Nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương rất cao

Nhóm phóng viên |

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, chi chuyển nguồn cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương rất cao.

Sáng 7.6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về "Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022".

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Đoàn Hà Nội) cho rằng, cần đánh giá thực trạng nợ xây dựng cơ bản một cách toàn diện, đầy đủ nhất về bức tranh nợ cơ bản.

Đại biểu cho rằng, nếu không rốt ráo vấn đề này thì sẽ tiếp tục phát sinh nợ mới, trong đó có liên quan đến các doanh nghiệp đầu tư đã vay vốn ngân hàng để thực hiện các dự án đầu tư công.

Trong khi đó, đại biểu Đỗ Thị Lan (Đoàn Quảng Ninh) cho biết, tại các địa phương nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương có nhu cầu rất lớn nhưng không bố trí được kinh phí để thực hiện, trong khi phải hủy bỏ dự toán ngân sách.

Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia quyết toán chỉ đạt 37,7% dự toán, có địa phương đạt dưới 10%. Thực hiện kế hoạch vốn Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, một số chính sách có tỉ lệ giải ngân thấp, nhất là chính sách đầu tư phát triển y tế, lao động phải chuyển nguồn sang năm 2023, 2024.

“Qua đó cho thấy, việc sử dụng ngân sách nhà nước có nơi chưa hiệu quả, còn lãng phí; nguồn lực bố trí cho nhiều nội dung không thực hiện được, trong khi nhu cầu đầu tư phát triển còn nhiều, phải vay và trả nợ lãi để bù đắp bội chi ngân sách” - đại biểu cho biết.

Đại biểu đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, quy định phù hợp để rút ngắn quy trình, thời gian lập, thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước, kịp thời luật hóa các cơ chế đặc thù về tài chính, tháo gỡ những vướng mắc trong chi ngân sách nhà nước. Đại biểu đề nghị, quy định cho phép địa phương sử dụng ngân sách địa phương chi cho nhiệm vụ chi thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương.

Về vấn đề số chuyển nguồn lớn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, chuyển nguồn ngân sách từ năm 2022 sang năm 2023 có phần thực hiện cải cách tiền lương mất 432.350 tỉ đồng, chiếm 37,7%; chi đầu tư phát triển chiếm 27,3%; tăng thu tiết kiệm chi chiếm 25%; các khoản chi dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30.9 chiếm 1,8%; kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan nhà nước chiếm 0,87%.

“Như vậy, chi chuyển nguồn cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương là rất cao. Bên cạnh đó, những nhiệm vụ đã được ký hợp đồng và được thực hiện trong năm nhưng chưa được thanh toán thì được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của pháp luật” - Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng nói thêm, đối với vấn đề chuyển nguồn, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cần cố gắng để thanh toán ngay trong năm, để số chuyển nguồn giảm đi.

Về nợ xây dựng cơ bản, Bộ Tài chính cho biết, tổng hợp các khoản nợ từ các bộ ngành, địa phương chuyển qua cho thấy nợ ở các bộ ngành trung ương rất ít; ở các địa phương, đặc biệt là ngân sách tỉnh, huyện có các khoản nợ nhiều. Nguyên nhân là khi bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, thì những khoản để thanh toán cho các dự án thì bố trí thiếu, hoặc sót, chưa bố trí…

Bộ trưởng cho rằng, UBND, HĐND các cấp phải kiểm soát vấn đề này.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Mức lương thấp nhất của giáo viên mầm non hạng 3 sau cải cách tiền lương

KHÁNH AN |

Bạn đọc đặt câu hỏi về hệ số lương hiện nay và mức lương thấp nhất của giáo viên mầm non hạng 3 sau khi cải cách tiền lương.

Áp lực điều hành lạm phát rất lớn khi cải cách tiền lương từ 1.7.2024

Nhóm phóng viên |

Trong phần chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sáng 6.6 tại hội trường Quốc hội, đại biểu Quốc hội cho rằng áp lực điều hành lạm phát thời gian tới còn rất lớn, nhất là khi cải cách tiền lương từ 1.7.2024.

Những đối tượng nào được tăng lương hưu nhiều nhất sau cải cách tiền lương?

NGỌC DIỆP |

Dự kiến từ ngày 1.7.2024 có 2 nhóm đối tượng sẽ được tăng lương nhiều nhất, kéo theo đó, lương hưu của 2 nhóm này cũng sẽ tăng theo.

Tai nạn liên hoàn nghiêm trọng, 3 người tử vong tại chỗ

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 6h sáng nay (8.6) trên Quốc lộ 1 đoạn qua xã Cẩm Thịnh (huyện Cẩm Xuyên) khiến 3 người trên một xe ôtô tử vong tại chỗ.

Không khí lạnh tràn về, dự báo thời gian miền Bắc mưa to nhất

AN AN |

Cơ quan khí tượng đã cảnh báo thời gian mưa to nhất ở miền Bắc do tác động của không khí lạnh.

"Đồng chí" vào đề thi lớp 10 tại Hà Nội năm 2024

Nhóm PV |

Dưới đây là đề thi môn Ngữ văn lớp 10 tại Hà Nội năm 2024.

Đội bóng Bà Rịa - Vũng Tàu xin dừng thi đấu mùa giải 2024-2025

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Đơn vị chủ quản đội bóng đá Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản đề xuất không đăng ký tham gia thi đấu từ mùa giải 2024-2025.

Thi lớp 10 Hà Nội: Thí sinh gãy chân được hỗ trợ vào phòng thi

Nhóm PV |

Sáng nay 8.6, kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội đã chính thức diễn ra. Tại điểm thi THCS Nguyễn Công Trứ có 1 học sinh bị gãy tay, gãy chân và được hỗ trợ vào tận phòng thi.

Mức lương thấp nhất của giáo viên mầm non hạng 3 sau cải cách tiền lương

KHÁNH AN |

Bạn đọc đặt câu hỏi về hệ số lương hiện nay và mức lương thấp nhất của giáo viên mầm non hạng 3 sau khi cải cách tiền lương.

Áp lực điều hành lạm phát rất lớn khi cải cách tiền lương từ 1.7.2024

Nhóm phóng viên |

Trong phần chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sáng 6.6 tại hội trường Quốc hội, đại biểu Quốc hội cho rằng áp lực điều hành lạm phát thời gian tới còn rất lớn, nhất là khi cải cách tiền lương từ 1.7.2024.

Những đối tượng nào được tăng lương hưu nhiều nhất sau cải cách tiền lương?

NGỌC DIỆP |

Dự kiến từ ngày 1.7.2024 có 2 nhóm đối tượng sẽ được tăng lương nhiều nhất, kéo theo đó, lương hưu của 2 nhóm này cũng sẽ tăng theo.