờ bao.

TS Tô Văn Trường, cây bút gắn bó với Báo Lao Động trong vai trò tư vấn, nhà báo... Ảnh: NVCC
TS Tô Văn Trường, cây bút gắn bó với Báo Lao Động trong vai trò tư vấn, nhà báo... Ảnh: NVCC

Với quan điểm rõ ràng, cách tổ chức tạo niềm tin... diễn đàn thu hút được sự quan tâm, tham gia của nhiều giới, từ các nhà khoa học, nhà quản lý, đến sinh viên và người dân, trong đó có tôi. Tôi nhớ, hồi ấy, sau khi phối hợp cùng nhà báo Lục Tùng đặt bài các nhà khoa học chuyên ngành thủy lợi, thủy văn và các nhà quản lý có kinh nghiệm “sống chung với lũ”, Báo Lao Động đã tổ chức loạt bài báo tranh luận, phản biện một cách khoa học, thực tiễn... nhằm làm rõ câu chuyện đê bao, bờ bao vùng ĐBSCL. Theo đó, diễn đàn đã mang đến cho người đọc bức tranh khá toàn diện, đầy đủ về vai trò và sự cần thiết mang tính tất yếu của bờ bao, đê bao.

Bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt như sự tổng kết diễn đàn đê bao, bờ bao trên Báo Lao Động. Ảnh: LT
Bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt như sự tổng kết "Diễn đàn đê bao" trên Báo Lao Động. Ảnh: LT

Trong đó khẳng định, nước là tài nguyên mang tính sống còn của con người nơi đây. Bên cạnh 3 nguồn cung cấp là nước nước mưa, nước ngầm và nước mặn từ biển, thì nước mặt sông Mekong chiếm vai trò rất quan trọng nhất. Bên cạnh những lợi ích, nguồn nước sông Mekong từ thượng nguồn vào mùa lũ cũng mang theo những ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân... Và trong cuộc đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên, người dân vùng  ĐBSCL đã sản sinh ra nhiều sáng kiến. Trong đó, có mô hình bờ bao được tỉnh An Giang thực hiện vào năm 1978 bảo vệ thành công lúa Hè thu ở huyện Phú Tân.

TS Tô Văn Trường. Ảnh: NVCC
TS Tô Văn Trường. Ảnh: NVCC

Từ thực tiễn đó, được sự quan tâm của Nhà nước, Bộ Thuỷ lợi cùng các ban ngành đã nghiên cứu để xây dựng hệ thống bờ bao ở ĐBSCL. Tại diễn đàn, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh đến sự độc đáo của đê bao ĐBSCL: Chỉ kiểm soát lũ bảo vệ sản xuất, chứ không chống lũ triệt để. Sau khi thu hoạch nông nghiệp xong, cho lũ chính vụ tràn đồng để đón phù sa, vệ sinh đồng ruộng, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và các sản phẩm khác liên quan đến lũ.

Hệ thống đê bao có các cống, tràn thoát lũ để chủ động điều tiết nước. Chính nhờ có hệ thống đê bao, bờ bao mà cuộc sống của người dân được an toàn hơn, sản xuất chủ động, ngành nghề đa dạng phát triển, hệ thống đê liên hoàn với đường giao thông.

Bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: LT
Bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: LT

Các bài viết tham gia diễn đàn đã đi đến tận cùng sự thật là vậy, nhưng sau đó Báo Lao Động tiếp tục cử nhà báo Lục Tùng lặn lội về Vĩnh Long gặp nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt để phỏng vấn như sự đúc kết đầy trách nhiệm với bạn đọc... Trong bài phỏng vấn đó, ông Kiệt đã phân tích và lý giải một cách khoa học, thực tiễn sự ra đời và tồn tại của đê bao, bờ bao ở ĐBSCL. Do nằm ở cuối nguồn sông Mekong nên tuy là vựa lúa, nguồn thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước, nhưng nơi đây chịu mọi tác động từ nguồn nước ở thượng lưu. Đặc biệt nguyên Thủ tướng đã khẳng định: "Không ai khác mà chính Việt Nam phải tự cứu mình bằng cách chủ động tích cực trong các hoạt động và nâng tầm vị thế của Ủy hội sông Mekong trên mọi phương diện".

Bài phỏng vấn mang tính tổng kết diễn đàn đê bao, bờ bao trên Báo Lao Động sau đó được chọn đăng trong “Tổng quan báo giới năm 2006” của Hội Nhà báo Việt Nam. Ảnh: LT
Bài phỏng vấn mang tính tổng kết diễn đàn đê bao, bờ bao trên Báo Lao Động sau đó được chọn đăng trong “Tổng quan báo giới năm 2006” của Hội Nhà báo Việt Nam. Ảnh: LT

Chính từ những chỉ đạo sáng suốt đó đã soi đường cho các nhà quản lý, các nhà khoa học xây dựng tầm nhìn mới cho ĐBSCL thích ứng với thiên tai: “Quản lý thiên tai một cách khôn ngoan, sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả vì một ĐBSCL kinh tế ổn định, thịnh vượng, môi trường đa dạng và bền vững”.

Có thể nói bài viết tổng hợp, khách quan và thực tế nói trên của ông Võ Văn Kiệt đã giúp cho diễn đàn của Báo Lao Động kết thúc tốt đẹp.

Nhân đây xin có mấy lời chúc mừng Báo Lao Động nhân dịp sinh nhật lần thứ 93:

Tờ báo đầu tiên của Đảng ta

Lao Động giờ đây đã chín ba

Ngần ấy năm trời không ngơi nghỉ

Góp công xây dựng nước non nhà.

TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
TIN LIÊN QUAN

Tôi vô cùng xúc động vì nhận được sự giúp đỡ của Báo Lao Động

Việt Lâm |

Thời điểm năm 2018, bố qua đời ở quê nhà, mẹ thì bị tử vong bên Saudi Arabia, nhưng sau hơn 1 năm vẫn không được nhận thi hài của mẹ - không người thân, một mình anh Đinh Văn Chính (SN 1991, xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An) lê bước “gõ cửa” các cơ quan chức năng, công ty đưa mẹ anh sang Saudi Arabia để đề nghị mang thi hài người thân về nước. Nhưng, nguyện vọng của anh Chính không được đáp ứng. Trong khi đang tuyệt vọng, anh Chính đã tìm đến Báo Lao Động.

Báo Lao Động giúp người lao động vững vàng hơn trong cuộc sống

Thành Nhân |

Cần Thơ - Nhiều trường hợp người lao động bị xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng được Báo Lao Động vào cuộc, lên tiếng, cơ quan chức năng giải quyết. Qua đó, giúp người lao động vững vàng hơn trong cuộc sống...

Tòa soạn trong rừng, người làm báo vật lộn với sốt rét để xuất bản

Báo Lao Động |

Hơn 200 số Báo Lao Động được phát hành trong 9 năm kháng chiến (1947-1954) đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng và chính quyền, trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc, bảo vệ nhà nước Xã hội chủ nghĩa, tạo nên truyền thống vẻ vang của tờ báo của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tôi vô cùng xúc động vì nhận được sự giúp đỡ của Báo Lao Động

Việt Lâm |

Thời điểm năm 2018, bố qua đời ở quê nhà, mẹ thì bị tử vong bên Saudi Arabia, nhưng sau hơn 1 năm vẫn không được nhận thi hài của mẹ - không người thân, một mình anh Đinh Văn Chính (SN 1991, xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An) lê bước “gõ cửa” các cơ quan chức năng, công ty đưa mẹ anh sang Saudi Arabia để đề nghị mang thi hài người thân về nước. Nhưng, nguyện vọng của anh Chính không được đáp ứng. Trong khi đang tuyệt vọng, anh Chính đã tìm đến Báo Lao Động.

Báo Lao Động giúp người lao động vững vàng hơn trong cuộc sống

Thành Nhân |

Cần Thơ - Nhiều trường hợp người lao động bị xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng được Báo Lao Động vào cuộc, lên tiếng, cơ quan chức năng giải quyết. Qua đó, giúp người lao động vững vàng hơn trong cuộc sống...

Tòa soạn trong rừng, người làm báo vật lộn với sốt rét để xuất bản

Báo Lao Động |

Hơn 200 số Báo Lao Động được phát hành trong 9 năm kháng chiến (1947-1954) đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng và chính quyền, trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc, bảo vệ nhà nước Xã hội chủ nghĩa, tạo nên truyền thống vẻ vang của tờ báo của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.