Luật Kinh doanh bất động sản: Tránh sửa mà không giải quyết được vướng mắc

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 12.4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4.2023.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết lí do tại sao chương trình phiên họp diễn ra trong 2,5 ngày, trống 0,5 ngày làm việc.

Đây là do dự án Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) dù dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến nhưng đến nay vẫn chưa có hồ sơ dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ dù đã đôn đốc nhiều lần nhưng vẫn xảy ra tình trạng chậm gửi hồ sơ, tài liệu dự án luật.

Trong thời gian 2,5 ngày làm việc, Chủ tịch Quốc hội cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án luật trong chương trình xây dựng luật pháp lệnh 2023 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 gồm Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) Luật Viễn thông (sửa đổi) và Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Đối với dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội - cho biết, thị trường bất động sản là một trong những thị trường cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành nghề kinh doanh bất động sản cũng là một trong những yếu tố đảm bảo cho tăng trưởng của nền kinh tế và liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau.

Luật này đã thực hiện được 8 năm, đến nay vẫn còn có một số vướng mắc và bất cập. Do đó, lần này Chính phủ để đề xuất sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến về phạm vi điều chỉnh; nghiên cứu kĩ lưỡng vấn đề tính thống nhất của hệ thống pháp luật bởi dự án luật này liên quan đến nhiều luật khác.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, giai đoạn này sửa là cần thiết nhưng đòi hỏi sâu sát để đáp ứng yêu cầu, tránh sửa xong nhưng không giải quyết được vướng mắc hay lại tạo ra những vướng mắc khác.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng

Về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, dự án luật này có ý nghĩa then chốt để thúc đẩy và tạo hành lang pháp lý cho quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam.

Về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại phiên họp thường kỳ thứ 21 (tháng 3.2023), Thường vụ Quốc hội đã nhất trí bổ sung dự án luật này vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh 2023 để trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 6. Đây là dự án luật rất là quan trọng liên quan đến đông đảo nhân dân và cử tri.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân tích rõ thêm tính hợp lý, khả thi, sự phù hợp của quy định trong dự thảo luật với đường lối, chủ trương của Đảng, cân nhắc kỹ lưỡng tác động của các chính sách mới được đề xuất đối với việc đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân. 

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, cũng tại phiên họp chuyên đề pháp luật này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về việc trình Quốc hội quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với các dự án Luật Đường bộ, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Ngoài các dù nội dung trên, tại phiên họp này, theo chương trình dự kiến ban đầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về tờ trình của Chính phủ đề xuất một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam dự kiến để đưa vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 5.

Mặt khác, vừa qua Chính phủ lại có tờ trình đề nghị sửa đổi, bổ sung dự án Luật Xuất nhập cảnh và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Do đó, cần cân nhắc kỹ lại chỉ nên trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội một dự án bởi 2 nội dung này giống nhau. Nếu trình sửa luật thì không cần trình nội dung để đưa vào nghị quyết chung của kỳ họp.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Thúc đẩy thị trường bất động sản: Không tiếp tay, hợp thức hoá sai phạm

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản nhưng không tiếp tay, hợp thức hoá những sai phạm, làm thất thoát tài sản Nhà nước, giải quyết đồng bộ chính sách an sinh xã hội.

Trình Quốc hội giám sát về quản lý thị trường bất động sản, nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG |

“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” là 2 trong số 4 chuyên đề sẽ được trình Quốc hội giám sát.

Luật Nhà ở (sửa đổi) rất cấp bách vì bất động sản có nhiều vấn đề nóng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) rất cấp bách vì lĩnh vực bất động sản có nhiều vấn đề "nóng" phải tiếp tục từng bước giải quyết.

Nhiều băn khoăn với việc quy định giao dịch bất động sản qua sàn

Gia Miêu |

Quy định giao dịch bất động sản phải thông qua sàn giao dịch tại dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Bình Định: Dự án nghìn tỉ biến thành "bẫy" vì thi công dang dở

Hoài Luân |

Dự án nghìn tỉ tại Bình Định sau gần 9 năm triển khai vẫn chỉ là bãi đất trống đầy cỏ dại, nhiều hang hóc, cọc sắt lởm chởm từ các miệng cống thoát... như những cái "bẫy", gây mất an toàn cho người dân.

Nâng khống giá, rút ruột tiền 2 gói thầu thiết bị giáo dục ở Thanh Hoá

Quang Việt |

Được cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (GDĐT) tạo điều kiện, các công ty thực hiện gói thầu thiết bị giáo dục đã nâng khống giá, rút ruột tiền Nhà nước.

Quá nhiều khâu trung gian, giá thịt lợn bị đẩy lên cao vô lý

MINH HÀ - XUÂN HẠ |

Theo các chuyên gia kinh tế, mức chênh lệch lớn giữa giá lợn hơi và lợn thành phẩm hiện nay là do thịt lợn đến tay người tiêu dùng phải qua quá nhiều khâu trung gian khiến giá bị đội lên. Hơn nữa, mức chiết khấu cao ở siêu thị cũng là nguyên tác động đến giá thịt lợn.

Bát nháo nhà trọ hộp diêm vì thiếu tiêu chuẩn phòng ở

Thu Giang |

Việc bổ sung tiêu chuẩn xây dựng nhằm chuẩn hóa và nâng cao chất lượng phòng trọ, khu nhà trọ cho thuê đang được nhiều chuyên gia bất động sản kỳ vọng sẽ "thanh lọc", giám sát chặt chẽ hoạt động xây dựng, đầu tư kinh doanh nhà trọ.

Thúc đẩy thị trường bất động sản: Không tiếp tay, hợp thức hoá sai phạm

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản nhưng không tiếp tay, hợp thức hoá những sai phạm, làm thất thoát tài sản Nhà nước, giải quyết đồng bộ chính sách an sinh xã hội.

Trình Quốc hội giám sát về quản lý thị trường bất động sản, nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG |

“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” là 2 trong số 4 chuyên đề sẽ được trình Quốc hội giám sát.

Luật Nhà ở (sửa đổi) rất cấp bách vì bất động sản có nhiều vấn đề nóng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) rất cấp bách vì lĩnh vực bất động sản có nhiều vấn đề "nóng" phải tiếp tục từng bước giải quyết.