Nâng cấp quan hệ đối ngoại tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Linh Nhi |

Ngoại giao kinh tế đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong năm 2023, đồng thời sẽ tiếp tục trở thành động lực quan trọng cho phát triển đất nước nhanh, bền vững, đóng góp vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Ngoại giao kinh tế là động lực quan trọng

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho hay, thực hiện chủ trương “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm”, bám sát tư duy mới về ngoại giao kinh tế theo tinh thần Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai đồng bộ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong năm 2023.

Năm 2023 là một năm sôi động về đối ngoại với nhiều dấu ấn nổi bật. Quan hệ đối ngoại trên bình diện song phương và đa phương tiếp tục được mở rộng và sâu sắc hơn, trong đó quan hệ với nhiều đối tác quan trọng đã được nâng lên tầm cao mới với những bước phát triển mới về chất, nổi bật là quan hệ với các nước láng giềng, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và nhiều đối tác khác.

Việc Việt Nam nâng cấp quan hệ với các nước trong năm qua đã tạo đột phá trong hợp tác kinh tế với nước này, mở ra nhiều cơ hội cho địa phương và doanh nghiệp Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các liên kết kinh tế quốc tế đã tích cực và hiệu quả hơn, gắn với thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển bền vững đất nước. Việt Nam đã có bước đi chủ động, sáng tạo và quyết đoán đối với các liên kết kinh tế mới như thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), đàm phán Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), vừa tranh thủ được các xu thế phát triển mới và nguồn lực mới, đồng thời khẳng định trách nhiệm đối với các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh thực hiện hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký, năm 2023, chúng ta đã ký FTA với Israel và đang tích cực đàm phán FTA với các đối tác khác; ký trên 70 văn kiện hợp tác của các bộ, ngành, gần 100 thỏa thuận hợp tác của các địa phương và hàng trăm thỏa thuận của các doanh nghiệp... Kết quả là, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu năm 2023 đạt gần 700 tỉ USD, xuất khẩu tăng 6-7%, trên 30 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD; thu hút đầu tư FDI trên 28 tỉ USD, tăng 14,8%, tiếp cận nhiều nguồn vốn mới có chất lượng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.

Cơ hội và thách thức trong năm 2024

Bước vào năm 2024, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, rủi ro, bên cạnh cơ hội, thuận lợi, cũng có những thách thức và tác động không thuận. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, tiếp tục quán triệt các chủ trương, định hướng của Đảng về ngoại giao kinh tế, bám sát Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, công tác ngoại giao kinh tế sẽ tiếp tục tranh thủ tốt thế và lực mới của đất nước, cụ thể hóa các khuôn khổ quan hệ vừa được nâng tầm thành các chương trình, dự án hợp tác kinh tế thiết thực, hiệu quả, nhất là về mở rộng thị trường, tiếp cận các nguồn vốn mới cho phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, thu hút du lịch, xuất khẩu lao động có tay nghề...

Bên cạnh đó, ngành ngoại giao sẽ cùng các ngành, các địa phương chủ động, tích cực tháo gỡ các vướng mắc trong hợp tác kinh tế với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng. Nâng cao hiệu quả hỗ trợ trên tinh thần “lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”.

Linh Nhi
TIN LIÊN QUAN

Lợi thế riêng sẽ giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực hơn năm 2024

Đức Mạnh (thực hiện) |

Năm 2024, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức trong nước và quốc tế vẫn dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng khá hơn năm nay. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương về những kỳ vọng trong năm 2024 sắp tới.

Kinh tế năm 2024 được dự báo tích cực

Trà My |

Giới phân tích kỳ vọng năm 2024, GDP tăng trưởng sẽ đạt mốc 6%. Lãi suất hạ là điểm tích cực cho thị trường chứng khoán. Bất động sản dự báo sẽ tìm thấy điểm đảo chiều từ quý II/2024 khi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ thẩm thấu dần vào nền kinh tế.

Du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Phú Yên

Hoài Luân |

Theo Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 vừa được phê duyệt, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh này.

Doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động dịp cuối năm

Minh Hà |

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, thị trường lao động tại Việt Nam có nhiều khởi sắc hơn khi doanh nghiệp có thêm đơn hàng mới, cần một lượng lớn nhân sự để đảm bảo tiến độ sản xuất.

Nga không kích lớn nhất vào Ukraina kể từ đầu chiến dịch

Linh Nhi |

Ngày 1.1, Ukraina hứng chịu đợt không kích lớn nhất của Nga kể từ đầu chiến dịch quân sự sau khi Tổng thống Putin cam kết tăng cường tấn công.

Xu hướng tuyển sinh năm 2024 - không xét học bạ, tăng cường các kỳ thi riêng

Tường Vân |

Mùa tuyển sinh năm 2024, nhiều trường đại học Top đầu tuyên bố bỏ phương thức tuyển sinh bằng xét học bạ, tăng cường các kỳ thi riêng để tuyển sinh đầu vào.

Lo ngại sự cố môi trường khi khu xử lý chất thải lớn nhất Đồng Nai quá tải

HÀ ANH CHIẾN |

Khu xử lý chất thải ở xã Quang Trung, huyện Thống Nhất (thuộc Công ty CP dịch vụ Sonadezi) là nơi tiếp nhận xử lý chất thải sinh hoạt lớn nhất tỉnh Đồng Nai, chiếm khoảng 65% tổng lượng rác trên địa bàn, nhưng đang quá tải. Đến tháng 6.2024, khu xử lý này phải giảm một nửa công suất do lo ngại sự cố môi trường.

Chờ tài xoay xở của ông Troussier trong bão chấn thương

TAM NGUYÊN |

Mới bước vào quá trình chuẩn bị cho vòng chung kết Asian Cup 2023 nhưng huấn luyện viên Philippe Troussier đang phải xoay xở nhân sự ở Đội tuyển Việt Nam khi có nhiều ca chấn thương xuất hiện.

Lợi thế riêng sẽ giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực hơn năm 2024

Đức Mạnh (thực hiện) |

Năm 2024, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức trong nước và quốc tế vẫn dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng khá hơn năm nay. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương về những kỳ vọng trong năm 2024 sắp tới.

Kinh tế năm 2024 được dự báo tích cực

Trà My |

Giới phân tích kỳ vọng năm 2024, GDP tăng trưởng sẽ đạt mốc 6%. Lãi suất hạ là điểm tích cực cho thị trường chứng khoán. Bất động sản dự báo sẽ tìm thấy điểm đảo chiều từ quý II/2024 khi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ thẩm thấu dần vào nền kinh tế.

Du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Phú Yên

Hoài Luân |

Theo Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 vừa được phê duyệt, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh này.