Người dân sẽ được ghi âm, ghi hình cảnh sát giao thông

TRẦN VƯƠNG |

Dự thảo thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông mới được bổ sung thêm điểm mới: “Người dân có quyền giám sát hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) qua quan sát trực tiếp hoặc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình”. Trao đổi với Lao Động về việc này, ông Bùi Văn Xuyền - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, quy định việc này là phù hợp với quyền được giám sát của người dân. Tuy nhiên, phía cơ quan soạn thảo cần có hướng dẫn cụ thể về hoạt động giám sát này để không làm ảnh hưởng tới hoạt động công vụ của CSGT.

Người dân có quyền ghi âm, ghi hình giám sát CSGT

Bộ Công an vừa hoàn tất dự thảo lần cuối Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT), nhằm thay thế Thông tư 54 của Bộ Công an ban hành từ năm 2009. Nếu được thông qua, dự thảo này sẽ có hiệu lực từ cuối năm nay.

Đáng chú ý, dự thảo lần này có một số nội dung mới so với dự thảo lần 2 được Bộ Công an lấy ý kiến từ cuối tháng 6. Theo đó, trong điều 11 quy định về “Hình thức giám sát của nhân dân”, dự thảo đã bổ sung nội dung người dân được giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc giám sát này phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ.

Liên quan tới việc này, một cán bộ Cục CSGT (Bộ Công an), cho biết việc bổ sung ghi âm, ghi hình là nhằm cụ thể hóa hơn quyền giám sát của người dân. Theo đó, người dân có quyền ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật, nhưng trong quá trình giám sát, tránh gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của lực lượng CSGT. Trong trường hợp CSGT phối hợp với lực lượng khác truy bắt tội phạm, thì người dân cũng cần biết để không cản trở đến hoạt động phòng chống tội phạm của công an, và đảm bảo an toàn cho mình cũng như cho lực lượng thực thi công vụ.“Trong những khu vực có lực lượng CSGT làm nhiệm vụ, người dân muốn giám sát CSGT bằng cách ghi âm, ghi hình sẽ phải giữ những khoảng cách nhất định, để làm sao không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của lực lượng”, vị này nói.

Nếu phát tán thông tin sai có thể bị xử lý

Trao đổi với PV Lao Động, ông Bùi Văn Xuyền - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng: Việc giám sát được đặt ra để hoạt động của lực lượng thực thi công vụ kể cả CSGT được công khai, minh bạch. Do đó, có quy định về việc người dân được ghi âm, ghi hình để giám sát CSGT là phù hợp. Tuy nhiên, với những vấn đề thuộc về bí mật đời tư, bí mật điều tra theo quy định của pháp luật cần phải giữ bí mật, giữ thông tin theo quy định của luật pháp thì CSGT cần phải thông báo lại cho cơ quan báo chí, cơ quan chức năng và người dân biết để người dân tuân thủ theo đúng các quy định này.

Người dân được quyền ghi âm, ghi hình giám sát hoạt động của CSGT. Ảnh: T.VƯƠNG
Người dân được quyền ghi âm, ghi hình giám sát hoạt động của CSGT. Ảnh: T.VƯƠNG

Cũng theo ông Xuyền, cơ quan hữu quan cũng cần có hướng dẫn cụ thể về khoảng cách cụ thể khi người dân thực hiện việc ghi âm, ghi hình để tránh ảnh hưởng tới hoạt động của mình. Cần có những quy định cụ thể để người dân thực hiện việc giám sát nhưng không sai luật. Đồng thời, người dân được quyền giám sát tuy nhiên khi thực hiện sử dụng các tài liệu, băng ghi âm, ghi hình phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Việc đăng tải, phát tán các thông tin mà vi phạm các vấn đề về bí mật đời tư, vi phạm các vấn đề liên quan tới xúc phạm danh dự, nhân phẩm, an toàn thông tin… thì người đưa lên phải chịu trách nhiệm trước các quy định của pháp luật.

“Việc sử dụng những thông tin đó vào mục đích gì, nếu vi phạm những quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm. Nếu đưa thông tin cắt xén làm sai lệch bản chất nội dung, đưa thông tin không chính xác thì cơ quan chức năng có thể xử lý về việc phát tán thông tin đó tùy từng mức độ, hành vi” - ông Xuyền nói.

Theo luật sư Nguyễn Văn Thành - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội, việc công dân được ghi âm, ghi hình giám sát lực lượng CSGT làm nhiệm vụ cho thấy sự công bằng, minh bạch. Tuy nhiên, phương thức giám sát như thế nào để không ảnh hưởng đến lực lượng CSGT làm nhiệm vụ là điều cần được quy định rõ để tránh việc nhiều người dân lợi dụng việc này để gây cản trở cho lực lượng CSGT và ngược lại.

Đồng tình với quy định người dân được ghi âm, ghi hình CSGT, chị Trần Quỳnh Anh (26 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: Đây là điều mà người dân rất rất ủng hộ và mong muốn sớm được chính thức triển khai. Việc này sẽ giúp cho việc minh bạch và thượng tôn pháp luật một cách rất tích cực cho xã hội. Cũng theo Quỳnh Anh, nên khuyến khích người dân ghi hình tất cả những ai vi phạm khi tham gia giao thông, vì hàng ngày nhiều người tham gia giao thông ý thức tùy tiện, đi ngược chiều, pha đèn, vượt ẩu hay hoạt động đào đường mới tu bổ, lắp sai biển hiệu... ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. Từ những phản ánh đó, cơ quan chức năng có thể đưa ra những xử lý kịp thời giúp cải thiện tình trạng ùn tắc và vi phạm giao thông hiện nay.

TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Cảnh sát giao thông sẽ không phải đeo “thẻ xanh” khi xử lý vi phạm

Vương Trần |

Cảnh sát giao thông (CSGT) sử dụng trang phục, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an mà không cần đeo “thẻ xanh” khi xử lý vi phạm.

Bộ Công an đề xuất người dân được ghi âm, ghi hình cảnh sát giao thông

Vương Trần |

“Người dân có quyền giám sát hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông qua quan sát trực tiếp hoặc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình” – Dự thảo thông tư nêu.

Được trang bị súng, khi nào cảnh sát giao thông có quyền "bóp cò"?

VƯƠNG TRẦN |

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ quy định rõ 11 trường hợp Cảnh sát giao thông được nổ súng, trong đó có 5 trường hợp phải cảnh báo trước và 6 trường hợp nổ súng không cần cảnh báo.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Cảnh sát giao thông sẽ không phải đeo “thẻ xanh” khi xử lý vi phạm

Vương Trần |

Cảnh sát giao thông (CSGT) sử dụng trang phục, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an mà không cần đeo “thẻ xanh” khi xử lý vi phạm.

Bộ Công an đề xuất người dân được ghi âm, ghi hình cảnh sát giao thông

Vương Trần |

“Người dân có quyền giám sát hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông qua quan sát trực tiếp hoặc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình” – Dự thảo thông tư nêu.

Được trang bị súng, khi nào cảnh sát giao thông có quyền "bóp cò"?

VƯƠNG TRẦN |

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ quy định rõ 11 trường hợp Cảnh sát giao thông được nổ súng, trong đó có 5 trường hợp phải cảnh báo trước và 6 trường hợp nổ súng không cần cảnh báo.