Nghiên cứu chế tài xử lý người môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hồng Thanh đề nghị nghiên cứu chế tài xử lý cá nhân hoạt động môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và không làm việc trong một tổ chức kinh doanh bất động sản.

Quy định rõ dấu hiệu thao túng, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản

Sáng 29.8, tại Nhà Quốc hội, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Góp ý dự thảo luật, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn Ninh Bình) bày tỏ đánh giá cao cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua.

Về một số nội dung cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh nhất trí với 7 nhóm hành vi bị nghiêm cấm như dự thảo luật.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị bổ sung hành vi bị nghiêm cấm là thao túng, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản và quy định rõ dấu hiệu của việc thao túng, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.

Về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải đáp ứng các điều kiện: Có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; phải hành nghề trong một sàn giao dịch bất động sản hoặc tổ chức môi giới.

Để cơ quan quản lý Nhà nước quản lý tốt các đối tượng này, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu chế tài xử lý cá nhân hoạt động môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và không làm việc trong một tổ chức sàn kinh doanh bất động sản.

Về trách nhiệm của chính quyền và chủ đầu tư, đại biểu đề nghị rà soát quy định cụ thể, rõ ràng hơn trách nhiệm của chính quyền và chủ đầu tư trong việc đảm bảo minh bạch thông tin để khách hàng chủ động, an toàn trong việc tìm, mua bất động sản.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Nên quy định mức tối thiểu đặt cọc từ 5-10%

Phát biểu tại hội nghị, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) nhất trí với dự thảo luật và góp ý về vấn đề đặt cọc trong kinh doanh nhà ở công trình xây dựng hình thành trong tương lai được quy định tại khoản 6 Điều 23.

Cụ thể, đại biểu còn băn khoăn về quy định mức đặt cọc. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo nên quy định mức tối thiểu đặt cọc từ 5%-10%. Nếu số tiền đặt cọc quá thấp thì khách hành sẽ dễ dàng bỏ cọc nêu không có nhu cầu nữa, thực tế điều này đã xảy ra. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Minh Tâm đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc nội dung này.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Cùng nói về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) bày tỏ nhất trí với sự cần thiết về quy định đặt cọc. Nếu không có quy định về đặt cọc, đặc biệt là số tiền đặt cọc tối đa và về thời điểm đặt cọc thì sẽ phát sinh nhiều rắc rối.

Thực tế, hiện nay việc đặt cọc mua nhà ở công trình xây dựng hình thành trong tương lai đang rất lộn xộn vì chúng ta thiếu những quy định này, do đó dẫn đến việc chủ đầu tư dự án chiếm dụng vốn của người mua, có những dự án huy động tiền cọc 30%-50% tổng giá trị của công trình…

Đại biểu nhận thấy, nhà ở là tài sản lớn đối với người dân, nếu không quy định rõ ràng về tiền đặt cọc thì người mua sẽ mất một khoản tiền lớn.

Thứ hai, thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê, mua nhà ở, công trình xây dựng và số tiền đặt cọc không vượt quá 10% giá bán cho thuê, mua nhà ở, công trình xây dựng.

Thời điểm cho phép thu tiền đặt cọc là khi dự án với thiết kết cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định, chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, với những ràng buộc pháp lý như vậy đảm bảo chắc chắn dự án sẽ được triển khai, không có trở ngại về pháp lý.

Đồng thời tránh việc thu tiền cọc quá sớm khi dự án chưa đảm bảo các yêu cầu thủ tục, chưa được thẩm định, dẫn đến việc chủ đầu tư huy động vốn trái phép, lừa lấy tiền cọc của người mua hoặc mất cả năm thanh toán trả lại tiền cọc cho người mua…

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn dễ độc quyền, lũng đoạn thị trường

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 29.8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Báo cáo Thủ tướng về thành lập sàn giao dịch việc làm, bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Văn phòng Chính phủ có thông báo yêu cầu trước ngày 8.9, các đơn vị phải có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thành lập các sàn giao dịch việc làm, công nghệ, bất động sản.

Lập sàn giao dịch về bất động sản, phòng chống tham nhũng và rửa tiền

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 21.8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về đề xuất xây dựng các sàn giao dịch về việc làm, bất động sản và quyền sử dụng đất.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn dễ độc quyền, lũng đoạn thị trường

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 29.8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Báo cáo Thủ tướng về thành lập sàn giao dịch việc làm, bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Văn phòng Chính phủ có thông báo yêu cầu trước ngày 8.9, các đơn vị phải có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thành lập các sàn giao dịch việc làm, công nghệ, bất động sản.

Lập sàn giao dịch về bất động sản, phòng chống tham nhũng và rửa tiền

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 21.8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về đề xuất xây dựng các sàn giao dịch về việc làm, bất động sản và quyền sử dụng đất.