Lý giải nguyên nhân đưa dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ

Vương Trần |

Trong 5 năm qua, có hơn 16.800 vụ án đối tượng sử dụng các loại dao gây án, nhiều vụ giết người có tính chất rất manh động, tàn ác.

Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến thảo luận dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Một trong những điểm mới tại lần sửa đổi Luật lần này là đề xuất bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ. Trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số ý kiến băn khoăn về nội dung này.

Về nội dung sửa đổi này, Đại tá Vũ Minh Hùng - Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính và Trật tự xã hội (Bộ Công an) - cho biết, qua tổng kết 5 năm thi hành Luật thấy, trong tổng số 28.715 vụ đối tượng sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây án giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng… thì có đến 25.378 vụ (chiếm 88,4%) đối tượng sử dụng vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao gây án.

Riêng đối tượng sử dụng các loại dao gây án là 16.841/25.378 vụ (chiếm 66,4%), nhiều vụ đối tượng sử dụng dao nhọn, sắc có tính sát thương rất cao (dao bầu, dao phay, dao quắm…) giết người với tính chất rất manh động, tàn ác, dã man gây bức xúc dư luận xã hội, hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Mặt khác, thực tế hiện nay, tình trạng đối tượng là thanh, thiếu niên thành lập các băng, nhóm, tự hoán cải các loại dao sắc, nhọn, hàn thêm tuýp sắt dài từ 1m đến 2m để giải quyết mâu thuẫn, thanh toán lẫn nhau, đe dọa người dân, gây bức xúc dư luận xã hội.

Từ đó cho thấy, cần phải đưa dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ. Bên cạnh đó, vũ khí thô sơ khi được trang bị cho lực lượng vũ trang để sử dụng để đấu tranh trực diện, trực tiếp với tội phạm nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, các loại vũ khí này khi đối tượng sử dụng xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ con người cũng nguy hiểm như các loại vũ khí quân dụng khác;

Do đó, cần thiết phải đưa các loại vũ khí thô sơ này vào nhóm vũ khí quân dụng nhằm điều chỉnh nhận thức, hành vi của các đối tượng, giảm nguồn tội phạm.

"Tuy nhiên, dao có tính sát thương cao là phương tiện lưỡng dụng, được người dân sử dụng phổ biến trong lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để bảo đảm không ảnh hưởng, tác động đến đời sống xã hội của nhân dân nên dự thảo Luật chỉ quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí khi đối tượng sử dụng vào mục đích trái pháp luật; trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này" - Đại tá Hùng nói.

Như vậy, cần thiết phải quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí trong dự thảo Luật, trong đó được phân định rõ:

- Dao có tính sát thương cao khi sử dụng với mục đích trái pháp luật là vũ khí thô sơ.

- Dao có tính sát thương cao khi được trang bị cho lực lượng vũ trang và các lực lượng khác để thi hành công vụ hoặc sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người trái pháp luật là vũ khí quân dụng.

- Dao có tính sát thương cao sử dụng vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Theo Đại tá Vũ Minh Hùng, việc bổ sung dao vào danh mục vũ khí thô sơ có ý nghĩa hết rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Nhóm thiếu niên dùng tuýp sắt gắn dao chém đứt gân tay, cướp xe máy người đi đường ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhóm đối tượng từ 15-17 tuổi sử dụng hung khí tấn công người đi đường để cướp xe máy vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Tạm giữ hình sự nhóm đối tượng dùng dao cướp đôi dép mới mua của nam sinh

Bảo Nguyên |

Vĩnh Phúc - Thấy nam sinh đang đi đôi dép mới, nhóm thanh, thiếu niên đã chặn xe, dùng dao đe dọa để cướp.

Đề xuất bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ

Vương Trần |

Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) bổ sung quy định dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ. Trường hợp sử dụng vào mục đích lao động sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.

Học sinh lớp 9 chạy nước rút thi vào lớp 10, mỗi ngày chỉ ngủ 4-5 tiếng

Chân Phúc |

Tham gia học từ trường tới trung tâm luyện thi rồi đến các lớp học online và học ở nhà đến 1-2h sáng - nhiều học sinh lớp 9 tại TPHCM gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đang đến gần.

Điện ảnh Việt khó phát triển nếu không có chính sách ưu đãi

Huyền Chi |

Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến dài, tăng trưởng hằng năm và có những tác phẩm bùng nổ về doanh thu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản.

9 nhóm được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương từ 1.7

Phương Minh |

Có 9 nhóm đối tượng dự kiến được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương từ ngày 1.7.

2 mỏ vàng lớn nhất Tây Bắc đóng cửa im lìm

Nhóm PV |

2 mỏ vàng lớn nhất Tây Bắc đều đóng cửa im lìm do chưa được cấp phép khai thác trở lại.

Dẫn giải cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long ở phiên phúc thẩm

Việt Dũng |

Hơn 8h30, lực lượng dẫn giải đưa bị cáo Nguyễn Thanh Long - cựu Bộ trưởng Bộ Y tế vào phòng xét xử phiên tòa phúc thẩm liên quan đến đại án Việt Á.

Nhóm thiếu niên dùng tuýp sắt gắn dao chém đứt gân tay, cướp xe máy người đi đường ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhóm đối tượng từ 15-17 tuổi sử dụng hung khí tấn công người đi đường để cướp xe máy vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Tạm giữ hình sự nhóm đối tượng dùng dao cướp đôi dép mới mua của nam sinh

Bảo Nguyên |

Vĩnh Phúc - Thấy nam sinh đang đi đôi dép mới, nhóm thanh, thiếu niên đã chặn xe, dùng dao đe dọa để cướp.

Đề xuất bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ

Vương Trần |

Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) bổ sung quy định dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ. Trường hợp sử dụng vào mục đích lao động sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.