Ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để xử lý vi phạm hành chính?

Vương Nguyên Chung |

Đề xuất "ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước" để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vừa được trình Quốc hội, vẫn còn nhận được những ý kiến khác nhau.

Chiều 22.5, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 9, Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Một trong hai nội dung trong Dự án Luật này là về bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Tờ trình đưa ra 2 loại ý kiến: Loại ý kiến thứ nhất đề nghị bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm” và dự thảo Luật thể hiện theo loại ý kiến này).

Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định biện pháp này là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý xử lý vi phạm hành chính.

Trình bày thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, vấn đề này hiện còn những ý kiến khác nhau.

Trong đó, nhiều ý kiến tán thành với loại ý kiến thứ hai, bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm” là biện pháp ngăn chặn đối với hành vi vi phạm hành chính, trong đó điện, nước được sử dụng làm công cụ, phương tiện vi phạm hành chính.

Quy định như vậy là bảo đảm đúng bản chất của biện pháp, tương xứng với hành vi vi phạm, tương tự như biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính quy định tại Điều 125 của Luật XLVPHC, góp phần bảo đảm nguyên tắc “mọi hành vi vi phạm phải được ngăn chặn kịp thời”.

Hơn nữa, quy định như vậy cũng là luật hóa biện pháp ngừng cung cấp điện, nước đã từng được quy định ở văn bản dưới luật như ở Nghị định số 180/2007/NĐ-CP để đình chỉ thi công công trình xây dựng trái phép.

Mặt khác, điện, nước là nhu cầu thiết yếu của mọi người, là “nguyên liệu” quan trọng của hoạt động sản xuất, kinh doanh nên việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước như một biện pháp cưỡng chế để buộc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thực hiện quyết định xử phạt (nộp tiền phạt) là chưa phù hợp, không tương xứng, làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức, nhất là khi điện, nước không phải là công cụ, phương tiện vi phạm.

Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành cũng đã quy định nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có tính “trực tiếp” để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Cũng theo ông Tùng, một số ý kiến tán thành với loại ý kiến thứ nhất, bổ sung biện pháp cưỡng chế này để có thêm công cụ hữu hiệu trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau khi đã áp dụng các biện pháp hiện hành như đề xuất trong dự thảo Luật; đồng thời đề nghị thu hẹp trường hợp áp dụng biện pháp này theo hướng chỉ áp dụng để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng hình thức đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Vương Nguyên Chung
TIN LIÊN QUAN

Gần 70% khiếu nại của công dân liên quan đến đất đai

Vương Nguyên Chung |

“Có thể nói là chúng ta "sống trên đất, chết vùi trong đất", đất đai là nguồn tài nguyên lớn nhất của đất nước; tuy nhiên trong thời gian qua, hệ thống pháp luật đất đai của chúng ta còn nhiều điểm bất hợp lý và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển” - đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Thái Bình) nêu ý kiến.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về lý do chưa tăng lương cơ sở từ 1.7

NGUYÊN VƯƠNG CHUNG |

Ông Lê Vĩnh Tân nói, trước mắt trong năm 2020 chúng ta chưa tăng lương cơ sở từ 1.7. Việc thực hiện tăng lương cơ sở sẽ phụ thuộc vào tình hình ngân sách.

ĐBQH Lê Thanh Vân: Cần Luật An ninh kinh tế để xoá bỏ 7 nguy cơ đe doạ

Vương Nguyên Chung |

Đại biểu Lê Thanh Vân đề xuất Quốc hội nghiên cứu ban hành Luật An ninh kinh tế để xoá bỏ bảy nguy cơ đối với an ninh kinh tế của đất nước.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Gần 70% khiếu nại của công dân liên quan đến đất đai

Vương Nguyên Chung |

“Có thể nói là chúng ta "sống trên đất, chết vùi trong đất", đất đai là nguồn tài nguyên lớn nhất của đất nước; tuy nhiên trong thời gian qua, hệ thống pháp luật đất đai của chúng ta còn nhiều điểm bất hợp lý và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển” - đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Thái Bình) nêu ý kiến.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về lý do chưa tăng lương cơ sở từ 1.7

NGUYÊN VƯƠNG CHUNG |

Ông Lê Vĩnh Tân nói, trước mắt trong năm 2020 chúng ta chưa tăng lương cơ sở từ 1.7. Việc thực hiện tăng lương cơ sở sẽ phụ thuộc vào tình hình ngân sách.

ĐBQH Lê Thanh Vân: Cần Luật An ninh kinh tế để xoá bỏ 7 nguy cơ đe doạ

Vương Nguyên Chung |

Đại biểu Lê Thanh Vân đề xuất Quốc hội nghiên cứu ban hành Luật An ninh kinh tế để xoá bỏ bảy nguy cơ đối với an ninh kinh tế của đất nước.