Mô hình chính quyền đô thị TPHCM: Giảm biên chế, giảm chi ngân sách

Chung Vương Hà |

Chiều 26.10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP.Hồ Chí Minh. 2 điểm nổi bật của mô hình chính quyền đô thị ở TP.Hồ Chí Minh là thành lập “thành phố trong thành phố” và không tổ chức hội đồng nhân dân quận, phường. Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, nếu thực hiện việc này sẽ giúp bộ máy được tinh gọn, từ đó giảm biên chế, giảm chi ngân sách hàng nghìn tỉ đồng.

Tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu quả

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, Dự thảo Nghị quyết gồm 12 điều, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND và Chủ tịch UBND thành phố thuộc TPHCM. Một điểm đáng chú ý của dự thảo Nghị quyết là tổ chức chính quyền ‘‘Thành phố trong thành phố’’. Nội dung này hướng tới việc sáp nhập ba quận 2, 9 và Thủ Đức thành TP.Thủ Đức trực thuộc TPHCM. Đồng thời sẽ không tổ chức HĐND cấp quận, phường. Một điểm mới nữa là thành phố thuộc TPHCM sẽ có các phường trực thuộc (tại các phường này sẽ thực hiện không tổ chức HĐND).

Về thực hiện quyền đại diện của nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân, khi thực hiện không tổ chức HĐND quận, phường, bộ máy chính quyền cơ sở tinh gọn hơn, quyền đại diện và quyền dân chủ, quyền được tiếp nhận thông tin của người dân vẫn được đảm bảo và duy trì ở mức độ cao như trước đây.

Việc thực hiện theo Nghị quyết cũng sẽ góp phần thực hiện tinh giản biên chế, giảm được phần chi ngân sách cho hoạt động của HĐND và phụ cấp đại biểu HĐND ở quận và phường. Đồng thời, góp phần cải cách hành chính, giảm bớt trình tự, thủ tục trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương quận, phường, giảm thời gian giải quyết công việc.

Theo tính toán của TPHCM, nếu không tổ chức HĐND ở cấp quận, phường, dự kiến TP sẽ tiết kiệm khoảng 1.192 tỉ đồng tiền ngân sách/nhiệm kỳ; tinh giản được 665 đại biểu HĐND cấp quận, hơn 6.000 đại biểu HĐND cấp phường. Nếu được Quốc hội thông qua, Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1. 2021 và tổ chức thực hiện từ ngày 1.7.2021.

Cần tăng giám sát để tránh lạm quyền

Trao đổi với PV Lao Động về dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, Đại biểu Đỗ Văn Sinh - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội - cho biết tán thành với việc tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM.

Đại biểu Sinh cho rằng, để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền TPHCM phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Việc này phát huy những kinh nghiệm và kết quả đạt được trong thời gian thực hiện thí điểm trước đây, là cơ sở thực tiễn quan trọng để triển khai thực hiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị tại TPHCM.

Cũng theo đại biểu Sinh, việc không còn HĐND quận, phường sẽ góp phần tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi thường xuyên. Đồng thời, công việc của người dân, doanh nghiệp sẽ được đẩy nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho xã hội. Tuy nhiên, ông Sinh đặt vấn đề, để thực hiện được việc này cần tránh lạm quyền. Cần phải tăng quyền giám sát cho cấp trên và tổ chức khác như Mặt trận Tổ quốc. “Có 2 điều tôi cho rằng rất quan trọng, đó là cách thức tổ chức thực hiện, làm sao cùng với bộ máy như vậy, con người như vậy - gọn nhẹ lại nhưng vẫn đạt được hiệu quả, mục tiêu. Điều thứ hai là quyền đại diện của người dân không bị mất đi, các tổ chức vẫn giám sát được quyền lực của các cơ quan công quyền” - đại biểu Sinh nhấn mạnh.

Còn theo đại biểu Huỳnh Thành Chung (đoàn Bình Phước), TPHCM được xem là một đại đô thị của nước ta với hơn 10 triệu người cư trú và khách vãng lai, là một thành phố hết sức năng động. Những vấn đề của người dân sẽ được chú trọng giải quyết và nâng cao hơn bởi HĐND cấp thành phố.

Thực hiện mô hình chính quyền đô thị giúp người dân được hưởng lợi

Phát biểu tại phiên thảo luận về dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành ủy TPHCM - cho rằng, với mật độ dân số lớn, các vấn đề phát sinh lớn, đòi hỏi phải xử lý nhanh, nên khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị sẽ giúp cho việc thực hiện các vấn đề được đẩy nhanh hơn. Người dân sẽ được hưởng lợi.

Theo ông Nhân, thành phố đã làm hơn 6 năm thí điểm không có HĐND của 24 quận và huyện, 259 phường, xã, nên những vấn đề lo lắng có thể phát sinh thì đã thử nghiệm 6 năm. Thực tế cho thấy không phát sinh vấn đề lớn và thành phố cũng như theo kinh nghiệm Trung ương hướng dẫn có đủ năng lực để khắc phục.

Chung Vương Hà
TIN LIÊN QUAN

ĐBQH thảo luận về hiệu quả của mô hình chính quyền đô thị tại TPHCM

Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương |

Theo các Đại biểu Quốc hội, việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) mang lại những hiệu quả về giải quyết vấn đề của người dân, tinh giản biên chế.

Chính quyền đô thị ở TP.Hồ Chí Minh sẽ không còn HĐND cấp quận, phường?

Vương Trần |

Theo Dự thảo Nghị quyết Quy định việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP.Hồ Chí Minh dự kiến sẽ không còn HĐND cấp quận, cấp phường

Chính quyền đô thị phải ưu việt, tránh cứng nhắc, rập khuôn

Thuỳ Trang |

Ngày 15.10, UBND TP.Đà Nẵng cùng Bộ Nội vụ đã có buổi lấy ý kiến xây dựng nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Tại đây, các địa phương nêu rõ, việc hạn chế số lượng cán bộ công chức, gộp phòng ban nếu cứ rập khuôn làm cứng nhắc sẽ tạo nhiều áp lực, hiệu quả công việc không có, mô hình chính quyền không thể trở nên ưu việt.

Mô hình chính quyền đô thị TPHCM: Người dân được hưởng lợi gì?

minh quân |

Chính phủ mới đây đã thông qua Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM. Có 2 điểm nổi bật của mô hình chính quyền đô thị ở TPHCM, gồm: Thành lập “thành phố trong thành phố” - là hạt nhân tăng trưởng mới thúc đẩy kinh tế TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đồng thời không tổ chức HĐND quận, phường giúp bộ máy tinh gọn, đảm bảo phục vụ tốt hơn chất lượng cuộc sống của người dân.

Thẩm định Đề án tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm Đông |

Bộ Nội vụ vừa tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

ĐBQH thảo luận về hiệu quả của mô hình chính quyền đô thị tại TPHCM

Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương |

Theo các Đại biểu Quốc hội, việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) mang lại những hiệu quả về giải quyết vấn đề của người dân, tinh giản biên chế.

Chính quyền đô thị ở TP.Hồ Chí Minh sẽ không còn HĐND cấp quận, phường?

Vương Trần |

Theo Dự thảo Nghị quyết Quy định việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP.Hồ Chí Minh dự kiến sẽ không còn HĐND cấp quận, cấp phường

Chính quyền đô thị phải ưu việt, tránh cứng nhắc, rập khuôn

Thuỳ Trang |

Ngày 15.10, UBND TP.Đà Nẵng cùng Bộ Nội vụ đã có buổi lấy ý kiến xây dựng nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Tại đây, các địa phương nêu rõ, việc hạn chế số lượng cán bộ công chức, gộp phòng ban nếu cứ rập khuôn làm cứng nhắc sẽ tạo nhiều áp lực, hiệu quả công việc không có, mô hình chính quyền không thể trở nên ưu việt.

Mô hình chính quyền đô thị TPHCM: Người dân được hưởng lợi gì?

minh quân |

Chính phủ mới đây đã thông qua Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM. Có 2 điểm nổi bật của mô hình chính quyền đô thị ở TPHCM, gồm: Thành lập “thành phố trong thành phố” - là hạt nhân tăng trưởng mới thúc đẩy kinh tế TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đồng thời không tổ chức HĐND quận, phường giúp bộ máy tinh gọn, đảm bảo phục vụ tốt hơn chất lượng cuộc sống của người dân.

Thẩm định Đề án tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm Đông |

Bộ Nội vụ vừa tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.