Nhiều bài học từ việc huy động các nguồn lực xã hội phòng, chống COVID-19

THEO QUOCHOI.VN |

Theo kế hoạch, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo kết quả giám sát và thông qua Nghị quyết về chuyên đề giám sát “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”. Qua công tác xem xét báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và trực tiếp giám sát ở cơ sở, thành viên Đoàn giám sát đề nghị ghi nhận xứng đáng đóng góp của nhân dân trong công tác phòng, chống dịch và đánh giá kỹ việc huy động nguồn lực xã hội.

Nguồn lực nhân dân tham gia phòng, chống dịch COVID-19 không thể “cân, đo, đong, đếm”

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 bên cạnh nguồn lực ngân sách Nhà nước, có sự đóng góp quan trong của nguồn lực nhân dân.

Đóng góp của nhân dân trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 vô cùng lớn, không thể “cân, đo, đong, đếm”. Đây còn là tình nghĩa đồng bào, là ý thức trách nhiệm, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần được ghi nhận, biểu dương, tôn vinh trong báo cáo của Đoàn giám sát đọc trước Quốc hội, trước quốc dân, đồng bào.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, thời gian qua, Việt Nam đã làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 thông qua việc huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp và người Việt Nam ở nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, đây là bài học có thể rút ra sau dịch bệnh, trở thành kinh nghiệm xử lý những tình huống tiếp theo. Đặc biệt, nguồn lực xã hội đóng góp vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 không thể quy nạp bằng số tiền cụ thể, mà đây là ý nghĩa chính trị, là tình đồng bào, tình đồng chí.

"Trong thời điểm dịch bệnh, chúng tôi được nhận gần 3 tấn cá đông lạnh, lúc bấy giờ ai cho gì là lấy hết, cho gì cũng lấy - đây là nguồn lực rất quan trọng. Bởi vì cách ly tập trung, tổ COVID cộng đồng trực 24/24 ăn bằng gì nên phải có người nấu cơm, nhưng tiền đâu để mua, phải huy động các nguồn lực để làm.

Đây là nguồn lực rất quan trọng, cần được nhấn mạnh hơn trong báo cáo của Đoàn giám sát. Bộ Y tế sẽ phối hợp cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thể hiện rõ hơn trong báo cáo của Chính phủ về việc huy động nguồn lực xã hội", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Với vai trò là cơ quan phát huy truyền thống đoàn kết, tăng cường nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi, phát động nhân dân tham gia đóng góp nguồn lực phòng, chống dịch.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, căn cứ vào các quy định hiện hành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã 3 lần tổ chức kêu gọi và phát động nhân dân tham gia đóng góp kinh phí để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành trung ương tổ chức nhiều hình thức để huy động nguồn lực trong nhân dân tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Kết quả tiếp nhận, sử dụng kinh phí ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 (từ tháng 3.2020 đến ngày 31.12.2022) do Mặt trận Trung ương huy động thông qua tài khoản của Trung ương Mặt trận trung ương, cũng như thông qua việc vận động nguồn lực bằng hiện vật quy ra giá trị bằng tiền đã tiếp nhận hơn 2.904 tỉ đồng; nguồn kinh phí của hệ thống mặt trận cả nước là hơn 15.000 tỉ đồng để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh, số tiền này so với ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống COVID-19 chỉ là một phần nhỏ như ý nghĩa về mặt chính trị, ý nghĩa về mặt xã hội rất lớn.

Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp chưa từng có trong tiền lệ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tiểu ban vận động huy động xã hội đã kịp thời phát động, kêu gọi vận động toàn dân, trong đó có đồng bào tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài đồng lòng tham gia công tác phòng, chống dịch, góp phần bổ sung kịp thời nguồn lực cho quỹ vaccine của Chính phủ. Tổ chức tiếp nhận, quản lý và phân bổ, chuyển kịp thời các hiện vật tiếp nhận được đến các cơ sở y tế và đến với người dân.

Cần văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn đối với việc huy động nguồn lực xã hội

Đánh giá cao việc nguồn lực huy động nguồn lực xã hội trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua, nhưng điều này cũng đặt ra một số vấn đề huy động nguồn lực xã hội hóa.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Thúy Chinh, thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội cho biết, qua nghiên cứu Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, báo cáo của các địa phương và giám sát tại các địa phương cho thấy nhiều bài học cần phải rút kinh nghiệm từ việc huy động các nguồn lực xã hội hóa, như chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, giá trị hàng hóa, việc xác lập quyền sở hữu tài sản…

Trong huy động nguồn lực xã hội hóa có nhiều cơ quan, nhiều tổ chức, nhiều cấp, nhiều ngành đều huy động và huy động. Liệu việc huy động đã gắn với nhu cầu thật sự, chất lượng đã đạt như mong muốn, có đến tay người sử dụng… Đây là những vấn đề cần trao đổi, làm rõ thêm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Thúy Chinh nêu quan điểm.

Để có thêm thông tin và cơ sở để Đoàn Giám sát xây dựng báo cáo kết quả giám sát trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa, thành viên Đoàn giám sát đề nghị bổ sung tình hình, kết quả huy động tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (huy động nguồn lực xã hội).

Theo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, tính đến ngày 31.12.2021, nguồn lực xã hội trên tổng số nguồn lực dành cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 là 93.608 tỉ đồng trên tổng số 376.217 tỉ đồng trong tổng số nguồn lực dành cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 chiếm 24,8%.

Như vậy nếu tính tổng nguồn lực cho COVID-19, nguồn lực xã hội chiếm ¼ cho thấy đây là nguồn lực hết sức quan trọng, cần phải nhấn mạnh, đánh giá kỹ hơn vai trò của nguồn lực này để có bài học kinh nghiệm cho tương lai.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nêu một số khó khăn, vướng mắc trong tổ chức vận động, phân bổ nguồn lực xã hội. Cụ thể, tại thời điểm bùng phát dịch COVID-19, chưa có căn cứ pháp lý nào cho công tác tổ chức vận động nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Do đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc đã vận dụng Nghị định số 64 năm 2008 của Chính phủ về việc vận động tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ cho Nhân dân khắc phục thiên tai, sự cố hỏa hoạn. Đến ngày 27.10.2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93 thay thế cho Nghị định 64 và đây là cơ sở để tiếp tục thực hiện công tác quản lý và phân bổ sau này.

Ngoài ra, do thiếu hành lang pháp lý, nên việc việc xác định đơn giá, chất lượng các thiết bị y tế, hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 gặp rất nhiều khó khăn...

THEO QUOCHOI.VN
TIN LIÊN QUAN

Thu hút nguồn lực để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng

Vũ Long |

Vùng đồng bằng sông Hồng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí, cần quyết liệt các giải pháp để phát triển bền vững.

Nguồn lực phát triển văn hóa không chỉ của nhà nước mà còn của toàn xã hội

PHẠM ĐÔNG - MAI HƯƠNG |

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, nguồn lực cho phát triển văn hóa không chỉ là tài chính, cơ sở vật chất, mà còn là nguồn lực con người, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, truyền thống dân tộc. Không chỉ là nguồn lực của nhà nước mà còn là nguồn lực của toàn xã hội.

Huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Hội thảo Văn hóa 2022 sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa; việc huy động, bố trí nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

Bổ nhiệm 3 lãnh đạo ngành tố tụng Công an, Toà án và Viện Kiểm sát

Quang Việt |

Trong tuần qua, ngành tố tụng gồm Công an, Viện Kiểm sát và Toà án đã bổ nhiệm các chức vụ giám đốc, viện trưởng, chánh án.

Sau Crimea, Tổng thống Putin lại bất ngờ thăm Donbass

Ngọc Vân |

Tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến thăm không báo trước tới Mariupol, thành phố lớn ở Donbass.

Hàng trăm ngân hàng Mỹ đối mặt nguy cơ phá sản như SVB

Song Minh |

Gần 200 ngân hàng Mỹ phải đối mặt với rủi ro tương tự rủi ro dẫn đến sự sụp đổ và phá sản của Ngân hàng Silicon Valley (SVB).

Thái Bình: Thuê đất nghĩa trang của xã xây dựng cửa hàng điện máy trái phép

TRUNG DU |

Sau khi được UBND xã Hiệp Hòa (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) cho thuê, giao khoán 471 m2 đất quy hoạch nghĩa trang tại ngã tư thôn Phương Cáp, hộ ông Phạm Đức Thụy đã xây dựng trái phép công trình kiên cố để kinh doanh cửa hàng điện máy mà không bị ngăn chặn, xử lý.

Ngộ độc liên tiếp ở Quảng Nam: Hiểm họa từ món cá chép ủ chua

Hoàng Bin |

Kết quả kiểm nghiệm mẫu cá chép muối ủ chua trong vụ ngộ độc thực phẩm tại Quảng Nam xác định, các nạn nhân nhiễm độc tố botulinum. Đây là chất độc cực mạnh, có thể gây chết người với hàm lượng rất nhỏ.

Thu hút nguồn lực để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng

Vũ Long |

Vùng đồng bằng sông Hồng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí, cần quyết liệt các giải pháp để phát triển bền vững.

Nguồn lực phát triển văn hóa không chỉ của nhà nước mà còn của toàn xã hội

PHẠM ĐÔNG - MAI HƯƠNG |

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, nguồn lực cho phát triển văn hóa không chỉ là tài chính, cơ sở vật chất, mà còn là nguồn lực con người, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, truyền thống dân tộc. Không chỉ là nguồn lực của nhà nước mà còn là nguồn lực của toàn xã hội.

Huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Hội thảo Văn hóa 2022 sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa; việc huy động, bố trí nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.