Năm 2019: Gần 2000 người đi viện, 8 người chết vì ngộ độc thực phẩm

T.L |

Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn hết sức khó khăn. Thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn còn.

Theo báo cáo của Bộ Y tế tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm diễn ra ngày 11.1, sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 13, cơ quan chức năng đã khởi tố 28 vụ với 42 bị can về tội vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.

Đây là một điểm mới trong xử lý vi phạm an toàn thực phẩm so với trước khi có Chỉ thị 13. Từ năm 2017, tiêu chí bảo đảm an toàn thực phẩm đã được đưa vào là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Đã tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề nóng gây bức xúc trong nhân dân như sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Từ đầu năm 2017 đã không phát hiện các mẫu thịt nhiễm Salbutamol, tỷ lệ thực phẩm vi phạm các chỉ tiêu về kháng sinh giảm mạnh (năm 2018 chỉ còn 0,2%, so với năm 2016 là 1,76%)...

Năm 2019, toàn quốc ghi nhận 76 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 2.000 người mắc, 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong. So với năm 2018, số vụ giảm 32 vụ (29,6%), số mắc giảm 1.478 người (42,6%), số  đi viện giảm 1.135 người (37,2%), số tử vong giảm 9 người (52,9%).

Bộ Y tế cho biết, thách thức lớn nhất là sản xuất nhỏ lẻ (với trên 8 triệu hộ) với nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm, nhất là các thói quen, tập quán canh tác, sản xuất, mua bán, tiêu dùng nhỏ lẻ... đòi hỏi phải tiếp tục tuyên truyền vận động và nhất là thúc đẩy việc hợp tác, liên kết sản xuất quy mô lớn, chuyên canh, áp dụng quy trình tiên tiến. Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn hết sức khó khăn.

Thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn còn.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ  Đức Đam cho biết, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe của nhân dân, nòi giống, sức cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế. Đây cũng là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và từng người dân.

“Việc sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm không an toàn là vi phạm pháp luật, phi đạo đức, ích kỷ hại nhân, trái với luân thường đạo lý, với truyền thống nhân ái của dân tộc. Những hành vi này cần được chỉ rõ, lên án và xử lý nghiêm”, Phó Thủ tướng nói.

Đây là điều rất cần thiết, nhất là nước ta có trên 8 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, hàng triệu hộ chế biến kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Chúng ta cần thúc đẩy mạnh mẽ, khuyến khích nhân rộng mô hình sản xuất thực phẩm sạch, an toàn, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, tăng cường hậu kiểm quản lý theo chuỗi phù hợp với xu thế và thực hành về quản lý thực phẩm ở các nước phát triển trên thế giới.

T.L
TIN LIÊN QUAN

Bị phạt thế nào nếu vi phạm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm?

phạm hằng |

Bạn đọc có email honganhxx@x gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi thấy một số quán ăn đường phố không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?

Nhà hàng không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bị phạt thế nào?

phạm hằng |

Bạn đọc có email thuminh3@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi kinh doanh nhà hàng ăn uống, nhưng chưa kịp xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Mức xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?

Nhiều thông tin xấu, mục đích vụ lợi về an toàn thực phẩm

L.V |

"Vẫn còn tình trạng thông tin về an toàn thực phẩm thiếu chính xác hoặc chưa được kiểm chứng, thiếu căn cứ khoa học, thậm chí thông tin phục vụ mục đích không trong sáng, mục đích vụ lợi" - ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhận định.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Bị phạt thế nào nếu vi phạm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm?

phạm hằng |

Bạn đọc có email honganhxx@x gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi thấy một số quán ăn đường phố không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?

Nhà hàng không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bị phạt thế nào?

phạm hằng |

Bạn đọc có email thuminh3@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi kinh doanh nhà hàng ăn uống, nhưng chưa kịp xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Mức xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?

Nhiều thông tin xấu, mục đích vụ lợi về an toàn thực phẩm

L.V |

"Vẫn còn tình trạng thông tin về an toàn thực phẩm thiếu chính xác hoặc chưa được kiểm chứng, thiếu căn cứ khoa học, thậm chí thông tin phục vụ mục đích không trong sáng, mục đích vụ lợi" - ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhận định.