Mục tiêu lớn, cần huy động tối đa nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông

PHẠM ĐÔNG |

Theo các đại biểu Quốc hội, nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian tới là vô cùng lớn, việc việc xây dựng Luật Đường bộ được kỳ vọng tạo cơ chế huy động tối đa nguồn lực để phát triển.

Dự án Luật Đường bộ vừa được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 với kỳ vọng khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai pháp luật về giao thông đường bộ.

Đồng thời, tạo cơ chế để huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm tạo đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, làm cơ sở kết cấu lại các phương thức vận tải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giao thông, quản lý kết cấu hạ tầng, quản lý hoạt động vận tải.

Trao đổi với Lao Động ngày 11.11, đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) cho biết, thời gian qua, nguồn lực tài chính đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ngày càng lớn và đa dạng. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vẫn chiếm gần 2/3, lớn hơn so với các nước trong khu vực.

Ông Trần Văn Khải cho rằng, với xu hướng xã hội hóa, với sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư dưới nhiều hình thức, các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào các dự án giao thông ngày càng nhiều.

Trong khi đó, theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021, mục tiêu phấn đấu là rất lớn.

Cụ thể, về hệ thống đường cao tốc, cả nước có 41 tuyến cao tốc, tổng chiều dài hơn 9.000 km. Mục tiêu phấn đấu tới năm 2030, cả nước có khoảng 5.004 km đường bộ cao tốc (tăng khoảng 3.841 km so với năm 2021). Từ 2030 đến 2050, mục tiêu phấn đấu có thêm khoảng 4.000 km.

Nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch nêu trên là vô cùng lớn, ngoài khả năng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Chính vì vậy, theo đại biểu, việc ban hành chính sách phát triển giao thông đường bộ, huy động, xã hội hoá tối đa các nguồn lực xã hội ngay trong Luật Đường bộ lần này sẽ quyết định thành công trong việc thực hiện quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ tại Việt Nam trong 10 năm tới.

Để huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát bổ sung, thiết kế kỹ lưỡng, đột phá khuyến khích xã hội hoá đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Trần Vương
Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Trần Vương

Còn đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) nhấn mạnh cần bổ sung quy định trong dự thảo luật nhằm tạo cơ chế đầu tư phù hợp, đa dạng để thu hút, khuyến khích đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống giao thông đường bộ.

Trong đó ưu tiên cho một số khu vực, một số địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế, có tỷ trọng đóng góp ngân sách nhà nước lớn, một số khu vực, địa phương có điều kiện khó khăn về kinh tế - xã hội để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển ở các khu vực, địa phương này.

Đại biểu nhấn mạnh cần phải có chính sách mạnh mẽ để có thể thực hiện được một trong ba đột phá chiến lược là phát triển kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ có thể trình Quốc hội quyết định cơ chế đặc thù để giải quyết vướng mắc hoặc tạo cơ chế đột phá thực hiện nhanh một dự án giao thông đường bộ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội cả nước hoặc một vùng kinh tế động lực cụ thể.

Hôm 10.11, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, sau 15 năm, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã bộc lộ một số vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là các quy định về cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ.

"Việc xây dựng dự án Luật Đường bộ là rất cần thiết, được kỳ vọng tạo cơ chế để huy động tối đa nguồn lực, tạo đột phá phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, làm cơ sở kết cấu lại các phương thức vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn vận tải đường bộ", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị quy định cụ thể hạng giấy phép lái xe để đảm bảo minh bạch

Vương Trần - Cường Ngô |

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ không phân chia chi tiết các hạng giấy phép lái xe như trước mà chỉ quy định nguyên tắc phân hạng giấy phép lái xe. Trong khi đó, thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho hay, nhiều ý kiến đề nghị quy định cụ thể hạng giấy phép lái xe ngay trong dự thảo Luật để đảm bảo tính minh bạch.

Quy định cụ thể căn cứ cảnh sát được dừng xe để tránh lạm quyền

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Thảo luận ở tổ, ông Tống Văn Băng - Trưởng ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Đoàn ĐBQH Hải Phòng), cần quy định cụ thể hơn căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát để tránh việc khó thực thi, việc lạm quyền của cảnh sát giao thông (CSGT).

Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư có thể dẫn tới phí chồng phí

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Dự án Luật Đường bộ bổ sung quy định thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác.

Gần 1,2ha đất công bị phù phép thành đất tư giữa TP Hà Giang

Việt Bắc |

Từ một khu đất được giao cho cơ quan Nhà nước để thực hiện dự án trồng khảo nghiệm nhãn lồng, sau nhiều năm, gần 1,2ha đất công ngay giữa TP Hà Giang đã được phù phép để biến thành sở hữu tư nhân.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị của nhân viên trường học Bắc Ninh

LƯƠNG HẠNH |

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh tiếp tục quan tâm, rà soát, tham mưu tổ chức hoặc tổ chức theo thẩm quyền việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp (trường hợp có phân hạng) cho đội ngũ viên chức gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ trong trường học.

Mưa lớn gây ngập lụt cục bộ ở Hà Tĩnh, nước tràn vào nhà dân

TRẦN TUẤN |

Mưa lớn từ đêm 12 đến sáng nay (13.11) khiến một số nơi ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) bị ngập lụt cục bộ, nước tràn vào một số nhà, hàng ngàn học sinh đã nghỉ học.

Du khách ấm ức không được nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long vì lý do thời tiết

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trong khi đội tàu du lịch nghỉ đêm ở Cát Bà (Hải Phòng) tối 12 và đêm 13.11.2023 vẫn hoạt động bình thường thì hàng trăm tàu du lịch nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long lại bị dừng hoạt động vì lý do… thời tiết. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại suốt nhiều năm qua, gây thiệt hại nặng nề cho các chủ tàu, khiến du khách bức xúc bởi có những người bay chặng đường dài nhưng đến nơi không được tham quan vịnh.

Giá dầu dự báo giảm 1.000 đồng/lít vào chiều nay

Nguyễn Thúy |

Phiên giao dịch ngày 13.11 (giờ Việt Nam), giá dầu thế giới trong sắc xanh sau khi Iraq tái khẳng định việc tuân thủ giảm sản lượng khai thác. Trong nước, giá xăng dầu được dự báo giảm tối đa 1.000 đồng/lít (kg) vào chiều nay.

Đề nghị quy định cụ thể hạng giấy phép lái xe để đảm bảo minh bạch

Vương Trần - Cường Ngô |

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ không phân chia chi tiết các hạng giấy phép lái xe như trước mà chỉ quy định nguyên tắc phân hạng giấy phép lái xe. Trong khi đó, thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho hay, nhiều ý kiến đề nghị quy định cụ thể hạng giấy phép lái xe ngay trong dự thảo Luật để đảm bảo tính minh bạch.

Quy định cụ thể căn cứ cảnh sát được dừng xe để tránh lạm quyền

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Thảo luận ở tổ, ông Tống Văn Băng - Trưởng ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Đoàn ĐBQH Hải Phòng), cần quy định cụ thể hơn căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát để tránh việc khó thực thi, việc lạm quyền của cảnh sát giao thông (CSGT).

Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư có thể dẫn tới phí chồng phí

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Dự án Luật Đường bộ bổ sung quy định thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác.