Người phụ nữ kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2.9.1945 qua đời ở tuổi 95

Vương Trần |

Bà Lê Thi - người phụ nữ kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2.9.1945 đã qua đời tại nhà riêng ở tuổi 95.

Ngày 29.8, thông tin từ gia đình bà Lê Thi  (người phụ nữ kéo cờ trong ngày tuyên bố độc lập 2.9.1945 - PV), do tuổi cao, bà Lê Thi đã từ trần hồi 7h50, ngày 28.8.2020 tại Nhà riêng ở tuổi 95.

Tang lễ bà Lê Thi được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) từ 9h30 đến 10h45 thứ Ba ngày 1.9.2020. Sau đó thi hài bà được điện táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ (Văn Điển, Hà Nội) và đưa về an táng tại nghĩa trang xã Phú Minh (Sóc Sơn, Hà Nội).

Bà Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa (SN 1926, bí danh là Lê Thi). Bố của bà là nhà giáo nổi tiếng, Hiệu trưởng Trường Bưởi, liệt sĩ Dương Quảng Hàm.

Bà Lê Thi trong một lần trao đổi với PV Lao Động về ngày lễ Quốc khánh 2.9.1945. Ảnh T.Vương
Bà Lê Thi trong một lần trao đổi với PV Lao Động về ngày lễ Quốc khánh 2.9.1945. Ảnh T.Vương

Năm 17 tuổi, sau khi tốt nghiệp trường Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương, Hà Nội), dù được cha định hướng đi theo ngành sư phạm song bà Lê Thi lại sớm giác ngộ, tham gia cách mạng.

Công việc của bà là cùng với Đội Phụ nữ cứu quốc đi tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ cách mạng. Đôi khi bà còn đóng vai trò là người thu thập tin tức về các trận đánh cho báo đưa tin.

Trước buổi lễ 2.9.1945 diễn ra khoảng 1 tuần, bà Lê Thi nhận được lệnh của cấp trên đi vận động tất cả phụ nữ ở Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tập hát Quốc ca, đi đều bước, chọn quần áo, trang phục mặc chỉnh tề để chờ đến ngày trọng đại.

Mặc dù buổi chiều mới đến giờ tập trung làm lễ, nhưng từ 9h sáng ngày 2.9.1945, bà Thi đã cùng với khoảng 100 phụ nữ, đi bộ qua Cửa Nam, xuống đường Điện Biên Phủ để tiến vào Quảng trường Ba Đình.

Vào ngày tuyên bố độc lập 2.9.1945, bà Lê Thi đi trong đoàn của phụ nữ Liên khu I. Bà đi ở ngoài hàng ngũ, tay cầm gậy để giữ trật tự, chân đi giày bata trắng, mặc áo dài, quần trắng, vừa đi vừa hô khẩu hiệu để chị em hô theo.

Bà Lê Thi vinh dự được là người phụ nữ kéo cờ trong Lễ tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945. Vào ngày lễ trọng đại đó, có một người con gái kéo cờ cùng với bà là một nữ du kích người Tày. Cô du kích người Tày áo chàm, quần bó cạp và cô nữ sinh Hà Nội áo dài quần trắng, đại diện cho phụ nữ Kinh và phụ nữ miền núi.

Hai người không quen nhau, không biết tên nhau, cùng hồi hộp, lo lắng, làm sao kéo lá cờ đỏ sao vàng lên chói lọi trong một ngày trọng đại của dân tộc. Sau đó những người đã cùng kéo cờ trong ngày độc lập lịch sử chia tay nhau, không biết tên ai là gì.

Trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mãi đến năm 1989 họ mới gặp lại nhau. Người phụ nữ dân tộc Tày ngày ấy chính là bà Đàm Thị Loan, vợ của Đại tướng Hoàng Văn Thái.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, bà Lê Thi vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng Ba và nhiều huân, huy chương, phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước.

Bà Lê Thi còn bảo vệ thành công nhiều đề tài khoa học về bình đẳng giới. Tổ chức các chương trình thu hút được đông đảo phụ nữ tham gia. Bà là nguyên Viện trưởng Viện Triết học Việt Nam (Ủy ban Khoa học xã hội - Nhân văn Quốc gia).

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Triển lãm những phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam: Xúc động, tự hào

VƯƠNG TRẦN |

Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Quốc huy Việt Nam - một sản phẩm sáng tạo của hội họa - là biểu tượng cô đọng, đầy đủ và súc tích về đất nước và con người Việt Nam, hàm chứa khát vọng tha thiết về sự phát triển đất nước của một dân tộc yêu chuộng hòa bình và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của quốc gia độc lập.

Tôn vinh những người phất ngọn “Cờ hồng tháng Tám”

Việt Văn (thực hiện) |

Thiếu tá Phạm Vân Anh - Phó Giám đốc Điện ảnh Truyền hình Bộ đội Biên phòng - là người đa tài, vừa làm thơ, vừa viết kịch bản, đạo diễn phim, viết báo và còn là tác giả kịch bản các chương trình kỷ niệm, gần nhất là sự kiện giao lưu “Sao Độc lập” do Tạp chí Cộng sản và Thành ủy Hà Nội phối hợp tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 18.8. Dịp 2.9 năm nay, tập 1 của bộ phim “Cờ hồng tháng Tám” do chị vừa viết và đạo diễn sẽ phát sóng trên chương trình “Tạp chí Biên giới hải đảo” trên kênh VTC1.

Lịch nghỉ chính thức ngày Quốc khánh 2.9 năm 2020

ANH THƯ |

Ngày Quốc khánh (2.9) trùng vào thứ Tư nên người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Triển lãm những phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam: Xúc động, tự hào

VƯƠNG TRẦN |

Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Quốc huy Việt Nam - một sản phẩm sáng tạo của hội họa - là biểu tượng cô đọng, đầy đủ và súc tích về đất nước và con người Việt Nam, hàm chứa khát vọng tha thiết về sự phát triển đất nước của một dân tộc yêu chuộng hòa bình và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của quốc gia độc lập.

Tôn vinh những người phất ngọn “Cờ hồng tháng Tám”

Việt Văn (thực hiện) |

Thiếu tá Phạm Vân Anh - Phó Giám đốc Điện ảnh Truyền hình Bộ đội Biên phòng - là người đa tài, vừa làm thơ, vừa viết kịch bản, đạo diễn phim, viết báo và còn là tác giả kịch bản các chương trình kỷ niệm, gần nhất là sự kiện giao lưu “Sao Độc lập” do Tạp chí Cộng sản và Thành ủy Hà Nội phối hợp tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 18.8. Dịp 2.9 năm nay, tập 1 của bộ phim “Cờ hồng tháng Tám” do chị vừa viết và đạo diễn sẽ phát sóng trên chương trình “Tạp chí Biên giới hải đảo” trên kênh VTC1.

Lịch nghỉ chính thức ngày Quốc khánh 2.9 năm 2020

ANH THƯ |

Ngày Quốc khánh (2.9) trùng vào thứ Tư nên người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày.