Nghịch lý cộng điểm ưu tiên: Một ngôi trường, hai mức ưu tiên

Huyên Nguyễn |

Cùng học một trường với hệ thống giáo dục như nhau, chỉ khác trụ sở cách nhau hơn 5km nhưng học sinh Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) học tại địa điểm Thanh Trì được cộng 0,5 điểm ưu tiên, còn tại Cầu Giấy thì không.

Học sinh được cộng “oan”

Chia sẻ với PV báo Lao Động, PGS Văn Như Cương – Chủ tịch HĐQT Trường Lương Thế Vinh - cho rằng, chế độ điểm ưu tiên đang thể hiện những điều bất hợp lý.

Cụ thể, Trường Lương Thế Vinh có hai địa điểm học để thuận tiện cho học sinh đi lại là cơ sở ở quận Cầu Giấy và ở huyện Thanh Trì. Hai địa điểm cách nhau hơn 5km. Thế nhưng, trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, em nào học ở Thanh Trì thì được cộng thêm 0,5 điểm ưu tiên, các em học ở Cầu Giấy thì không được cộng. Đây chính là một ví dụ nhỏ về những điều bất cập.

“Nói chung, phần lớn học sinh học ở Thanh Trì đều ở nội thành cả, số lượng các em ở ngoại thành rất ít, thành ra các em đó bị cộng điểm "oan", cũng không lấy gì làm vui vẻ cho lắm”, thầy Cương cho hay.

Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT Trường Lương Thế Vinh cũng đưa trăn trở về trường hợp của thí sinh Nguyễn Phùng Hưng (Thạch Thất, Hà Nội) cũng là một trong những bất cập đáng phải bàn. Ở đợt xét tuyển vào đại học vừa qua, Nguyễn Phùng Hưng đạt 29,15 điểm (khối B), theo quy chế, Hưng sẽ được làm tròn thành 29,25, vừa đủ điểm đỗ chuyên ngành Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội. Thế nhưng, do trường đặt thêm tiêu chí phụ, yêu cầu tổng điểm 3 môn trước khi làm tròn phải đạt từ 29,2 trở lên. Như vậy, chỉ vì thiếu 0,05 điểm, Hưng đã trượt Đại học Y Hà Nội.

Cũng theo tiêu chí phụ này, có rất nhiều thí sinh được cộng điểm ưu tiên nên dù điểm thi thực tế thấp hơn nhiều điểm của Hưng nhưng vẫn trúng tuyển.

Điểm ưu tiên tối đa chỉ nên là 1 điểm

Bàn về vấn đề có nên duy trì mức điểm ưu tiên hay không, PGS Văn Như Cương khẳng định: Tôi vẫn ủng hộ chính sách cộng điểm ưu tiên. Tuy nhiên, vấn đề cộng điểm ưu cần phải thay đổi. Đối tượng cộng điểm cần được thu hẹp như người có công, dân tộc vùng cực kỳ khó khăn thì mới nên cộng điểm.

"Cũng cần nhìn nhận lại mức cộng điểm sao cho hợp lí. Một mặt phải chiếu cố đến những đối tượng như trên, mặt khác phải đảm bảo chất lượng chung của nền giáo dục thì không thể hi sinh nhiều. Số cộng điểm tối đa lên mức 3,5 điểm trong khi điểm sàn chỉ là 15,5 thì mức điểm này lớn quá. Hiện tại, chỉ chênh nhau 0,1 điểm đã có người đỗ, người trượt rồi, huống gì chênh nhau 3,5 điểm thì bao nhiêu người sẽ “trượt oan” – thầy Cương phân tích.

Theo thầy Văn Như Cương, điểm ưu tiên tối đa chỉ nên là 1 điểm và cần quy định lại chặt chẽ hơn nữa đối tượng được cộng điểm ưu tiên.

Đồng quan điểm với PGS Văn Như Cương, PGS Lê Hữu Lập - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – cho hay: Với việc chỉ chênh lệch 0,1 điểm thôi cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả đỗ và trượt nên cần thiết phải thay đổi lại quy chế cộng điểm. Thiệt thòi cho các em ở khu vực không được ưu tiên đã thể hiện rõ ở kỳ thi năm nay, Bộ GDĐT nên chủ động có những thay đổi để đảm bảo tính công bằng cho mỗi thí sinh.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để điểm ưu tiên không còn là gánh nặng?

Thảo Anh |

Tuyển sinh đại học năm nay, nhiều thí sinh đạt điểm tiệm cận tuyệt đối 29,15 điểm mà vẫn trượt nguyện vọng một thì thật là “kì dị”. Điểm chuẩn vượt ngưỡng tuyệt đối.

Điểm ưu tiên gây bất công, Bộ Giáo dục - Đào tạo nói gì?

Huyên Nguyễn |

Trước những băn khoăn về điểm chuẩn cao khiến điểm cộng ưu tiên trở nên vô cùng quan trọng, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT - đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này tại buổi giao lưu trực tuyến vấn đề tuyển sinh Đại học, Cao đẳng tối 2.8.

Sơ suất trong đăng kí điểm ưu tiên, nam sinh cầu cứu Bộ GDĐT

Huyên Nguyễn |

Do sơ suất trong quá trình kiểm tra phiếu đăng kí dự thi với điểm ưu tiên, em Nguyễn Trường Nam (SN 1999, dân tộc Nùng, tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) đã bật khóc khi trượt nguyện vọng duy nhất vào Trường Sĩ quan Chính trị.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Làm thế nào để điểm ưu tiên không còn là gánh nặng?

Thảo Anh |

Tuyển sinh đại học năm nay, nhiều thí sinh đạt điểm tiệm cận tuyệt đối 29,15 điểm mà vẫn trượt nguyện vọng một thì thật là “kì dị”. Điểm chuẩn vượt ngưỡng tuyệt đối.

Điểm ưu tiên gây bất công, Bộ Giáo dục - Đào tạo nói gì?

Huyên Nguyễn |

Trước những băn khoăn về điểm chuẩn cao khiến điểm cộng ưu tiên trở nên vô cùng quan trọng, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT - đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này tại buổi giao lưu trực tuyến vấn đề tuyển sinh Đại học, Cao đẳng tối 2.8.

Sơ suất trong đăng kí điểm ưu tiên, nam sinh cầu cứu Bộ GDĐT

Huyên Nguyễn |

Do sơ suất trong quá trình kiểm tra phiếu đăng kí dự thi với điểm ưu tiên, em Nguyễn Trường Nam (SN 1999, dân tộc Nùng, tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) đã bật khóc khi trượt nguyện vọng duy nhất vào Trường Sĩ quan Chính trị.