Miễn nhiệm người có quá nửa tổng số phiếu "không tín nhiệm" ngay tại kỳ họp

Cường Ngô - Phạm Đông |

Với 470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 95,14%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Chiều 23.6, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua nghị quyết này.

Trong tổng số 473 Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết, có 470 đại biểu tán thành thông qua nghị quyết (chiếm tỉ lệ 95,14%); có 1 đại biểu không tán thành (chiếm tỉ lệ 0,20%) và 2 đại biểu không biểu quyết (chiếm tỉ lệ 0,40%).

Với đại đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo nghị quyết, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm (Điều 2), có ý kiến đề nghị không quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ cấp xã, để bảo đảm thống nhất với phạm vi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến nêu trên và chỉnh lý khoản 2 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết theo hướng việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ được thực hiện tại HĐND cấp tỉnh, cấp huyện.

Một số ý kiến đề nghị rà soát, quy định bổ sung đầy đủ các chức vụ, chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, hoặc phê chuẩn vào diện được lấy phiếu tín nhiệm.

Về ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành thì tổng số những người giữ các chức vụ, chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là khá lớn.

Do đó, để bảo đảm hiệu quả thiết thực của việc lấy phiếu tín nhiệm, dự thảo Nghị quyết chỉ xác định đối tượng thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm là những người giữ chức vụ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến việc ban hành và thực thi chính sách, hoặc người giữ chức vụ tại các cơ quan hoạt động thường xuyên và có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo mà không áp dụng đồng loạt đối với tất cả các chức vụ, chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn.

Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này như thể hiện trong dự thảo Nghị quyết.

 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Quốc hội
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Quốc hội

Đối với ý kiến đề nghị quy định người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” thì Quốc hội, HĐND xem xét miễn nhiệm ngay tại kỳ họp đó mà không chờ đến kỳ họp sau.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Việc dự thảo Nghị quyết quy định việc xem xét miễn nhiệm đối với người có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” có thể được thực hiện tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất là để bảo đảm tính linh hoạt trong việc thực hiện các quy trình về công tác nhân sự.

Quy định như vậy cũng phù hợp với thực tiễn hoạt động của HĐND ở địa phương, khi kỳ họp của HĐND thường chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Mặt khác, tại Điều 19 của dự thảo Nghị quyết đã bổ sung quy định về trách nhiệm báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của HĐND đến cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ và cơ quan cấp trên trực tiếp để thực hiện giám sát, nên các vấn đề về công tác cán bộ sẽ được theo sát và xử lý sớm nhất có thể, hạn chế để xảy ra tình trạng cán bộ có tín nhiệm thấp vẫn tiếp tục giữ chức vụ trong thời gian dài sau đó.

Cường Ngô - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 15.6, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp để cho ý kiến về một số vấn đề lớn, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Tránh lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ

NHÓM PV |

"Số lượng đại biểu HĐND của 1 xã là không nhiều. Chỉ cần một người hoặc một nhóm người của dòng họ chiếm số đông trong xã chi phối hoặc thao túng số phiếu có thể lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ", đại biểu Mai Thị Phương Hoa nêu ý kiến.

Làm rõ sự gương mẫu của vợ, chồng, con là tiêu chí để lấy phiếu tín nhiệm

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, cần cần nhắc rà soát và có thể làm rõ hơn nhóm đối tượng có quan hệ gia đình, gần gũi với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Bóng chuyền nữ Việt Nam giành vé vào chung kết AVC Challenge Cup 2023

MINH PHONG |

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam dễ dàng đánh bại đối thủ Ấn Độ tại bán kết với tỉ số chung cuộc 3-0 để giành vé chơi trận chung kết giải AVC Challenge Cup 2023.

Diễn biến Revital Việt Nam nợ 1.155 tỉ đồng trái phiếu làm thủ tục giải thể

Quang Dân |

Thông tin Công ty cổ phần Đầu tư Revital Việt Nam (Revital Việt Nam) có dư nợ trái phiếu 1.155 tỉ đồng đang làm thủ tục giải thể nhận được sự quan tâm của dư luận.

Việt Nam sẵn sàng phương án bảo hộ công dân ở Nga

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga theo dõi sát tình hình, sẵn sàng các phương án bảo hộ, hỗ trợ công dân, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở thành phố Rostov on Don và một số khu vực phía nam của Liên bang Nga.

Yêu người đàn ông đã có 2 con riêng và cái kết nghẹn ngào (Phần 2)

Nhóm PV |

Cô gái trong câu chuyện của chúng ta giống như cô tiên đi ra từ truyện cổ tích, chăm sóc hết mình cho 2 người con riêng của một người đàn ông. Liệu cô ứng xử thế nào với tình cảm của ông bố của 2 đứa trẻ. Mời các bạn cùng theo dõi tiếp câu chuyện.

Chương trình "Giờ thứ 9" do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV nhiều đổi mới sáng tạo, thành công tốt đẹp

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Sau 23 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, chiều 24.6, Quốc hội khóa XV bế mạc kỳ họp thứ 5. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã kịp thời có nhiều quyết sách quan trọng để thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 15.6, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp để cho ý kiến về một số vấn đề lớn, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Tránh lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ

NHÓM PV |

"Số lượng đại biểu HĐND của 1 xã là không nhiều. Chỉ cần một người hoặc một nhóm người của dòng họ chiếm số đông trong xã chi phối hoặc thao túng số phiếu có thể lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ", đại biểu Mai Thị Phương Hoa nêu ý kiến.

Làm rõ sự gương mẫu của vợ, chồng, con là tiêu chí để lấy phiếu tín nhiệm

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, cần cần nhắc rà soát và có thể làm rõ hơn nhóm đối tượng có quan hệ gia đình, gần gũi với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.