Nghiên cứu cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 19.6, tiếp tục kỳ họp thứ 5, với 473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 95,75%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Trước khi biểu quyết thông qua, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Theo nghị quyết, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 2.387.906 tỉ đồng (hai triệu, ba trăm tám mươi bảy nghìn, chín trăm linh sáu tỉ đồng), bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2020 chuyển sang năm 2021, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2020, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 2.484.439 tỉ đồng (hai triệu, bốn trăm tám mươi tư nghìn, bốn trăm ba mươi chín tỉ đồng), bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2021 sang năm 2022.

Nghị quyết giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, UBND các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước, không lặp lại các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm.

Trong năm 2023, tiếp tục thực hiện các quyết nghị chưa hoàn thành tại các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước; có các giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nêu.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh. Ảnh: Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh. Ảnh: Quốc hội

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân thuộc các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước có vi phạm trong lập, chấp hành dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 chậm so với thời gian quy định.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu tiền sử dụng đất bảo đảm bám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ và khả năng thực hiện. Quản lý, sử dụng chặt chẽ số tăng thu ngân sách nhà nước bảo đảm hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

Đặc biệt, chấn chỉnh khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm sát đúng yêu cầu và khả năng thực hiện. Quan tâm, chú trọng công tác chuẩn bị đầu tư, lập, phân bổ, giao dự toán, tổ chức, triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021. Ảnh: Phạm Đông
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021. Ảnh: Phạm Đông

Nghị quyết yêu cầu, đẩy nhanh công tác thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán các chương trình, dự án. Rà soát, xác định chính xác số liệu nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước tại thời điểm ngày 31.12.2022, báo cáo Quốc hội khi đánh giá giữa kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước. Trong năm 2023, tiếp tục rà soát các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước đến ngày 31.12.2021 sang năm 2022, trong đó làm rõ khoản chi chuyển nguồn hạch toán tại tiểu mục “Kinh phí khác theo quy định của pháp luật” tại các địa phương và kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2021 (đợt 2).

Hủy bỏ, thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản chuyển nguồn không đúng quy định, không có nhu cầu sử dụng hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định. Xử lý dứt điểm những trường hợp tạm ứng quá thời hạn quy định kéo dài nhiều năm.

Trong năm 2023, thu hồi tối đa các khoản tạm ứng từ năm 2021 trở về trước quá thời hạn quy định; thu hồi toàn bộ các khoản ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương quản lý, sử dụng không đúng quy định hoặc hết thời gian giải ngân của năm 2022 và năm 2021 trở về trước để cắt giảm tương ứng trong bội chi ngân sách trung ương.

Không chuyển nguồn sang năm 2023 các khoản ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương quản lý, sử dụng không đúng quy định hoặc hết thời gian giải ngân, phải hủy dự toán, thu hồi về ngân sách trung ương.

Nghị quyết cũng nêu rõ việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng để bảo đảm sử dụng đúng mục đích theo quy định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Việc này cũng vừa bảo đảm hiệu quả, chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng không đúng quy định. Tổng hợp báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 năm 2023 trong nội dung báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15;

Tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô. Quản lý chặt chẽ việc huy động, sử dụng các khoản vốn vay bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách nhà nước. Phát hành trái phiếu Chính phủ gắn với khả năng thực hiện, giải ngân chi ngân sách nhà nước, trả nợ gốc của ngân sách bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Tiếp tục tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024.

Điều hành giá là nghệ thuật, tăng lương cơ sở phải kiểm soát được giá

NHÓM PV |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh giải pháp điều hành giá phải uyển chuyển, căn cứ tín hiệu của thị trường, phải nắm bắt thị trường để có kịch bản điều hành. Trong thời điểm tăng lương cơ sở thì phải kiểm soát được giá.

Chưa đủ điều kiện cải cách chính sách tiền lương cán bộ y tế do nhiều yếu tố

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo về chế độ chính sách với cán bộ y tế.

Turkmenistan quyết tâm bịt "cổng địa ngục"

Thanh Hà |

Với sự tồn tại của mỏ khí Darvaza - hố nóng chảy khổng lồ phun ra lửa và khí độc trong nhiều thập kỷ, Turkmenistan có kỷ lục tồi tệ nhất thế giới về rò rỉ khí metan.

Khởi công gần nửa năm, việc thi công cầu Thống Nhất ở Đồng Nai vẫn đứng im

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hạng mục cầu Thống Nhất và đường dẫn 2 đầu cầu thuộc dự án Đường trục trung tâm TP Biên Hòa (tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng) được khởi công từ cuối tháng 1.2023, nhưng đến nay sau gần nửa năm vẫn chưa thể thi công, hạng mục này gần như đứng im gần nửa năm qua.

Xử nguyên Phó Chủ tịch TP Mỹ Tho cùng 7 bị cáo vụ Công ty Công trình đô thị

Thành Nhân |

Ngày 20.6, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm lần 2, vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho (sau đây gọi là Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho).

Dân kéo xe, ngang nhiên đổ phế thải, rác thải ngay dưới biển cấm ở Hà Nội

Ngọc Thuỳ - Thuỳ Dương |

Trên vỉa hè, sát mép đường, hoặc ngay dưới biểm cấm, thì rác thải vẫn xuất hiện và được người dân vô tư kéo xe đổ thẳng xuống các khu vực còn đất trống với mật độ dày đặc, trải dài quanh Dự án công viên văn hóa - vui chơi, giải trí - thể thao quận Hà Đông (Hà Nội).

Giảm lãi suất nhưng phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận vốn

Cường Ngô |

Theo Đại biểu Quốc hội, việc giảm lãi suất là tín hiệu rất tích cực, nhưng các ngân hàng cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân, giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận vốn.

Tiếp tục tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024.

Điều hành giá là nghệ thuật, tăng lương cơ sở phải kiểm soát được giá

NHÓM PV |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh giải pháp điều hành giá phải uyển chuyển, căn cứ tín hiệu của thị trường, phải nắm bắt thị trường để có kịch bản điều hành. Trong thời điểm tăng lương cơ sở thì phải kiểm soát được giá.

Chưa đủ điều kiện cải cách chính sách tiền lương cán bộ y tế do nhiều yếu tố

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo về chế độ chính sách với cán bộ y tế.