“Ném đá” không phải là cách để chúng ta vượt qua dịch bệnh COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Đại biểu Quốc hội nêu thực tế, trong dịch bệnh COVID-19, nhiều cá nhân đã trở thành nạn nhân của của sự thêu dệt, suy diễn, thậm chí là “ném đá” trên mạng xã hội.

Cách ly chống dịch nhưng không được gây đứt gãy kinh tế

Hôm nay (25.7), Quốc hội khoá XV tiếp tục chương trình làm việc ngày thứ 6, kỳ họp thứ nhất.

Trong phần phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (đoàn Bắc Kạn) đã nêu ra 5 vấn đề trong thời gian qua mà theo đại biểu này cũng là bài học tổng kết giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thời gian tới.

Chống dịch nhưng không thái quá cực đoan là vấn đề đầu tiên mà đại biểu Thuỷ đưa ra.

Theo nữ đại biểu, thời gian qua có nhiều địa phương có cách làm rất sáng tạo trong công tác phòng chống COVID-19 trên cơ sở đánh giá đúng tình hình và đánh giá chính xác nguy cơ của dịch bệnh. Từ đó hạn chế tối đa đến phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân.

Tuy nhiên, cũng có nơi áp dụng các biện pháp thái quá gây khó khăn cho người dân, người lao động và doanh nghiệp.

“Cả nước như một cơ thể sống quan hệ tuần hoàn chặt chẽ nên không thể vì những chỗ bị bệnh mà cắt rời. Vấn đề làm sao để cách ly mà không tách rời, không làm đứt gãy nền kinh tế”, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (đoàn Bắc Kạn). Ảnh QH
Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (đoàn Bắc Kạn). Ảnh QH

Vấn đề tiếp đó được đại biểu Thuỷ đưa ra là việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phòng chống dịch. Theo bà Thuỷ, những biện pháp mạnh tay vừa qua đã khắc phục tình trạng coi thường, nhờn các quy định.

“Đã có nhiều biện pháp chế tài được đặt ra bao gồm cả xử lý kỷ luật về Đảng, cũng như công vụ như cách chức Bí thư Đảng bộ - Giám đốc tại công ty Hacinco, hay rút khỏi danh sách ứng cử HĐND như tại Hà Nam. Thậm chí khởi tố nhiều vụ án hình sự làm lây lan dịch bệnh….”, bà Thuỷ nêu ví dụ.

Nhiều bệnh nhân trở thành tâm điểm của sự thêu dệt, suy diễn

Bà Thuỷ cũng đề cập tới việc không công khai lịch trình di chuyển của người dân. Theo đó, ngày 21.5 vừa qua, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu các đơn vị không được công khai danh tính và lịch trình di chuyển chi tiết của bệnh nhân.

“Trước đây với việc công khai lịch trình di chuyển của bệnh nhân đã khiến nhiều bệnh nhân trở thành tâm điểm của sự thêu dệt, suy diễn, thậm chí là “ném đá” trên mạng xã hội. Gây tổn thương, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của gia đình họ. Đây không phải cách để chúng ta vượt qua dịch bệnh” - đại biểu Thuỷ nhấn mạnh.

Cuối cùng, bà Thuỷ nhắc đến bài học huy động sức dân vẫn còn nguyên giá trị. Khi nhiều hoạt động kinh tế bị ngưng trệ trong thời gian phòng chống dịch nhưng phong trào tương thân tương ái đóng góp cho phòng chống dịch lại nở rộ khắp nơi. Mới đây nhất là Quỹ vaccine phòng chống dịch COVID-19 càng cho thấy được tấm lòng của người, doanh nghiệp trong công tác phòng chống dịch.

“COVID-19 thực sự là phép thử đối với tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm công dân”, bà Thuỷ khẳng định.

Triển khai hộ chiếu vaccine càng sớm càng tốt

Dành 7 phút phát biểu nhiều về vấn đề phục hồi phát triển kinh tế, đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) tán thành với những giải pháp, định hướng lớn của Chính phủ trong thời gian tới về phát triển kinh tế - xã hội.

Trước hết, đại biểu Lộc cho rằng, cần phải đẩy mạnh tiêm chủng vaccine. Đặc biệt là các khu vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế để vừa bảo vệ được sinh mạng nhân dân, vừa duy trì sản xuất kinh doanh, tránh đứt gãy các nguồn cung, đấy là giải pháp rất quan trọng.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội). Ảnh QH
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội). Ảnh QH

Điều thứ hai đó là chuẩn bị lộ trình và điều kiện để mở cửa lại nền kinh tế, tương ứng với tỉ lệ tiêm chủng vaccine của người dân. Theo ông, đây là một giải pháp căn cơ.

Điều thứ ba, theo ông Lộc, một giải pháp quan trọng khác đó là quyết tâm giải ngân vốn đầu tư trong năm nay và cắt giảm thu hồi các dự án của các Bộ, các địa phương làm chưa tốt, để bổ sung cho các cơ quan trung ương và địa phương có tốc độ giải ngân tốt.

Cũng theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, mới đây, Chính phủ đã có gói hỗ trợ 26.000 tỉ hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động được đánh giá cao khi đã cắt giảm được thủ tục hành chính và đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Trong lĩnh vực dịch vụ, vị đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, việc hỗ trợ, trợ giúp là một việc nhưng giải pháp căn cơ là phải áp dụng hộ chiếu vaccine càng sớm, càng tốt.

Hộ chiếu vaccine không chỉ hiểu là hộ chiếu vaccine cho hành khách quốc tế mà hộ chiếu vaccine cho cả người dân Việt Nam khi chúng ta có được tỉ lệ dân cư tiêm đủ 2 mũi vaccine.

“Điều đó là động lực quan trọng để nền kinh tế có thể phục hồi quay trở lại” - ông Lộc nói.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Hôm nay, Quốc hội dành 1 ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

VƯƠNG TRẦN |

Quốc hội làm việc cả ngày Chủ nhật, dành thời gian thảo luận về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng: Dự án đầu tư nếu cứ chia cắt, manh mún thì không làm được gì lớn

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra dẫn chứng vào thời điểm năm 2011, khi còn làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, ông đã chỉ đạo HĐND tỉnh rà soát 3.650 dự án với mức đầu tư chỉ có 3.000 tỉ đồng. Tức mỗi dự án được đầu tư chưa đến 1 tỉ đồng nên rất manh mún và chia cắt, dẫn đến kéo dài, lãng phí nguồn lực.

Đề xuất cơ chế đặc biệt, đặc cách trong mua sắm thuốc, vaccine COVID-19

Đặng Chung |

Chính phủ đề xuất có cơ chế đặc biệt, đặc cách trong cấp phép, mua sắm thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế, đăng ký lưu hành, thử lâm sàng thuốc, vaccine COVID-19.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hôm nay, Quốc hội dành 1 ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

VƯƠNG TRẦN |

Quốc hội làm việc cả ngày Chủ nhật, dành thời gian thảo luận về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng: Dự án đầu tư nếu cứ chia cắt, manh mún thì không làm được gì lớn

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra dẫn chứng vào thời điểm năm 2011, khi còn làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, ông đã chỉ đạo HĐND tỉnh rà soát 3.650 dự án với mức đầu tư chỉ có 3.000 tỉ đồng. Tức mỗi dự án được đầu tư chưa đến 1 tỉ đồng nên rất manh mún và chia cắt, dẫn đến kéo dài, lãng phí nguồn lực.

Đề xuất cơ chế đặc biệt, đặc cách trong mua sắm thuốc, vaccine COVID-19

Đặng Chung |

Chính phủ đề xuất có cơ chế đặc biệt, đặc cách trong cấp phép, mua sắm thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế, đăng ký lưu hành, thử lâm sàng thuốc, vaccine COVID-19.