Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Nắm bắt cơ hội, nhanh chóng bước lên “con tàu 4.0”

LÊ HOA - ĐẶNG TIẾN |

Ngày 13.7, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 và Diễn đàn cấp cao tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn. Cuộc CMCN 4.0 đem lại nhiều cơ hội và cũng đặt ra thách thức đối với nước ta.

Các chuyên gia cho rằng, nếu không có cách tiếp cận đúng và bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ, tình trạng dư thừa lao động kỹ năng thấp và sự bất bình đẳng trong xã hội.

Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của người Việt Nam, chúng ta sẵn sàng vượt qua thách thức để nắm bắt lấy cơ hội, nhanh chóng bước lên con tàu 4.0”.  

Lao động giá rẻ không còn là lợi thế

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đánh giá: CMCN mới mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu, tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững hơn và cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, mang lại tiềm năng cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa bằng cách đi tắt, đón đầu, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng tại triển lãm quốc tế công nghiệp 4.0. Ảnh: P.V
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng tại triển lãm quốc tế công nghiệp 4.0. Ảnh: P.V

Tuy nhiên, nếu không có cách tiếp cận đúng và bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ, tình trạng dư thừa lao động kỹ năng thấp và sự bất bình đẳng trong xã hội.

Bên cạnh đó, sự liên kết và gắn kết trong thời đại CMCN 4.0 dẫn tới vấn đề biên giới mềm, quyền lực mềm, vấn đề an ninh không gian mạng và an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao xuyên quốc gia. Từ đó, đòi hỏi cần có sự ứng phó và kiểm soát tốt để đảm bảo chủ quyền và an ninh cho người dân và đất nước.

Đánh giá về nguy cơ Việt Nam có thể gặp phải khi tham gia CMCN 4.0, ông David Ailman - thành viên Ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới - cho rằng, nhiều quốc gia thu nhập thấp đang đối mặt loại ra khỏi cuộc chơi. Tác động CMCN 4.0 sẽ mở ra nhiều việc làm mới trong thị trường lao động.

Như vậy, công ăn việc làm của người lao động thay đổi. Nếu thiếu năng động trong thị trường lao động sẽ là rào cản rõ nét. Vì vậy, lao động giá rẻ không phải là một lợi thế ở Việt Nam nữa. Chuyên gia này cho rằng, để không bị bật ra khỏi “con tàu” CMCN 4.0, người lao động phải nắm bắt được thị trường lao động và trang bị kỹ năng, cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin.

Việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất, nhiều chuyên gia lo ngại các nước phát triển sẽ chuyển dịch các nhà máy về các nước của họ. Trao đổi về vấn đề này, ông Albert Antoine - chuyên gia tư vấn cao cấp về trí tuệ nhân tạo (AI và công nghệ) - cho rằng điều trên không đáng lo ngại.

Hiện nay, Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng, cung cấp kỹ năng cho người lao động, bên cạnh đó có những chính sách thu hút đầu tư, giữ chân tập đoàn lớn. Trong bối cảnh công nghệ ứng dụng, thay thế việc làm giản đơn, cuộc cạnh tranh việc làm phục vụ nhu cầu sản xuất càng khốc liệt hơn.

Vì vậy, khuyến nghị Chính phủ chuẩn bị cho người lao động định hướng nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai. Ví dụ như taxi công nghệ đã thay đổi cuộc chơi và cần có tầm nhìn làm sao có thể trang bị kỹ năng cho lực lượng lao động của mình mới.

Nắm bắt cơ hội, nhanh chóng bước lên “con tàu 4.0”

Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chúng tôi rất đồng tình với cách đặt vấn đề của chuyên gia, diễn giả nêu. Đó là liệu Việt Nam có thể nằm ngoài cuộc chơi của CMCN 4.0? Câu trả lời ngắn gọn là không - công nghiệp 4.0 là một cuộc chơi mà mỗi quốc gia sẽ phải mặc định là một phần trong đó”.

“Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của người Việt Nam, chúng ta sẵn sàng vượt qua thách thức để nắm bắt lấy cơ hội, nhanh chóng bước lên con tàu 4.0” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam đã chủ động nghiên cứu chuyển giao công nghệ mới của thế giới như Internet vạn vật, dữ liệu lớn, robot… nhằm nâng cao sức cạnh tranh, đổi mới sức sáng tạo. Tuy nhiên, việc tiếp cận với công nghiệp 4.0 ở Việt Nam còn chậm và chưa bắt kịp với xu thế, bản chất của công nghiệp mới này.

Để chủ động khai thác những cơ hội do cuộc CMCN 4.0 mang lại, cũng như hạn chế những tác động không mong muốn, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam quyết tâm xây dựng các định hướng lâu dài và chính sách cụ thể.

Bên cạnh sự nỗ lực, phát huy sáng tạo của chính mình, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ và tham vấn của các đối tác phát triển, các doanh nghiệp, chuyên gia quốc tế trong bối cảnh khoa học, công nghệ tiến bộ vượt bậc, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng.

Thủ tướng cho biết Chính phủ, các bộ, ngành sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị về CMCN 4.0, một nghị quyết khoa học, sát thực tiễn của Việt Nam và gắn CMCN 4.0 với chiến lược phát triển quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, xây dựng mạng lưới nhân tài, kể cả người Việt và những người quan tâm đến Việt Nam, các chuyên gia giỏi của quốc tế về CMCN 4.0.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp tập trung vào một số nội dung. Đó là trước hết, tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh.

Phát triển nhanh nguồn nhân lực, thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi, chuyển đổi nghề nghiệp với những yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. 

Tại diễn đàn, Robot Sophia - công dân toàn cầu - chia sẻ: Công nghệ không cướp đi việc làm mà tạo ra việc làm. Việt Nam sẽ là mô hình đi đầu về công nghệ, ứng dụng và phát triển công nghệ sẽ mang đến nhiều việc làm hơn. Chẳng hạn smartphone đang tạo ra thêm việc làm cho những lái xe truyền thống, có thể làm các công việc như lái Uber, Grab, hay công nghệ cũng giúp con người thực hiện những công việc phức tạp như thực hiện phẫu thuật trình độ cao, hỗ trợ và giúp đỡ cho trẻ em.

CMCN 4.0 luôn luôn là thách thức với vấn đề việc làm trong xã hội. Việt Nam cần khuôn khổ chính sách cho sự phát triển của công nghệ. Chính phủ cần làm việc với tư nhân, cộng đồng để đảm bảo lợi ích của công nghệ tới được với tất cả xã hội.

LÊ HOA - ĐẶNG TIẾN
TIN LIÊN QUAN

Choáng váng với công nghệ "khủng" tại triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0

L.HOA |

Nhà máy thông minh, tự động hóa, in 3D, AI & robot học, cảm biến thông minh, big data, block chain..., là ứng dụng công nghệ và sản phẩm công nghiệp thông minh được giới thiệu tại triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0.

Cách mạng 4.0: Cơ hội tốt cho "đảo chiều" tư duy và hành động

L.HOA |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 4 vấn đề Việt Nam cần giải quyết để ứng dụng Cách mạng 4.0 vào phát triển tại Việt Nam.

Thư viện 4.0 - thích ứng trước cách mạng công nghiệp lần thứ 4

ngũ hiệp |

Thư viện được coi là nơi lưu giữ, cung cấp thông tin, tri thức cho mọi người, phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo... Tuy nhiên, trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (I4.0) với nền tảng dựa trên công nghệ số hóa đã có tác động lớn đến lĩnh vực thông tin - thư viện. 

8 xu hướng công nghệ được đầu tư mạnh trong năm 2023: AI, Metaverse

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo  Investment Monitor dẫn số liệu, báo cáo từ GlobalData, các xu hướng công nghệ hàng đầu được đầu tư vào năm 2023 sẽ xoay quanh AI, điện toán đám mây, an ninh mạng, metaverse, tiền điện tử, người máy, IoT và điện toán lượng tử.

Để Thành phố Thủ Đức trở thành cực tăng trưởng mới của TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Những đề xuất về tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành, các cơ chế tài chính vượt trội được kỳ vọng tháo gỡ các điểm nghẽn, sớm đưa Thành phố Thủ Đức trở thành cực tăng trưởng mới của TPHCM.

Hàng quán TPHCM mở cửa mùng 3 Tết, chưa ghi nhận tình trạng "chặt chém"

Huân Cao |

Mùng 3 Tết (ngày 24.1), nhiều hàng quán ở TPHCM đã mở cửa hoạt động phục vụ khách. Theo ghi nhận của PV, nhiều quán đều phụ thu thêm 10% để bù đắp chi phí tăng cao và trả lương thêm cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Dự báo diễn biến không khí lạnh trong những ngày Tết Nguyên đán tiếp theo

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, trong những ngày nghỉ tiếp theo của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, không khí lạnh duy trì cường độ ổn định tác động đến thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ.

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...

Choáng váng với công nghệ "khủng" tại triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0

L.HOA |

Nhà máy thông minh, tự động hóa, in 3D, AI & robot học, cảm biến thông minh, big data, block chain..., là ứng dụng công nghệ và sản phẩm công nghiệp thông minh được giới thiệu tại triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0.

Cách mạng 4.0: Cơ hội tốt cho "đảo chiều" tư duy và hành động

L.HOA |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 4 vấn đề Việt Nam cần giải quyết để ứng dụng Cách mạng 4.0 vào phát triển tại Việt Nam.

Thư viện 4.0 - thích ứng trước cách mạng công nghiệp lần thứ 4

ngũ hiệp |

Thư viện được coi là nơi lưu giữ, cung cấp thông tin, tri thức cho mọi người, phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo... Tuy nhiên, trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (I4.0) với nền tảng dựa trên công nghệ số hóa đã có tác động lớn đến lĩnh vực thông tin - thư viện.