Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười với bài toán chống lạm phát

Phong Nguyễn |

Với tấm gương cả đời hy sinh quên mình cống hiến cho đất nước, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã để lại những dấu ấn rõ nét trong quãng đời công tác, đặc biệt là sự táo bạo, quyết liệt đối với công cuộc đổi mới trong giai đoạn ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Tổng Bí thư. Theo lời nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức Anh đã nói một cách khái quát: “Đồng chí Đỗ Mười có nhiều cống hiến cho dân tộc, cho đất nước, cho cách mạng, nhưng rất khiêm tốn. Đồng chí sống chân thành, giản dị, gần gũi, chan hòa với mọi người”.

Huy động được vốn trong dân

Theo lời kể của ông Võ Đại Lược - một trong những chuyên gia tham gia nhóm tư vấn cho Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, trong thập niên 80 của thế kỷ trước, lạm phát ở Việt Nam lên cao kỷ lục, có thời điểm trên 300%. Năm 1988, tại thời điểm ông Đỗ Mười lên làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, lạm phát vẫn còn rất cao. Đến đầu năm 1989, lạm phát vẫn ở 9%/tháng và nếu đà tiếp diễn thì sẽ đạt 110% năm. Trước đó vào năm 1986, khi ông Trường Chinh khởi xướng đổi mới, lạm phát đạt kỷ lục gần 800% do rất nhiều nguyên nhân của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.

Năm 1989, ông Lược là Viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới được phân công làm tổ trưởng tổ nghiên cứu chống lạm phát của Ủy ban Khoa học Xã hội. Lúc bấy giờ, có hơn 40 đề án chống lạm phát gửi đến ông Đỗ Mười từ rất nhiều cơ quan cả trong và ngoài nước. Thậm chí IMF đưa ra sáng kiến cho Việt Nam vay 2 tỉ USD để chống lạm phát. Ông Võ Đại Lược đã viết riêng một đề án khác và báo cáo ông Đỗ Mười và nêu ý kiến: Lạm phát lên tới 9%/tháng nhưng lãi suất chỉ 2 - 3% nên dân không gửi tiết kiệm mà tích trữ hàng hóa. Nhà nào cũng tích trữ săm, lốp xe đạp. Dân không gửi tiền nên ngân hàng phải in tiền. Đó là nguồn gốc của lạm phát. Đồng thời, ông Lược kiến nghị ba giải pháp: Một là nâng lãi suất thực dương lên 12%. Hai là tự do hóa kinh tế để dân tự do làm ăn buôn bán vì lúc đó vẫn “ngăn sông cấm chợ”, tất cả do Nhà nước cung cấp. Ba là mở cửa với thế giới bên ngoài. 

Lúc bấy giờ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã đồng tình với giải pháp tăng lãi suất và chỉ đạo ông Hồ Tế - Thứ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên Thường trực Tiểu ban chống lạm phát của Chính phủ - lên và yêu cầu ông Hồ Tế tổ chức hội nghị thảo luận đề án chống lạm phát. Một tuần sau, hội nghị được tổ chức với hơn 100 người gồm các nhà kinh tế, các cán bộ từ các bộ ngành khác nhau. Ông Võ Đại Lược đã trình bày đề án gồm các điểm thực hiện lãi suất dương, tự do hóa thương mại, xóa bao cấp, xóa độc quyền nhà nước và mở cửa cho xuất nhập khẩu. Mặc dù các thành viên nghe trình bày đề án, có tới 90% số đại biểu phản đối cho rằng “chệch hướng”, “xa rời” nhưng rất may lại trùng với suy nghĩ của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và được cho thí điểm tại Hải Phòng với lãi suất thí điểm 12%. Một tháng sau, dân bán hết hàng tích trữ để lấy tiền gửi ngân hàng, hàng hóa đầy trên thị trường, giá cả hạ xuống. Đề án được chỉ đạo áp dụng trên cả nước. Bài toán lãi suất được tháo gỡ.

Ông Võ Đại Lược. Ảnh: Hoàng Tư Giang
Ông Võ Đại Lược. Ảnh: Hoàng Tư Giang

Xóa bỏ “ngăn sông cấm chợ”, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được lương thực

Cũng theo ông Võ Đại Lược, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười từng nêu băn khoăn với ông về việc mỗi năm phải in thêm 300 tỉ đồng để bù mua nông sản của nông dân với giá đắt rồi bán “như cho” ở thành phố khiến gia tăng lạm phát. Ông Võ Đại Lược đã đặt câu hỏi với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười: “Tại sao lại không cho dân buôn bán? Hộ buôn bán có hại gì cho đất nước?”. Sau khi nghe ý kiến tư vấn của ông Võ Đại Lược, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã áp dụng thí điểm để nhân dân tự do buôn bán hàng hóa, lương thực, thực phẩm vào Hà Nội. Ít lâu sau, các chợ ở Hà Nội tràn ngập hàng hóa, Hà Nội dư thừa lương thực và các cửa hàng mậu dịch không còn cảnh xếp hàng. Sau Tết Nguyên đán 1989, chính sách này được triển khai trên toàn quốc. Nhờ đó, hệ thống tem phiếu lạc hậu cũng được bỏ. 

Những năm sau đó, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã cho thực hiện chính sách mở cửa, bỏ chế độ kiểm soát, không còn thuế má. Nhờ vậy mà hàng hóa từ Liên Xô, Thái Lan đổ vào Việt Nam. Nhiều người giàu có lên từ đó. Đầu năm 1989, Việt Nam nhập khẩu 200.000 tấn lương thực, nhưng đến giữa năm thì lương thực bắt đầu dư thừa, đến cuối năm Việt Nam xuất khẩu được 1 triệu tấn lương thực. Đó là năm đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam xuất khẩu được 1 triệu tấn lương thực. Dự trữ ngoại tệ từ 20 triệu USD đầu năm 1989 tăng vọt lên 200 triệu USD vào cuối năm nhờ thực hiện “kinh tế hàng hóa” để người dân và doanh nghiệp kinh doanh. Mức lạm phát từ 9%/tháng tụt xuống còn 1 - 2%/tháng, thậm chí có tháng âm. Các tổ chức quốc tế đánh giá thành công của Việt Nam là kỳ diệu. Cuộc chống lạm phát thành công.

Cũng theo ông Võ Đại Lược, tại thời điểm bấy giờ, thực trạng quốc doanh ở ta chiếm đến 90% GDP, kinh tế hộ gia đình chỉ có 5% GDP. “Tôi đề nghị thu hẹp tỉ trọng xí nghiệp quốc doanh xuống còn 30%. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã thay chữ “thu hẹp quốc doanh” bằng chữ “cổ phần hóa”. Từ “cổ phần hóa” bắt đầu từ đó” - ông Võ Đại Lược nhớ lại.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Tổ chức lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Liên Hợp Quốc

B.Q.T |

Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ngày 4.10 đã tổ chức trọng thể lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười để các cá nhân, tổ chức, cộng đồng người Việt tại New York (Mỹ), đại diện các phái đoàn ngoại giao ở Liên Hợp Quốc, chính quyền sở tại có thể tới viếng và ghi sổ tang.

Đồng chí Đỗ Mười với dấu ấn về giai cấp công nhân trong tác phong làm việc

HUYÊN NGUYỄN |

Từ những câu chuyện gần gũi với nhân dân, quan tâm đến đời sống công nhân lao động đến sự tận tâm, tận tuỵ trong công việc của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, GS Hoàng Chí Bảo rất trân trọng những đức tính, những đóng góp vô cùng to lớn và nhấn mạnh tới dấu ấn về giai cấp công nhân, phong cách công nhân trong đức tính, tác phong làm việc, lãnh đạo của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

B.T.S |

Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười bắt đầu từ 7 giờ, sáng 6.10.2018 đến 7h30 phút, ngày 7.10.2018 tại Nhà Tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Giới trẻ “cuồng” ăn thô để giảm cân và những hệ luỵ khó lường

Phùng Nhung |

Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều người chia sẻ về chế độ ăn thô với mục đích tự chữa lành hoặc giảm cân nhanh chóng. Theo các bác sĩ, nếu ăn thô không đúng cách rất dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng, ngộ độc, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Nghệ An: Bắt Phó Giám đốc và kiểm định viên Trung tâm đăng kiểm

Quang Đại |

Công an thành phố Vinh (Nghệ An) vừa tiến hành khám xét Trung tâm đăng kiểm 37-09D, bắt giữ Phó Giám đốc và 2 kiểm định viên về hành vi đưa, nhận hối lộ.

Tổ chức lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Liên Hợp Quốc

B.Q.T |

Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ngày 4.10 đã tổ chức trọng thể lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười để các cá nhân, tổ chức, cộng đồng người Việt tại New York (Mỹ), đại diện các phái đoàn ngoại giao ở Liên Hợp Quốc, chính quyền sở tại có thể tới viếng và ghi sổ tang.

Đồng chí Đỗ Mười với dấu ấn về giai cấp công nhân trong tác phong làm việc

HUYÊN NGUYỄN |

Từ những câu chuyện gần gũi với nhân dân, quan tâm đến đời sống công nhân lao động đến sự tận tâm, tận tuỵ trong công việc của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, GS Hoàng Chí Bảo rất trân trọng những đức tính, những đóng góp vô cùng to lớn và nhấn mạnh tới dấu ấn về giai cấp công nhân, phong cách công nhân trong đức tính, tác phong làm việc, lãnh đạo của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

B.T.S |

Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười bắt đầu từ 7 giờ, sáng 6.10.2018 đến 7h30 phút, ngày 7.10.2018 tại Nhà Tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.