Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn:

Người có nhiều phiếu "tín nhiệm thấp" có thể xin từ chức

XUÂN HÙNG - CAO NGUYÊN - THÀNH TRUNG |

Các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cần đánh giá khách quan và nhìn nhận cả quá trình để bỏ phiếu tín nhiệm. Không thể vì những vụ việc bức xúc dư luận mà phủ nhận thành quả.

Đó là những lưu ý của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và cũng là ý kiến của nhiều ĐBQH khi trao đổi với PV Báo Lao Động bên lề Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, ngày 24.10.

Nhìn nhận cả quá trình trước khi bấm nút

Phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ sáng 24.10 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước hằng năm và giữa kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý các ĐBQH trước khi QH tiến hành quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do QH bầu và phê chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý các đại biểu không vì một số vụ việc bức xúc xảy ra gần đây, mà cần có sự đánh giá cả quá trình để xem xét bỏ phiếu tín nhiệm với người đứng đầu ngành. “Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, các đại biểu không vì những vụ việc có gây bức xúc mà phủ nhận hết cả quá trình nỗ lực thực hiện của một ngành và của người đứng đầu ngành đó”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, đồng thời đề nghị các đại biểu cần đánh giá khách quan và nhìn nhận cả quá trình để bỏ phiếu tín nhiệm.

Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV (22.10), Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị mỗi ĐBQH sẽ thực hiện việc đánh giá với tinh thần trách nhiệm, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm.

Trao đổi với Báo Lao Động, nhiều ĐBQH cũng cho rằng, các ĐBQH sẽ nghiên cứu kỹ về từng chức danh được lấy phiếu ở nhiều kênh khác nhau trước khi bấm nút, chứ không thể để tình cảm cá nhân hay sự búc xúc từ dư luận làm ảnh hưởng đến quá trình lấy phiếu.

ĐBQH Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá) thì nói thẳng: “Có những ngành ban đầu có dư luận này, dư luận khác nhưng khi phát hiện ra thì cái cần quan tâm là các Bộ trưởng đã xử lý ra sao. Chứ không có nghĩa, ngành này có vấn đề này, vấn đề khác, dư luận xã hội lại đổ lên đầu các Bộ trưởng.

Đồng quan điểm trên, ĐBQH Vũ Trọng Kim (Hải Dương) nói: “Tôi sẽ nhận diện một cách đầy đủ rồi mới bỏ phiếu. Phương châm của tôi là thận trọng. Làm sao sau khi quyết định rồi mình không thấy ân hận”.

Tương tự, ĐBQH Cao Văn Trọng (Bến Tre) nói: “Tôi không đánh giá các trưởng ngành bằng trái tim mà nhìn vào việc điều hành”. ĐBQH Đinh Duy Vượt (Gia Lai): “Tôi nghĩ mỗi đại biểu trước khi bấm nút đều phải suy nghĩ kỹ về trách nhiệm của mình trước cử tri, nhân dân, không thể bấm xong rồi để lương tâm băn khoăn được”.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các ĐBQH công tâm, khách quan khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các ĐBQH công tâm, khách quan khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.

Người có nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” có thể xin từ chức

Theo nhiều ĐBQH, việc lấy phiếu tín nhiệm là cơ chế tiên tiến, tạo ra bước đột phá nhằm phát huy dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử cũng như trong đời sống xã hội. Theo quy định, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.

Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ trình cấp có thẩm quyền khởi động quy trình bỏ phiếu tín nhiệm. Lấy phiếu với ba mức là để “đánh giá mức độ tín nhiệm”, còn khi đã khởi động quy trình bỏ phiếu thì Quốc hội sẽ thể hiện sự tín nhiệm hoặc không (hai mức) đối với người được bỏ phiếu để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm.

Nhìn nhận về quy trình này, ĐBQH Nguyễn Mai Bộ thẳng thắn: “Đừng nặng nề việc là đánh giá ai cao, ai thấp mà qua việc đánh giá đó mang lại lợi ích gì cho quốc gia, dân tộc. Đành rằng có Bộ trưởng không thích bị đánh giá thấp nhưng nếu không thích vậy thì phải đốc thúc ngành đó lên. Phải vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đại biểu phải vì chính lợi ích quốc gia dân tộc qua đánh giá mức độ tín nhiệm”.

Chức danh nào có nhiều đại biểu tín nhiệm thấp thì có thể từ chức. Đó cũng là kênh để cơ quan sắp xếp về tổ chức nhân sự quy hoạch hay không quy hoạch. Thậm chí nếu cần thiết yếu quá thì phải đề nghị QH miễn nhiệm. Quy định đã có rồi.

Theo ĐB Bộ, nhân dân đã giao nhiệm vụ, người cán bộ lãnh đạo ăn lương của nhân dân mà làm không tốt thì có lẽ cũng phải thay. “Nói thật trước nay chúng ta có câu chuyện buồn là đã lên không xuống, đã vào thì không có ra. Xã hội giờ lành mạnh, năng lực anh yếu, đạo đức không ổn thì phải chấp nhận. Tôi nghĩ nên sòng phẳng”.

Dự kiến sáng 25.10, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Chiều cùng ngày sẽ công bố kết quả kiểm phiếu. Sau đó, Quốc hội thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Hôm nay (25.10), Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và kết quả sẽ được công bố ngay trong ngày. Trước đó, vào chiều 24.10, Quốc hội đã biểu quyết thông qua danh sách 48 người được lấy phiếu tín nhiệm với tỉ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành.

Theo quy định tại Điều 18, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn sẽ được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6, gồm: Chủ tịch Nước, Phó Chủ tịch Nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban TVQH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Theo danh sách, có 48 người thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm. Hai trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm do chưa đủ thời gian công tác 9 tháng gồm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. C.NGUYÊN

XUÂN HÙNG - CAO NGUYÊN - THÀNH TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Công bố danh sách 48 người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm

NGUYÊN - HÙNG - TRUNG |

Chiều 24.10, Quốc hội đã biểu quyết thông qua danh sách 48 người được lấy phiếu tín nhiệm với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành.

Trường hợp nào người được lấy phiếu tín nhiệm có thể xin từ chức?

CAO NGUYÊN |

Nghị quyết Quốc hội nêu rõ, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.

Lấy phiếu tín nhiệm: Không chỉ dựa vào báo cáo

XUÂN HÙNG - CAO NGUYÊN |

Hôm nay (24.10), Quốc hội (QH) bắt đầu quy trình lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh do QH bầu, phê chuẩn. Trước khi sự kiện này diễn ra, những người thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm đã gửi báo cáo đến ĐBQH. Tuy nhiên, theo nhiều ĐB họ sẽ căn cứ vào “nhiều nguồn” để có đánh giá thật khách quan về các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Công bố danh sách 48 người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm

NGUYÊN - HÙNG - TRUNG |

Chiều 24.10, Quốc hội đã biểu quyết thông qua danh sách 48 người được lấy phiếu tín nhiệm với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành.

Trường hợp nào người được lấy phiếu tín nhiệm có thể xin từ chức?

CAO NGUYÊN |

Nghị quyết Quốc hội nêu rõ, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.

Lấy phiếu tín nhiệm: Không chỉ dựa vào báo cáo

XUÂN HÙNG - CAO NGUYÊN |

Hôm nay (24.10), Quốc hội (QH) bắt đầu quy trình lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh do QH bầu, phê chuẩn. Trước khi sự kiện này diễn ra, những người thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm đã gửi báo cáo đến ĐBQH. Tuy nhiên, theo nhiều ĐB họ sẽ căn cứ vào “nhiều nguồn” để có đánh giá thật khách quan về các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.