KỶ NIỆM 75 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 (19.8.1945 - 19.8.2020):

Người lãnh đạo khởi nghĩa ở Thạch Thất tháng 8.1945

Kiều Mai Sơn |

Trong Cách mạng tháng Tám 1945, Thạch Thất là địa phương sớm giành được chính quyền (18.8.1945) ở Hà Nội. Vị Chủ tịch Ủy ban cách mạng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền ở Thạch Thất là ông Minh Tranh (tức Khuất Duy Tiễn).

Chớp thời cơ khi tình thế cách mạng chín muồi

Lần theo danh sách dòng họ Khuất ở làng Lim, xứ Đoài, trấn Sơn Tây cũ, có nhiều cán bộ lão thành cách mạng: Ông Khuất Duy Tiến - Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa I (1946); bà Khuất Thị Bảy, người lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong Cách mạng tháng Tám 1945 và là phu nhân ông Hoàng Quốc Việt - Ủy viên Bộ Chính trị; bà Khuất Thị Quyên, phu nhân Trung tướng - Bộ trưởng Lê Hiến Mai (tức Dương Quốc Chính)... Còn có một người con họ Khuất khác, cũng từng nổi danh một thời, nhưng cuối đời, ông về ẩn mình trong xóm Hà Hồi giữa Thủ đô Hà Nội. Đó là nhà cách mạng Khuất Duy Tiễn (1915-2002), bí danh Minh Tranh.

Nhân một ngày xuân về, nhà viết kịch danh tiếng Tào Mạt đã viết tặng ông Minh Tranh bài thơ: “Hiểu thấu lo xa nhờ bể học/ Sức dân san nỗi khổ muôn nhà/ Mắt sáng đèn trong đêm xuân tĩnh mịch/ Tiếng đàn hay hợp điệu bay xa”.

Tôi từng đọc trong tài liệu cũ, được biết ông Minh Tranh thuở thanh niên từng viết báo “Tin tức” cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Phong trào Mặt trận Bình dân (1936-1939), dưới sự chỉ đạo của các ông Trường Chinh, Trần Huy Liệu. Rồi cũng chính ông Minh Tranh được phân công hai lần từ Hà Nội vào Sài Gòn để tìm bắt liên lạc với chị Năm Bắc Kỳ - bí danh của bà Nguyễn Thị Minh Khai, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn để đưa tài liệu của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. Trung niên, ông Minh Tranh làm Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Sự thật (1951-1964) rồi về làm chuyên viên cao cấp Ban Tổ chức Trung ương.

Dịp cụ Minh Tranh sang tuổi 83, nhiều bậc lão thành cách mạng như cụ Lê Giản - nguyên Tổng Giám đốc Nha Công an Trung ương, nhà sử học Văn Tạo - nguyên Viện trưởng Viện Sử học… tổ chức lễ mừng thọ một nhân chứng lịch sử gạo cội. Còn về giai đoạn  cụ Minh Tranh tham gia chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945, làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng huyện Thạch Thất, tôi được ông Khuất Minh Trí - nguyên Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT), con trai cụ Minh Tranh - cung cấp cho những trang hồi ký cụ viết về “cái thuở ban đầu dân quốc ấy”.

Từ tháng 4.1945, dưới sự chứng kiến của ông Lê Quang Hòa (sau này là Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm TCCT), một khu giải phóng mang tên Khu Đốc Ngữ đã ra đời, do ông Khuất Duy Tiễn làm Chủ tịch. Trước đó, vào khoảng tuần cuối tháng 3, khuya một đêm sáng trăng, ông Khuất Duy Tiến từ nhà tù Sơn La trốn được về, đã cùng các ông Nguyễn Khai (sau này là Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương), Phạm Ngọc Mậu (sau này là Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm TCCT), Đào Đình Luống (tức Nguyễn Đức Quỳ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa), Mai Vi - Thứ trưởng Bộ Văn hóa và một số đồng chí nữa bí mật “phá rào” tìm gặp ông Khuất Duy Tiễn lúc này đang chịu án quản thúc tại quê hương: Làng Thuần Mỹ, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội).

Bị quản thúc, nhưng ông Tiễn đâu chịu ngồi yên. Ông vẫn tìm cách bắt liên lạc với Trung ương Đảng và cơ sở Đảng ở địa phương qua ông Nguyễn Quốc Hồng (tức Phạm Khắc Minh), sau này là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân lâm thời tỉnh Sơn Tây. Các cơ sở Đảng dần hồi phục. Từ năm 1944, quyền thế của tổng lý ở làng Thuần Mỹ và làng Tuy Lộc đều bị cô lập, vô hiệu hóa, dẫn đến tê liệt. Đây chính là chỗ dựa vững chắc để ông Khuất Duy Tiễn chớp thời cơ khi tình thế cách mạng chín muồi.

Từ giành chính quyền cách mạng ở Thạch Thất tới Sơn Tây

Trong hồi ký, ông Khuất Duy Tiễn kể lại, vào trung tuần tháng 8.1945, một buổi chiều, khi đang ở Thúy Lai thì ông Nguyễn Quốc Hồng tới gặp. Hai người chụm đầu bàn bạc kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Thạch Thất.

Ngay tối hôm đó, ông Tiễn báo cho các đồng chí ở các cơ sở khác chuẩn bị và cùng ông Hoàng Mạnh Tấn tổ chức một cuộc họp của Việt Minh ở Thúy Lai bàn kế hoạch khởi nghĩa chiếm lấy huyện đường.

“Sáng hôm sau, từ Thúy Lai, một đội vũ trang cùng với tôi và đồng chí Tấn đi đến huyện lỵ. Anh Hồng và các đồng chí ở Chi Quan - Kim Quan đã có mặt. Chúng tôi trao đổi kế hoạch hành động. Tri huyện hôm ấy vắng mặt. Thừa phái, lục sự và lính cơ không dám chống cự lại khởi nghĩa của nhân dân” - ông Tiễn viết trong hồi ký.

Ngày 18.8.1945, chính quyền về tay nhân dân, ông Khuất Duy Tiễn được phân công làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng Thạch Thất.

Ngay chiều hôm ấy, được tin chính quyền huyện đã về Việt Minh, đông đảo nhân dân các làng trong huyện diễu hành tiến vào huyện đường. Đi đầu là những lá cờ đỏ sao vàng, theo sau là các đội võ trang rồi đến các phụ lão và trung, thanh thiếu niên lần lượt tới huyện chào mừng chính quyền mới.

Ngay hôm sau, một cuộc míttinh lớn được tổ chức ngay tại huyện lỵ Thạch Thất. Tổng lý và các thành phần chính quyền cũ được lệnh phải nộp triện và bằng cho nhân dân các làng. Ông Minh Tranh nhớ lại, chỉ trong vài hôm, chính quyền mới ở các làng đã được hình thành. Mặt trận Việt Minh với các tổ chức cứu quốc trong nhiều xã được tổ chức và hoạt động trong toàn huyện từ đấy.

Mấy hôm sau, ông Minh Tranh lại huy động nhân dân huyện Thạch Thất tiến lên tỉnh lỵ Sơn Tây phối hợp với nhân dân thị xã và các huyện khác khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Sơn Tây. Khi chính quyền cách mạng của tỉnh Sơn Tây được thành lập do ông Nguyễn Quốc Hồng làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân lâm thời, ông Minh Tranh được cử làm Trưởng ty Liêm phóng đầu tiên (nay làm Giám đốc Công an).

Với những cống hiến của mình, nhà cách mạng lão thành Minh Tranh đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều Huân huy chương, phần thưởng cao quý khác...

Kiều Mai Sơn
TIN LIÊN QUAN

Bức chân dung đặc biệt tại Triển lãm “Cách mạng Tháng Tám–Mốc son lịch sử"

Vương Trần - Kim Anh |

Hơn 300 tư liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày giới thiệu tại Triển lãm chuyên đề “Cách mạng Tháng Tám - Mốc son lịch sử”.

Báo Lao Động trong những ngày Cách mạng Tháng Tám

Minh Quang |

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra một trang đẹp rực rỡ trong lịch sử Báo Lao Động.

Cách mạng Tháng Tám, những ngày Hà Nội sục sôi

Theo VOV |

Đúng ngày này 74 năm trước, Hà Nội sục sôi khí thế cách mạng giành chính quyền sau hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Bức chân dung đặc biệt tại Triển lãm “Cách mạng Tháng Tám–Mốc son lịch sử"

Vương Trần - Kim Anh |

Hơn 300 tư liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày giới thiệu tại Triển lãm chuyên đề “Cách mạng Tháng Tám - Mốc son lịch sử”.

Báo Lao Động trong những ngày Cách mạng Tháng Tám

Minh Quang |

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra một trang đẹp rực rỡ trong lịch sử Báo Lao Động.

Cách mạng Tháng Tám, những ngày Hà Nội sục sôi

Theo VOV |

Đúng ngày này 74 năm trước, Hà Nội sục sôi khí thế cách mạng giành chính quyền sau hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật.