Mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030: Mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam đột phá

thông chí |

Vào tháng 9.2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặt mục tiêu tới 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP. Để thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngay từ tháng 1.2020, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Đây là  Chỉ thị đầu tiên của Thủ tướng trong năm 2020, với những mục tiêu và các giải pháp nêu rõ trong Chỉ thị số 01/CT-TTg được các chuyên gia đánh giá là đột phá để thực tiễn hoá mục tiêu trong Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Khát vọng về Việt Nam hùng cường là tiền đề phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Chỉ thị nêu rõ, dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, học máy sâu, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạn vật…), chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới - kinh tế số, xã hội số, Chính phủ điện tử. “Đặc biệt, chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng chỉ mới bắt đầu quá trình chuyển đổi số”, Thủ tướng nêu bật trong Chỉ thị.

Cũng theo Theo Chỉ thị, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam” với hàm ý “Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới”. Những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

“Khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thị trường gần 100 triệu người và các bài toán đặc thù của Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính, tài nguyên, môi trường… chính là tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lớn mạnh và vươn ra thế giới”, Thủ tướng nhấn mạnh trong Chỉ thị.

Năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, muốn phát triển thì động lực quan trọng nhất là sử dụng công nghệ, nhất là công nghệ số. Năm 2020 là năm Việt Nam tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia, là năm chuyển đổi số quốc gia sâu rộng và toàn diện. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền Thông (TT&TT), Thủ tướng đã yêu cầu Bộ TTTT phải chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành đầu tư hạ tầng số đi trước một bước cho chuyển đổi số và đi đầu trong công cụ chuyển đổi số.

Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về chuyển đổi số quốc gia trong quý I.2020, các địa phương sẽ xây dựng chương trình chuyển đổi số của địa phương mình, cũng như chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo tinh thần nghị quyết 52 của Bộ Chính trị và hoàn thành trong quý II.2020. Năm 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia, đây là sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện.

Mặt khác, nói rõ hơn về mục tiêu phát triển doanh nghiệp công nghệ số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cứ mỗi 1.000 người dân là phải có 1 doanh nghiệp công nghệ số để thực hiện tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, chuyển giao lắp đặt và ứng dụng công nghệ, nhằm đưa công nghệ số ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp, mọi gia đình.

Phân tích về cơ hội đến từ nền kinh tế số, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định, thế giới đang bước vào kỷ nguyên số và nói đến kỷ nguyên số là nói đến đột phá công nghệ và chuyển dịch lao động. Việt Nam tuy xuất phát sau, nhưng có cơ hội, điều kiện rất lớn để thực hiện cách mạng 4.0.

“Việt Nam có hơn 64 triệu người sử dụng Internet, cao hơn mức trung bình của thế giới, nằm trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất tại Châu Á. Năm 2017, Việt Nam thuộc top 5 nước tăng trưởng công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới, 16%; đến 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh. Cũng trong năm qua, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã tăng 12 bậc lên vị trí thứ 47 toàn cầu. Chỉ số chính phủ điện tử cũng tăng thêm 10 bậc.

Năm 2020, khi thế giới bắt đầu triển khai 5G, Việt Nam sẽ là một trong những nước đầu tiên triển khai 5G. Nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn của Việt nam như Viettel, FPT, VNPT đang đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ không chỉ trong nước mà còn mở rộng sang thị trường quốc tế”, ông Lộc nói.

Kinh tế số chiếm 5% GDP trong năm 2019

Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2019” (e-Conomy Southeast Asia 2019) do Google, Temasek và Bain công bố cuối năm 2019, nền kinh tế số Việt Nam năm 2019 trị giá 12 tỉ USD (đóng góp 5% GDP quốc gia trong năm 2019), cao gấp 4 lần so với giá trị của năm 2015 và dự đoán chạm mốc 43 tỉ USD vào năm 2025, với các lĩnh vực: thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ.

Cũng theo báo cáo này, nền kinh tế số Việt Nam, cùng Indonesia, đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong khu vực Đông Nam Á, với trung bình 38%/năm so với 33% của cả khu vực tính từ năm 2015. Hà Nội và TPHCM là 2 trong 7 thành phố lớn phát triển nền kinh tế số của khu vực. Việt Nam trở thành thị trường đón nhận nguồn đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực (sau Indonesia và Singapore), với 600 triệu USD đầu tư từ 2018 đến nửa đầu 2019 so với tổng giá trị 350 triệu USD năm 2018 và 140 triệu USD của năm 2017.

Cần có Bộ Kinh tế số

Ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà nòng cốt là chuyển đổi số sẽ làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế, xã hội, quản trị quốc gia. “Trong nhiệm kỳ tới, nhiều lĩnh vực như kinh tế, kế hoạch, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, thông tin truyền thông… cần tái cấu trúc lại trong cơ cấu của Chính phủ. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông nên chuyển thành Bộ Kinh tế số. Bộ Kinh tế số này đảm nhận việc xây dựng hạ tầng số, các nền tảng (platform)… cho kinh tế số, cho các ngành kinh tế, xã hội”, ông Trực nói.

thông chí
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế số: Khác biệt ở công nghệ mới

TL (tổng hợp) |

Kinh tế số đang được đề cập đến thường xuyên hơn trong đời sống xã hội thời gian qua thay cho các khái niệm như kinh tế O2O (Online to Offline), kinh tế Internet... Sự thay đổi cách gọi này không chỉ là ở vỏ ngôn ngữ mà còn cả ở nội hàm của khái niệm.

Việt Nam đang ở đâu trong xu thế kinh tế số?

Thế Lâm |

Kinh tế số đang là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang lan tỏa mạnh mẽ. Với kinh tế số, chỉ có tiến – đi tới, ứng dụng những nền tảng công nghệ số để mở rộng, phát triển các mô hình kinh doanh mới có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn, chứ không thể lùi – tụt hậu.

Cách nào để kinh tế số chiếm trên 30% GDP?

PHONG NGUYỄN |

Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã nhấn mạnh vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế gắn chặt với đẩy mạnh kinh tế số, nhằm mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030. Vậy, làm thế nào để Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh dẫn đầu Châu Á.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Kinh tế số: Khác biệt ở công nghệ mới

TL (tổng hợp) |

Kinh tế số đang được đề cập đến thường xuyên hơn trong đời sống xã hội thời gian qua thay cho các khái niệm như kinh tế O2O (Online to Offline), kinh tế Internet... Sự thay đổi cách gọi này không chỉ là ở vỏ ngôn ngữ mà còn cả ở nội hàm của khái niệm.

Việt Nam đang ở đâu trong xu thế kinh tế số?

Thế Lâm |

Kinh tế số đang là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang lan tỏa mạnh mẽ. Với kinh tế số, chỉ có tiến – đi tới, ứng dụng những nền tảng công nghệ số để mở rộng, phát triển các mô hình kinh doanh mới có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn, chứ không thể lùi – tụt hậu.

Cách nào để kinh tế số chiếm trên 30% GDP?

PHONG NGUYỄN |

Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã nhấn mạnh vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế gắn chặt với đẩy mạnh kinh tế số, nhằm mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030. Vậy, làm thế nào để Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh dẫn đầu Châu Á.