Nhất thể hóa các chức danh tại Quảng Ninh: Giảm chi, gọn nhẹ, tăng hiệu quả, hiệu lực bộ máy

NGUYỄN HÙNG |

Quảng Ninh là tỉnh đi tiên phong trong việc nhất thể hóa một loạt các chức danh từ cấp xã tới huyện, đồng thời sáp nhập một số phòng ban, đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện, trong đó nổi bật lên mô hình nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch UBND cấp huyện ở Cô Tô, Tiên Yên.

Bước đầu Quảng Ninh không chỉ tiết kiệm chi thường xuyên từ ngân sách mỗi năm hàng trăm tỉ đồng, mà còn đang tạo ra một bộ máy hoạt động gọn nhẹ, hiệu quả, thông suốt. 

Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ninh, tính đến nay, trên toàn tỉnh (gồm 14 huyện, thị, thành phố), đã có 7 địa phương có Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND cấp huyện; 2 địa phương có Bí thư kiêm Chủ tịch UBND cấp huyện; 13 đơn vị có Trưởng ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ cùng cấp. Ngoài ra, có 12 địa phương thực hiện thành công mô hình Trưởng ban Tổ chức kiêm Trưởng phòng Nội vụ; 10 địa phương có Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kiêm Chánh Thanh tra và 100% các đơn vị có Trưởng (phó) ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị…

Ông Vũ Văn Diện (đứng) - Bí thư Huyện uỷ kiêm Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên - phát biểu tại cuộc họp của HĐND tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay ông là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: T.L
Ông Vũ Văn Diện (đứng) - Bí thư Huyện uỷ kiêm Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên - phát biểu tại cuộc họp của HĐND tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay ông là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: T.L

Trong khi đó, 67/186 xã, phường có Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND cấp xã; 80/186 xã, phường có Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND. Đặc biệt, gần đây, Quảng Ninh đã thực hiện thành công nhất thể hóa chức danh Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản, khu phố. Theo đó, đã có 1.508/1.565 chi bộ cấp thôn trên toàn tỉnh có Bí thư Chi bộ thôn, bản, khu phố đồng thời là trưởng khu.

Cùng với việc nhất thể hóa một loạt các chức danh, Quảng Ninh cũng đã sáp nhập một số các đơn vị sự nghiệp mà về cơ bản có nhiệm vụ, chức năng tương đồng. Trong đó, đã sáp nhập Trạm Thú y và Trạm Bảo vệ thực vật thuộc Sở NNPTNT với Trạm Khuyến nông thuộc UBND cấp huyện thành Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp trực thuộc cấp huyện; sáp nhập các Đài PTTH với Trung tâm Văn hóa thể thao cấp huyện thành Trung tâm truyền thông - văn hóa; Trung tâm Y tế với bệnh viện tuyến huyện thành Trung tâm Y tế…

Toàn tỉnh cũng đã có 12/14 địa phương thành lập Cơ quan tham mưu, giúp việc chung.

Theo ông Vũ Ngọc Giao - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ninh - đến nay chưa có đánh giá tổng kết chính thức về vấn đề trên, nhưng qua thực hiện cho thấy, ngoài việc tiết kiệm chi tiêu, còn tạo ra một bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả, bởi có khá nhiều cơ quan ở bên chính quyền và bên Đảng có những chức năng, nhiệm vụ giống nhau.

“Tôi lấy ví dụ, khi nhất thể hóa được chức danh Trưởng ban Tổ chức cấp ủy và Phòng Nội vụ cùng cấp thì các chủ trương về công tác tổ chức, cán bộ được triển khai thông suốt hơn, bởi người đứng đầu hai cơ quan bây giờ là một. Trước đây, công việc của hai đơn vị này, với hai lãnh đạo khác nhau thường chồng chéo, trùng lắp hoặc trình đi, trình lại giữa hai đơn vị” - ông Giao nói.

Về mô hình Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản, khu phố, ông Giao cho rằng, đây là một trong những thành công của Quảng Ninh trong việc tinh giản và nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền, dù việc nhất thể hóa này vừa mới được thực hiện. “Trước đây, Bí thư chi bộ ra nghị quyết, còn việc thực hiện cho trưởng thôn, bản, khu phố đảm nhiệm, vì thế, nghị quyết đôi khi không sát thực tế. Nay, người cùng chi bộ ra nghị quyết cũng là người trực tiếp thực hiện, nên nghị quyết sẽ khác. Khi đó, Bí thư chi bộ xắn tay vào làm cùng nhân dân, buộc các đảng viên trong chi bộ cũng phải vào cuộc, qua đó sẽ xây dựng được niềm tin của quần chúng với Đảng hơn” - ông Giao chia sẻ.

Trao đổi với Lao Động, một số người dân cho rằng, tuy mô hình nhất thể hóa của Quảng Ninh cần thêm thời gian để lan tỏa sự hiệu quả, nhưng bước đầu cho thấy là mô hình tốt. “Ít nhất thì với mô hình này cũng đã giảm bớt được nhiều các chức danh lãnh đạo; tránh được sự chồng chéo, trùng lắp; giảm chi ngân sách… Trong khi đó, tôi thấy việc phục vụ nhân dân, doanh nghiệp của bộ máy chính quyền thời gian qua có chuyển biến thực sự. Tôi vẫn thấy nhiều tỉnh, thành trong cả nước về học tập mô hình này của Quảng Ninh” - ông Lê Xuân Đức (trú tại phường Hồng Hải, TP.Hạ Long) cho biết.

Thời gian tới, Quảng Ninh sẽ nghiên cứu hợp nhất về tổ chức giữa cơ quan Ủy ban Kiểm tra cấp ủy với Thanh tra; Ban Tổ chức cấp ủy với Phòng Nội vụ ở những nơi đã nhất thể hóa chức danh; thực hiện văn phòng chung của cấp ủy và HĐND, UBND tại một số địa phương. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đề án đề xuất Trung ương cho phép thí điểm hợp nhất một số cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tương đồng ở những nơi đã thực hiện nhất thể hóa các chức danh, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động.

NGUYỄN HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.