Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chưa có kế hoạch giao hàng tháng 4 và tháng 5

Phạm Đông |

Theo Bộ Công Thương, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chưa có kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh vào tháng 4 và tháng 5, đặc biệt sau tháng 5 cũng chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất của nhà máy.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hoạt động 55-60% công suất

Bộ Công Thương vừa có báo cáo số 1235 /BC-BCT về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo báo cáo, ở trong nước, từ đầu tháng 1 và tháng 2 năm 2022, do Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức 55-80% công suất và có thời gian gặp sự cố kỹ thuật nên phải ngừng sản xuất.

Vì vậy, không bảo đảm việc cung cấp xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo các hợp đồng đã ký, đã ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước.

Ngoài ra, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gặp khó khăn về tài chính và một số vấn đề nội tại nên không có kinh phí nhập dầu thô để sản xuất xăng dầu thành phẩm. Theo báo cáo của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, từ đầu tháng 1 năm 2022, Nhà máy đã giảm công suất từ mức 100% xuống mức 80% và sau đó chỉ ở mức 55-60% công suất.

Do cắt giảm công suất sản xuất nên việc giao hàng thực tế cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước trong tháng 2 năm 2022 đã bị giảm 50% so với kế hoạch (tháng 2 kế hoạch giao là 739.900 m3, nhưng thực tế chỉ giao được 365.200 m3; trong đó xăng giảm 40% và dầu DO giảm 58%). Đến tháng 3 giảm 20% so với kế hoạch (kế hoạch giao 680.000 m3 nhưng dự kiến giao hàng chỉ là 556.000 m3 trong đó xăng giảm 5%, dầu giảm 30%).

Bộ Công Thương cho rằng, trong tháng 1 năm 2022, khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất sản xuất, Bộ này đã điều hành linh hoạt, chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng lượng nhập khẩu và huy động các nguồn xăng dầu từ nguồn dự trữ và từ các nhà sản xuất.

Hiện nay, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa có kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh vào tháng 4 và tháng 5. Đặc biệt, sau tháng 5 cũng chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất của nhà máy.

Giá xăng dầu tăng thấp hơn giá thế giới

Về điều hành giá, Bộ Công Thương lý giải việc điều hành sớm vào thời điểm Tết Nguyên đán sẽ ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý người dân, ảnh hưởng đến doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm đầu vào cho sản xuất, kinh doanh và tác động lớn đến CPI cả nước, nên Bộ đã kiến nghị cho phép được lựa chọn thời điểm điều hành giá phù hợp.

Theo đó, từ kỳ điều hành giá xăng dầu đầu năm 2022 đến kỳ ngày 11-3, 6 kỳ điều hành đều tăng thì giá xăng dầu các loại tăng từ 4.625 - 7.030 đồng/lít/kg. Giá xăng dầu được kiềm chế nhờ vào việc chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu với mức chi từ 100 - 1.500 đồng/lít tùy loại.

Bộ Công Thương cho rằng, đây là mức tăng thấp hơn so với đà tăng của giá xăng dầu thế giới. Cụ thể, giá bình quân một số mặt hàng thành phẩm xăng dầu thế giới (giao dịch trên thị trường Singapore) dùng để tính giá cơ sở kỳ điều hành ngày 11-3 so với đầu năm 2022 biến động tăng từ 44,01% đến 60,02% nhưng giá xăng dầu trong nước chỉ tăng từ 24,91% - 39,56%.

Về giải pháp, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam triển khai các nhiệm vụ đã thống nhất với Bộ Công Thương để nhanh chóng khắc phục sự cố của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Đồng thời cam kết có kế hoạch cung ứng xăng dầu ổn định từ nguồn sản xuất trong nước cho thị trường để phục vụ công tác điều hành của Chính phủ và Bộ Công Thương.

Chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam làm việc cụ thể với Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn về kế hoạch sản xuất để công bố rõ kế hoạch cung ứng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước cho Bộ Công Thương và các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo từng tháng. Điều này để các thương nhân đầu mối có kế hoạch đặt mua hàng từ nguồn nhập khẩu sớm, bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng cho thị trường trong nước thời gian tới.

Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ động nguồn hàng, thực hiện nghiêm túc phương án nhập khẩu bổ sung theo phân giao tổng nguồn và hạn mức nhập khẩu được giao để bảo đảm cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước khi nguồn cung từ sản xuất trong nước không bảo đảm cung ứng đủ theo kế hoạch.

Đồng thời chia sẻ nguồn cung, điều chỉnh mức chiết khấu trong hệ thống phân phối một cách hợp lý để bảo đảm không gián đoạn việc cung úng xăng dầu cho thị trường; duy trì hoạt động bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất sử dụng Quỹ bình ổn giá hợp lý để hạn chế mức tăng giá xăng dầu

Vương Trần |

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các biện pháp điều hành để ổn định nguồn cung. Nắm bắt dự báo, diễn biến giá xăng dầu thế giới để có phương án điều hành phù hợp. Sử dụng Quỹ bình ổn giá hợp lý, linh hoạt để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước.

Đề nghị kiểm soát giá hàng hoá, hạn chế "ăn theo" giá xăng dầu để trục lợi

Phạm Đông |

Cử tri và nhân dân kiến nghị các bộ, ngành liên quan có giải pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả giá cả hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu. Hạn chế tình trạng “ăn theo” giá xăng dầu như hiện nay để trục lợi.

Xăng dầu tăng giá điên đảo, Chính phủ muốn làm rõ vai trò của Quỹ bình ổn

Cường Ngô |

Chính phủ giao Bộ Công Thương làm rõ vai trò, sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đề xuất việc sửa đổi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành theo cơ chế thị trường.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Đề xuất sử dụng Quỹ bình ổn giá hợp lý để hạn chế mức tăng giá xăng dầu

Vương Trần |

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các biện pháp điều hành để ổn định nguồn cung. Nắm bắt dự báo, diễn biến giá xăng dầu thế giới để có phương án điều hành phù hợp. Sử dụng Quỹ bình ổn giá hợp lý, linh hoạt để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước.

Đề nghị kiểm soát giá hàng hoá, hạn chế "ăn theo" giá xăng dầu để trục lợi

Phạm Đông |

Cử tri và nhân dân kiến nghị các bộ, ngành liên quan có giải pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả giá cả hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu. Hạn chế tình trạng “ăn theo” giá xăng dầu như hiện nay để trục lợi.

Xăng dầu tăng giá điên đảo, Chính phủ muốn làm rõ vai trò của Quỹ bình ổn

Cường Ngô |

Chính phủ giao Bộ Công Thương làm rõ vai trò, sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đề xuất việc sửa đổi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành theo cơ chế thị trường.