Nghịch lý mùa tuyển sinh 2017: Những chuyện vui - buồn

Đặng Chung |

Chưa bao giờ trong lịch sử tuyển sinh đại học của Việt Nam có chuyện thí sinh đạt 29 - 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1 vào đại học. Cũng chưa bao giờ ngành sư phạm lại rớt giá “thảm hại” như năm nay, điểm chuẩn thấp kỷ lục mà vẫn “ế”. Mùa tuyển sinh 2017 đang đi qua với không ít nghịch lý, phần nào bộc lộ một cách trần trụi nhất về bức tranh đào tạo nhân lực cho Việt Nam hiện nay.
“Cay đắng” 30 điểm vẫn trượt đại học
Sau mỗi kỳ thi, luôn có câu chuyện vui - buồn, nhưng chưa năm nào chuyện điểm chuẩn lại gây tranh cãi như kỳ tuyển sinh năm nay. Lần đầu tiên có chuyện điểm chuẩn “vượt trần”, thí sinh được 29 - 30 điểm vẫn cay đắng trượt nguyện vọng 1... Đó là những hiện tượng lạ. Trượt vì điểm thấp đã đành, đằng này điểm cao, đạt điểm tuyệt đối các môn thi vẫn bị trượt.
Nguyễn Phùng Hưng (nam sinh ở Thạch Thất - Hà Nội) đã ngay lập tức đi cắt trụi mái tóc của mình khi biết tin trượt nguyện vọng 1 ngành Y đa khoa - ĐH Y Hà Nội. Giải thích cho hành động này, Hưng nói vì quá bức xúc. Năm ngoái em cũng đạt điểm cao, nhưng không đỗ vào ngành học mình yêu thích vì không được cộng điểm ưu tiên. Một năm quyết tâm khổ luyện để thi lại, nhưng trớ trêu thay, dù đạt được 29,25 điểm/3 môn - đúng bằng điểm chuẩn của ngành, Hưng vẫn đau đớn nhìn bạn được 25,75 điểm đỗ Đại học Y Hà Nội, vì mình thua ở tiêu chí phụ, không được cộng điểm ưu tiên.
Một câu chuyện khác, cũng được xem là một nghịch lý trong mùa tuyển sinh năm nay, khi thí sinh đạt điểm tuyệt đối 30/3 môn thi vẫn có thể trượt đại học nếu thi vào một số ngành của trường công an, quân đội. Đến thời điểm này, Học viện An ninh nhân dân hiện đang đứng đầu bảng với điểm chuẩn 3 môn không nhân hệ số là 30,5 cho tổ hợp D01 với nữ. Tiếp đó, Đại học Phòng cháy chữa cháy có điểm chuẩn 30,25. Học viện Kỹ thuật quân sự lấy 30 điểm cho tổ hợp A00, A01 với thí sinh nữ miền Bắc. Với điểm chuẩn ở mức này, tức là thí sinh nữ đạt điểm tuyệt đối nếu ở khu vực 3 (không được cộng điểm ưu tiên khu vực) sẽ không có cơ hội.
Cũng như mọi năm, những ngành “phục vụ nhân dân” luôn hấp dẫn rất nhiều người giỏi bởi được miễn học phí và đảm bảo đầu ra. Năm nay, các em tiếp tục đổ xô đăng ký xét tuyển vào những trường này, dẫn đến điểm chuẩn tăng cao, trong khi chỉ tiêu của trường lại giảm. Khi cuộc cạnh tranh trở nên căng thẳng thì năng lực không phải là yếu tố quyết định nhất, mà qua kỳ thi năm nay có thể thấy điểm ưu tiên mới là yếu tố quyết định đỗ hay trượt. Vì năm nay, thủ khoa vẫn có thể trượt nguyện vọng 1.
“Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
Trái ngược với bức tranh điểm chuẩn cao ngất ngưởng của các trường khối công an, quân đội, y - dược, năm nay, các trường sư phạm - cái nôi đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai cho ngành giáo dục - lại có điểm chuẩn thấp đến thảm hại. Trớ trêu, dù điểm đầu vào thấp, nhưng nhiều trường vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Trừ hai Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Sư phạm TPHCM có điểm đầu vào năm 2017 ở mức ổn định so với các năm trước (có ngành lấy trên 27 điểm) còn phần lớn các trường khác đều có điểm chuẩn rất thấp so với mặt bằng chung.
Nhìn vào bảng điểm chuẩn của các trường sư phạm, nhiều người công tác trong ngành giáo dục đã rơi nước mắt. Vì xót xa quá, khi ngành sư phạm lại “rớt giá” thảm hại đến vậy. Trước đây, chỉ những thí sinh có học lực thực sự xuất sắc mới đỗ được vào ngành sư phạm. Còn năm nay, chỉ cần đạt 15 điểm/3 môn, thậm chí 9 - 10 điểm/3 môn, cũng có thể đỗ.
Hơn nữa, hàng chục trường cao đẳng sư phạm ở các địa phương, điểm chuẩn còn thấp hơn nhiều, hạ xuống mức tối đa để có thể tuyển đủ chỉ tiêu. Hay có những thí sinh, môn thi chỉ qua điểm liệt cũng có thể đỗ. Cao đẳng Sư phạm Thái Bình có thí sinh đỗ ngành Sư phạm Lịch sử, nhưng điểm thi THPT quốc gia môn này chỉ được 2,5. Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, nhiều em chỉ đạt điểm thi môn Toán dao động 3,8 - 4,8 vẫn đỗ sư phạm Toán. Và sau 3 năm đào tạo, tất cả những thí sinh này sẽ trở thành những giáo viên, gánh vác nhiệm vụ đổi mới của ngành giáo dục.
Trong khi với đề thi được đánh giá là dễ như năm nay, thí sinh đạt được 15,5 điểm không phải là những người thực sự xuất sắc. Giờ thí sinh điểm dưới trung bình, thậm chí qua điểm liệt, vẫn có thể đỗ. Sau này họ sẽ giảng dạy ra sao khi chính mình bị hổng kiến thức chuyên môn? Tương lai đất nước sẽ đi về đâu khi mà sư phạm vẫn là nghề của những “con chuột chạy cùng sào”, là sự lựa chọn “ngoài ra” khi không còn sự lựa chọn nào khác? Đó cũng là nghịch lý đáng buồn của mùa tuyển sinh năm nay.
Nhìn vào bức tranh điểm chuẩn của các trường sư phạm, Tiến sĩ Giáp Văn Dương - người sáng lập nền tảng giáo dục trực tuyến GiapSchool - bày tỏ sự lo lắng: “Điều làm tôi phiền lòng nhất của kỳ tuyển sinh năm nay là điểm trúng tuyển của các trường khối sư phạm quá thấp... Nhưng sau 4 năm, họ sẽ trở thành giáo viên, sẽ là người dạy dỗ con em chúng ta và là người dẫn dắt nền giáo dục này. Tôi hy vọng các trường sư phạm không chạy theo chỉ tiêu tuyển sinh để giữ chất lượng. Các nhà làm chính sách luôn than tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Mà sinh viên sư phạm ra trường giờ thất nghiệp cũng nhiều. Nếu các trường sư phạm cứ chạy theo thành tích tuyển sinh, hạ điểm chuẩn miễn sao đủ chỉ tiêu, thì không chỉ tạo ra những giáo viên kém chất lượng, gây ảnh hưởng kéo dài hàng chục năm, mà còn tiếp tay cho tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” mà xã hội đang kêu ca”.
“Chúng tôi cũng rất đau đầu”
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) đã thốt lên như vậy khi nói về bức tranh tuyển sinh của ngành sư phạm năm nay. Theo bà, ngành sư phạm đang thiếu sức cạnh tranh và tình trạng này còn khó khăn hơn rất nhiều ở những vùng miền khó khăn. Tuy nhiên, các trường có điểm chuẩn thấp đều ở địa phương, vì yếu tố vùng miền nên chúng ta phải tạm chấp nhận.
Có điều không thể để bức tranh tuyển sinh ảm đạm của các trường sư phạm kéo dài, mà cần nhanh chóng tìm cách lấy lại vị thế của ngành này và tìm ra cách để thu hút người giỏi làm thầy. Bởi tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016 - 2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 bậc tiểu học, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã thừa nhận một thực tế, nhiều giáo viên hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của đổi mới. Bộ trưởng đưa ra ví dụ từ mô hình trường học mới VNEN, vì chưa có sự chuẩn bị tốt về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, dẫn tới việc triển khai chưa đạt yêu cầu. Từ bài học của VNEN cho thấy, phát triển đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề chiến lược, quyết định chất lượng giáo dục. Mọi cải cách có hay, có tốt, nếu giáo viên không đủ năng lực truyền tải thì cải cách đó cũng khó thành công.
Vì thế, trước khi bắt tay thực hiện các dự án đổi mới giáo dục, trước tiên cần chú trọng cải thiện, nâng cao chất lượng giáo viên. Phát triển đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề chiến lược, quyết định chất lượng giáo dục.
Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Tại sao Bộ GDĐT cứ ôm đồm kỳ thi mãi?

Huyên Nguyễn |

Kì thi THPT quốc gia 2017 đã đi đến gần cuối chặng đường, các trường đang tiến hành thủ tục gọi thí sinh trúng tuyển nhập học. Tổng kết về kỳ thi, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam - tiếp tục nhấn mạnh, đây là một kỳ thi “kỳ lạ”, khâu ra đề cũng “vô cùng kỳ lạ”.

Học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi Olympic đã đi đâu, làm gì?

Đặng Chung |

Hơn 40 năm qua, rất nhiều học sinh Việt Nam đã tham gia và đoạt hàng trăm huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế về Toán và Khoa học. Thành tích trong các kỳ thi rất cao, nhưng tại sao chúng ta vẫn ít thành tựu khoa học? Nếu không có chiến lược dài hạn về đào tạo và sử dụng nhân tài, chúng ta sẽ lại… để “vàng rơi” hoặc lặp lại quy trình “Thi tại Việt Nam, học ở Mỹ và cống hiến cho nước ngoài”.

Vượt rào cản để bỏ kỳ thi THPT quốc gia

Thanh Nguyễn |

Đọc bài viết “Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp quá cao, có nên bỏ thi tốt nghiệp?” đăng trên báo Lao Động, tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của TS Lương Hoài Nam.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tại sao Bộ GDĐT cứ ôm đồm kỳ thi mãi?

Huyên Nguyễn |

Kì thi THPT quốc gia 2017 đã đi đến gần cuối chặng đường, các trường đang tiến hành thủ tục gọi thí sinh trúng tuyển nhập học. Tổng kết về kỳ thi, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam - tiếp tục nhấn mạnh, đây là một kỳ thi “kỳ lạ”, khâu ra đề cũng “vô cùng kỳ lạ”.

Học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi Olympic đã đi đâu, làm gì?

Đặng Chung |

Hơn 40 năm qua, rất nhiều học sinh Việt Nam đã tham gia và đoạt hàng trăm huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế về Toán và Khoa học. Thành tích trong các kỳ thi rất cao, nhưng tại sao chúng ta vẫn ít thành tựu khoa học? Nếu không có chiến lược dài hạn về đào tạo và sử dụng nhân tài, chúng ta sẽ lại… để “vàng rơi” hoặc lặp lại quy trình “Thi tại Việt Nam, học ở Mỹ và cống hiến cho nước ngoài”.

Vượt rào cản để bỏ kỳ thi THPT quốc gia

Thanh Nguyễn |

Đọc bài viết “Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp quá cao, có nên bỏ thi tốt nghiệp?” đăng trên báo Lao Động, tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của TS Lương Hoài Nam.