Ngân sách nhà nước đã cấp thực hiện phòng chống dịch hơn 30.400 tỉ đồng

Vương Trần |

Theo báo cáo, riêng kinh phí ngân sách Nhà nước đã cấp thực hiện phòng chống dịch COVID-19 là hơn 30.400 tỉ đồng. Trong đó, các bộ, cơ quan Trung ương đã sử dụng hơn 25.200 tỉ đồng (riêng Bộ Y tế 21.188 tỉ đồng, trong đó sử dụng mua vaccine hơn 15.500 tỉ đồng).

Khẩn trương xây dựng chương trình tổng thể về chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế

Phát biểu kết luận cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 17.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định việc chuyển hướng sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để vừa phòng, chống dịch, vừa khôi phục phát triển kinh tế-xã hội là đúng hướng. Đồng thời xác định, hậu quả của dịch bệnh, nhất là của đợt dịch thứ 4 là rất lớn, nhiều mặt, do đó thời gian tới phải có giải pháp toàn diện, kịp thời, hiệu quả.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình và diễn biến dịch bệnh; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện chương trình tổng thể về phòng, chống dịch và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội để tiếp tục thực hiện hiệu quả 2 nhiệm vụ: vừa phòng, chống dịch, vừa khôi phục phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh Nhật Bắc

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, làm tốt công tác an sinh, xã hội; khôi phục chuỗi cung ứng lao động; ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; khẩn trương có giải pháp mở cửa trở lại các trường học tại những nơi đảm bảo an toàn; có giải pháp chăm sóc trẻ môi côi do dịch COVID-19; triển khai mạnh mẽ chiến lược vaccine, trong đó thực hiện tốt chiến dịch tiêm vaccine an toàn, khoa học, hiệu quả, kịp thời; tiếp tục củng cố cơ sở điều trị để điều trị kịp thời, hiệu quả cho các ca mắc COVID-19 mới.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước mắt, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 4800/QĐ-BYT ngày 12.10.2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp thu ý kiến của các đại biểu; tranh thủ, lắng nghe các góp ý của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các nội dung như quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.

Việc xây dựng các quy định phải dựa trên nguyên tắc lãnh đạo tập trung, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Trong đó Trung ương đưa ra các quy trình, tiêu chí, quy định; các địa phương, cơ sở tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình.

Ngân sách Nhà nước đã cấp thực hiện phòng chống dịch COVID-19 hơn 30.400 tỉ đồng

Tại cuộc họp, báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 nêu rõ từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch. Quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt đều có xu hướng phức tạp hơn.

Qua 4 đợt dịch, Việt Nam ghi nhận 860.000 ca mắc. Riêng đợt dịch thứ 4 ghi nhận 858.000 ca mắc và 21.000 ca tử vong. Trên cả nước, chỉ tỉnh Cao Bằng chưa ghi nhận ca mắc COVID-19.

Đợt dịch thứ 4 khởi đầu ngày 27.4.2021 với đa nguồn lây, đa chủng, đa ổ bệnh và đã xâm nhập sâu trong cộng đồng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tấn công vào các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở y tế, trường học, cơ quan hành chính,  nhóm sinh hoạt tôn giáo...và tại các khu vực có mật độ dân cư cao làm số mắc  tăng nhanh trong thời gian ngắn.

Số ca mắc và tử vong tăng cao, chiếm hơn 99%  tổng số của 3 đợt dịch trước đó. Đến nay, dịch bệnh đã được ghi nhận tại 62/63  tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh Nhật Bắc
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh Nhật Bắc

Riêng Cao Bằng đến nay chưa ghi nhận ca mắc. Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Đà Nẵng,  Khánh Hòa, Phú Yên, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã phải  thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội liên tục trên phạm vi rộng trong  thời gian dài.

Báo cáo về nguồn tài chính chống dịch, Ban Chỉ đạo quốc gia cho biết, đã huy động nhiều nguồn, trang thiết bị từ nguồn ngân sách Nhà nước, vận động tài trợ, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, Chính phủ các nước.

Theo báo cáo, riêng kinh phí ngân sách Nhà nước đã cấp thực hiện phòng chống dịch COVID-19 là hơn 30.400 tỉ đồng. Trong đó, các bộ, cơ quan Trung ương đã sử dụng hơn 25.200 tỉ đồng (riêng Bộ Y tế 21.188 tỉ đồng, trong đó sử dụng mua vaccine hơn 15.500 tỉ đồng).

Số tiền hỗ trợ các địa phương trong niên độ 2021 là 5.154 tỉ đồng. Trong đó, hỗ trợ đặc thù riêng cho một số địa phương có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và lan rộng: Hải Dương 270 tỉ đồng, TP HCM 2.000 tỉ đồng, Đồng Nai 500 tỉ đồng, Bình Dương 500 tỷ đồng.

Về vaccine, Việt Nam đã tiếp nhận 92,5 triệu liều và tiêm được hơn 61 triệu liều. Tính đến 16.10, đã có 60,2% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một liều vaccine và 24,7% đã tiêm đủ 2 liều.

"Dù xuất phát điểm chậm, tỷ lệ tiêm ít nhất một mũi vaccine của Việt Nam gia tăng nhanh chóng, nhanh hơn một số nước trong khu vực và mức trung bình của thế giới, do đã tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất trong lịch sử", báo cáo của Ban Chỉ đạo nêu nhận định.

Không nhất thiết phải giãn cách kéo dài khi bao phủ vaccine

Đề cập giải pháp thời gian tới, Ban chỉ đạo quốc gia cho rằng vaccine làm giảm tỷ lệ mắc và giảm ca nặng nên khi đạt độ bao phủ vaccine, không nhất thiết phải giãn cách kéo dài trên diện rộng.

Ban Chỉ đạo quốc gia lưu ý, các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt phải được thực hiện dứt khoát, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội. Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, vaccine, theo phương châm "cách ly, xét nghiệm là then chốt, vaccine, thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết".

Từ đó, đề nghị địa phương từng bước nới lỏng yêu cầu phòng chống dịch với lộ trình cụ thể, khả thi để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm kiểm soát dịch bệnh. Bên cạnh đó, phải tập trung đầu tư, từng bước hiện đại hóa, nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế

Đợt dịch lần này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trên một số lĩnh vực. GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42%, quý III/2021 giảm 6,17% so với  cùng kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là các địa  phương trọng điểm kinh tế. Dự kiến 4/12 chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt mục tiêu đề ra. Tình hình tài chính - ngân sách gặp khó khăn, phải huy động các quỹ dự trữ để chi phòng, chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội. 


Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

TPHCM lên kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trong 5 ngày

Thanh Chân |

TPHCM đang chuẩn bị kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi tại thành phố từ ngày 22.10 nhằm bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm bệnh đồng thời ngăn ngừa sự lây lan dịch.

Vẫn có nơi chưa làm đúng Nghị quyết 128, gây ách tắc, phiền hà cho dân

Vương Trần |

Sau 1 tuần thực hiện Nghị quyết 128, Thủ tướng nêu rõ việc, vẫn còn một số nơi chưa làm theo đúng quy định chung, thực hiện khác nhau, gây ách tắc, vướng mắc không cần thiết, gây phiền hà cho nhân dân.

Thủ tướng đánh giá rất cao sự tham gia chống dịch của công đoàn và NLĐ

Văn Thắng |

Chiều 16.10, tại Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Quy chế mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2021, trọng tâm phối hợp công tác năm 2022.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

TPHCM lên kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trong 5 ngày

Thanh Chân |

TPHCM đang chuẩn bị kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi tại thành phố từ ngày 22.10 nhằm bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm bệnh đồng thời ngăn ngừa sự lây lan dịch.

Vẫn có nơi chưa làm đúng Nghị quyết 128, gây ách tắc, phiền hà cho dân

Vương Trần |

Sau 1 tuần thực hiện Nghị quyết 128, Thủ tướng nêu rõ việc, vẫn còn một số nơi chưa làm theo đúng quy định chung, thực hiện khác nhau, gây ách tắc, vướng mắc không cần thiết, gây phiền hà cho nhân dân.

Thủ tướng đánh giá rất cao sự tham gia chống dịch của công đoàn và NLĐ

Văn Thắng |

Chiều 16.10, tại Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Quy chế mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2021, trọng tâm phối hợp công tác năm 2022.