Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười: Dấu ấn của nhà cách mạng thời kỳ đổi mới

VƯƠNG TRẦN |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về dấu ấn của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười trong sự nghiệp cách mạng đấu tranh giành độc lập của dân tộc và quá trình đổi mới của đất nước, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Qua nghiên cứu có thể thấy, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, trong thời kỳ lãnh đạo của mình, đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật trên các phương diện kinh tế - xã hội, ngoại giao, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới của đất nước.

Kiên định với con đường chủ nghĩa xã hội

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho biết: Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười có quá trình hoạt động khá lâu từ trước Cách mạng tháng Tám, hoạt động ở khu vực tả ngạn sông Hồng, rồi đến kháng chiến, đến xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở miền Bắc. Cụ đã phụ trách nhiều lĩnh vực về kinh tế, nhiều năm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đến Đại hội lần thứ VII của Đảng năm 1991, đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dấu ấn của Tổng Bí thư Đỗ Mười được thể hiện trên nhiều phương diện. Trong đó vai trò của Tổng Bí thư trong công cuộc đổi mới là rất lớn. Cụ là người làm Tổng Bí thư ở chặng đường từ năm 1991. Nếu đại hội VI gắn liền với vai trò của cố TBT Nguyễn Văn Linh (năm 1986) thì đến đại hội VII có mấy quyết định rất quan trọng sau:

Một là thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH). Hai là quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm từ năm 1991 đến năm 2000. Đại hội khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đặc biệt Đại hội VII họp vào thời điểm CNXH trên thế giới lâm vào khủng hoảng sâu sắc dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở các nước Đông Âu. Lúc đó ở thời điểm họp đại hội, Liên Xô cũng đang đứng trước bờ vực của sự sụp đổ và chỉ 2 tháng sau thì Liên Xô sụp đổ.

Điều đó đòi hỏi Đảng ta và những người lãnh đạo, đặc biệt là Tổng Bí thư phải có bản lĩnh kiên định trên con đường mục tiêu mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn từ năm 1930. Đảng ta khi đó, mà đứng đầu là Tổng Bí thư Đỗ Mười đã kiên định trên con đường xã hội chủ nghĩa.

“Vai trò của Bộ Chính trị khóa VII và TBT Đỗ Mười là hết sức quan trọng. Tại thời điểm lịch sử rất là khó khăn, phức tạp đó, Bộ Chính trị khóa VII do TBT Đỗ Mười đứng đầu đã có những cuộc họp hết sức quan trọng để nhận định tình hình CNXH trên thế giới. Cho đến nay, chúng tôi là những người nghiên cứu lịch sử cho thấy những nhận định về nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là hoàn toàn đúng đắn, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Qua đó khẳng định tầm trí tuệ của BCH Trung ương khóa VII, Bộ Chính trị khóa VII và đứng đầu là TBT Đỗ Mười” - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nói.

Kinh tế phát triển mạnh, ngoại giao nhiều bước tiến, vai trò lớn trong Xây dựng Đảng

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, khi đồng chí Đỗ Mười giữ trọng trách Tổng Bí thư từ tháng 6 năm 1991 đến tháng 12 năm 1997, đất nước ta phát triển, có thể đánh giá bằng thành quả phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế rất tốt.

Từ năm 1991 đến năm 1995, việc tăng trưởng tới 8,2%/năm là chặng đường tăng trưởng kinh tế cao nhất. Khi chúng ta chuyển từ nền kinh tế tập trung hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội và nhiều quyết sách về đối ngoại rất tốt. Đặc biệt tại đại hội VII đã công bố chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương, đa dạng hóa, Việt Nam là bạn với các nước trên thế giới.

Trong thời gian đồng chí Đỗ Mười làm Tổng Bí thư, đất nước ta đã có nhiều bước tiến quan trọng về ngoại giao. Đó là bình thường hóa với Trung Quốc cuối năm 1991; đặt quan hệ ngoại giao với Mỹ năm 1995; gia nhập ASEAN năm 1995, chuẩn bị cho những bước gia nhập WTO; chuẩn bị tham gia APEC... Trong thời kỳ đó, chúng ta cũng đã mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước.

“Đặc biệt, Tổng Bí thư Đỗ Mười là người có nhiều công lao lớn về xây dựng Đảng. Có hai hội nghị về xây dựng Đảng rất quan trọng là Hội nghị Trung ương III khóa VII, tháng 6 năm 1992 về đổi mới chỉnh đốn Đảng; Hội nghị Trung ương III khóa VIII tháng 6 năm 1997 đề ra chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đó là những cống hiến rất lớn.

Đồng thời, Tổng Bí thư có dấu ấn rất lớn tại nhiệm kỳ khóa VII, tháng 1 năm 1994, BCH Trung ương đã có nhìn nhận đánh giá thẳng thắn chỉ ra 4 nguy cơ: Tụt hậu xa hơn về kinh tế với các nước; Nguy cơ chệch hướng XHCN; Nguy cơ tham nhũng và nguy cơ diễn biến hòa bình. Những nhận định về nguy cơ đó vẫn có giá trị cho đến đại hội XII vừa qua” - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho biết.

Là người từng có dịp làm việc với Tổng Bí thư Đỗ Mười, ông Phúc cho hay, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là người có phong cách làm việc, tính thẳng thắn, trung thực và trách nhiệm với tính nhiệt tình của người làm cách mạng, của đảng viên Đảng cộng sản.

Trong quá trình làm việc, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười luôn chú trọng vào hiệu quả thực tế, cụ cũng sẵn sàng nêu ra ý kiến tranh luận, thảo luận với đồng nghiệp, đồng sự hay cấp dưới. Từ đó, tạo ra môi trường dân chủ trong Đảng, trong phong cách làm việc nhằm giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev: Chúng tôi sẽ mãi trân trọng tưởng nhớ đồng chí Đỗ Mười

H.Liên |

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Đảng “Nước Nga Thống nhất” Dmitry Medvedev đã gửi điện chia buồn tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

Nhóm PV |

Chiều 6.10, đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên TƯ Đảng - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã dẫn đầu đoàn Tổng LĐLĐVN vào viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, tại Nhà tang Lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. 

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười với bài toán chống lạm phát

Phong Nguyễn |

Với tấm gương cả đời hy sinh quên mình cống hiến cho đất nước, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã để lại những dấu ấn rõ nét trong quãng đời công tác, đặc biệt là sự táo bạo, quyết liệt đối với công cuộc đổi mới trong giai đoạn ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Tổng Bí thư. Theo lời nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức Anh đã nói một cách khái quát: “Đồng chí Đỗ Mười có nhiều cống hiến cho dân tộc, cho đất nước, cho cách mạng, nhưng rất khiêm tốn. Đồng chí sống chân thành, giản dị, gần gũi, chan hòa với mọi người”.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Quyền Linh: Khán giả khiếu nại vì tưởng tôi PR cho hơn 100 sản phẩm giả mạo

ĐÔNG DU |

Trả lời phỏng vấn Lao Động, nghệ sĩ Quyền Linh nói suốt hơn 1 năm qua, anh bị hàng trăm người lợi dụng cắt ghép hình ảnh để PR cho sản 100 sản phẩm của họ nhằm trục lợi.

Hội nghị An ninh Munich: Ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ Ukraina nhanh hơn

Thanh Hà |

Tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh hỗ trợ nhanh hơn.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev: Chúng tôi sẽ mãi trân trọng tưởng nhớ đồng chí Đỗ Mười

H.Liên |

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Đảng “Nước Nga Thống nhất” Dmitry Medvedev đã gửi điện chia buồn tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

Nhóm PV |

Chiều 6.10, đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên TƯ Đảng - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã dẫn đầu đoàn Tổng LĐLĐVN vào viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, tại Nhà tang Lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. 

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười với bài toán chống lạm phát

Phong Nguyễn |

Với tấm gương cả đời hy sinh quên mình cống hiến cho đất nước, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã để lại những dấu ấn rõ nét trong quãng đời công tác, đặc biệt là sự táo bạo, quyết liệt đối với công cuộc đổi mới trong giai đoạn ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Tổng Bí thư. Theo lời nguyên Chủ tịch Nước Lê Đức Anh đã nói một cách khái quát: “Đồng chí Đỗ Mười có nhiều cống hiến cho dân tộc, cho đất nước, cho cách mạng, nhưng rất khiêm tốn. Đồng chí sống chân thành, giản dị, gần gũi, chan hòa với mọi người”.