Ngân hàng cùng ngồi với doanh nghiệp, "nói rõ khẩu vị" để tìm tiếng nói chung

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại diện các ngân hàng thương mại, trong bối cảnh các cơ chế liên quan đến tín dụng "đã mở hết rồi", các ngân hàng trao đổi với doanh nghiệp để nói rõ "khẩu vị", đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp về cách làm để tìm tiếng nói chung.

Tính toán ngành, lĩnh vực có thể "kéo 100 triệu dân đi lên"

Ngày 7.9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Tại hội nghị, PGS.TS Trần Đình Thiên (chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng) cho rằng, vấn đề khó nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là vấn đề thị trường. Cho nên phải mở được các thị trường cho doanh nghiệp, "thị trường tắc thì không lĩnh vực nào thông được".

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, đối với việc điều hành tín dụng trong trạng thái bất thường, phải có những giải pháp khác thường. Đây cũng là cơ hội để các ngân hàng can đảm hơn, tiếp cận doanh nghiệp bằng xu hướng, tiềm năng tương lai…

"Điều hành tín dụng nên có cách nhìn dài hạn, hướng về tương lai", ông Thiên phát biểu.

PGS.TS Trần Đình Thiên phát biểu. Ảnh: VGP
PGS.TS Trần Đình Thiên phát biểu. Ảnh: VGP

TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh rất khó khăn, "chúng ta vẫn có lợi thế là nền tảng kinh tế vĩ mô khá ổn định".

Theo ông Nghĩa, bên cạnh việc giải quyết những vấn đề trước mắt, lúc này cũng phải "bàn chuyện dài hạn", tính toán xem ngành nào, lĩnh vực nào có thể "kéo 100 triệu dân đi lên" trong thời gian tới để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Đối với lĩnh vực bất động sản, ông Nghĩa cho rằng đây là khu vực có khả năng lan tỏa, trước mắt cần tập trung phát triển nhà ở xã hội. Nhà nước cần có những chính sách để doanh nghiệp "thích thú với nhà ở xã hội" theo hướng Nhà nước làm chính sách, ngân hàng cho vay vốn, doanh nghiệp chỉ lo xây và bán nhà.

Về điều kiện cho vay, ông Nghĩa cho rằng: Đây là quyền của các ngân hàng thương mại. Quyền lựa chọn theo "khẩu vị rủi ro" của từng ngân hàng. Nhà nước chỉ nên đưa ra khuyến cáo, không nên bắt buộc.

Tại hội nghị, đại diện các ngân hàng thương mại cũng chia sẻ những khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp, cho biết trong bối cảnh thanh khoản dồi dào nhưng vốn tín dụng không ra được nền kinh tế, "ngân hàng cũng rất đau đầu vì vẫn phải huy động vốn và trả lãi vay, áp lực tăng trưởng tín dụng rất lớn".

Về tín dụng, các ngân hàng thương mại cho biết có thể chấp nhận rủi ro hơn, nhưng phải thu hồi được vốn và các dự án phải có cơ sở pháp lý chắc chắn… Trong bối cảnh các cơ chế liên quan đến tín dụng "đã mở hết rồi", các ngân hàng trao đổi với doanh nghiệp để nói rõ "khẩu vị", đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp về cách làm để tìm tiếng nói chung.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP

Nghiên cứu, đề xuất các chính sách mang tính đột phá

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.

Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, các ngành sản xuất chủ lực trong nước, các lĩnh vực tạo sự phát triển đột phá, lan tỏa, truyền dẫn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với nâng cao khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh những lĩnh vực ưu tiên cũng phải quan tâm cung ứng tín dụng cho các khu vực khác để "góp gió thành bão", thúc đẩy kinh tế hồi phục, phát triển…

Bộ Tài chính điều hành chính sách tài khóa phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng để hỗ trợ kích thích tổng cầu của nền kinh tế. Thực hiện có hiệu quả các chính sách gia hạn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất đã ban hành. Đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, người dân.

"Trong bối cảnh hiện nay, cần nghiên cứu đề xuất chính sách mang tính đột phá", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản; có giải pháp khả thi, hiệu quả để tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, tạo động lực tăng trưởng kinh tế.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền"

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, hiện nay, toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang "tồn kho tiền".

Thủ tướng yêu cầu thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24.8.2023 về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”.

Thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 11.3.2023 của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Lao động không mặn mà học nghề, chỉ muốn nhận tiền trợ cấp khi thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Ước kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm 2022 chuyển sang năm 2023 là hơn 59.000 nghìn tỉ đồng. Song, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp chủ yếu tập trung vào nhóm nhận tiền trợ cấp, số tham gia học nghề còn chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn.

Thu hồi đất Nhà máy Sứ Hải Dương xây khu đô thị trung tâm quy mô dân số hơn 3.000 người

Mai Chi |

Tháng 11.2021, UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt điều chỉnh cục bộ Khu vực 1 (phía Bắc đường Phạm Ngũ Lão) thuộc Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực trung tâm phường Phạm Ngũ Lão, tỉ lệ 1/500. Khu vực điều chỉnh này nằm trọn trong khuôn viên của Nhà máy sứ Hải Dương và một số đơn vị.

Hồ Biển Lạc ở Bình Thuận là hồ tự nhiên, không phải hồ thủy lợi

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Ngày 8.9, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận (thuộc UBND tỉnh Bình Thuận) có báo cáo nội dung liên quan đến hồ Biển Lạc ở huyện Tánh Linh mà dư luận quan tâm.

Ở đâu có người dân, ở đó phải có hoạt động báo chí, truyền thông thật tốt

Vương Trần |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, báo chí không được bỏ trống trận địa thông tin, ở đâu có người dân, ở đó phải có hoạt động báo chí, hoạt động truyền thông thật tốt.

U23 Việt Nam và mục tiêu "cầu thủ nào cũng có thể ghi bàn"

DIỆU LINH |

Đội tuyển U23 Việt Nam cần cải thiện khâu dứt điểm trong trận đấu gặp U23 Yemen tại vòng loại U23 Châu Á 2024.

Toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền"

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, hiện nay, toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang "tồn kho tiền".

Thủ tướng yêu cầu thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24.8.2023 về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”.

Thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 11.3.2023 của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.