Luật Căn cước công dân sửa đổi sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Theo thông báo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất các nguyên tắc lập dự kiến Chương trình năm 2024 và điều chỉnh Chương trình năm 2023.

Đồng thời, đánh giá cao công tác chuẩn bị hồ sơ, tài liệu về dự kiến chương trình năm 2024, điều chỉnh chương trình năm 2023 của Chính phủ, TAND tối cao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ĐBQH Nguyễn Anh Trí và công tác thẩm tra.

Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định bổ sung các dự án này vào chương trình năm 2023, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 theo quy định.

Về dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và dự thảo Nghị quyết về Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh: Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nội dung đồng thời với việc xem xét đề nghị bổ sung các dự án này vào Chương trình kỳ họp thứ 5 tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4.2023 và phiên họp thứ 23 (tháng 5.2023).

Về 3 dự án Luật đã được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến, bao gồm Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nội dung tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4.2023 để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung vào chương trình.

Trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung 4 dự án, bao gồm Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản vào chương trình năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6.

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 đối với 06 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Lưu trữ (sửa đổi), Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 đối với 9 dự án luật, bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật Công chứng (sửa đổi), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Địa chất và Khoáng sản, Luật Phòng không nhân dân, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Công đoàn (sửa đổi).

Trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 9 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 đối với dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Với dự án Luật Bản dạng giới: Giao Thường trực Ủy ban Pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực Ủy ban Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế làm việc với ĐBQH Nguyễn Anh Trí về việc tiếp thu ý kiến thẩm tra, ý kiến của Chính phủ để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật. Trong đó cần làm rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh và tên gọi của luật, nội dung các chính sách, các vấn đề liên quan, thời gian trình, chủ thể trình…

Tiếp tục gửi xin ý kiến Chính phủ và Thường trực Ủy ban Xã hội, Ủy ban Pháp luật có ý kiến thẩm tra trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp thứ 23.

Đối với dự án Luật Dân số (sửa đổi), tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ đáp ứng đúng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Bỏ vân tay, quê quán trên căn cước công dân: 80 triệu thẻ đã cấp vẫn có giá trị

Vương Trần |

Trước đề xuất thay đổi một số hình thức thể hiện trên thẻ căn cước công dân, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - cho biết, những thẻ căn cước công dân đã cấp vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.

Những điểm mới đáng chú ý của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

HỮU CHÁNH |

Đề xuất Chứng minh nhân dân sử dụng đến hết năm 2024; bổ sung quy định về cấp thẻ căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi; lược bỏ vân tay, sửa đổi thông tin số thẻ căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú... là những điểm mới của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được Bộ Công an trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Bộ Công an nói về việc cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi

HỮU CHÁNH |

Theo Bộ Công an, việc cấp căn cước công dân (CCCD) cho người dưới 14 tuổi sẽ góp phần giảm thiểu được giấy tờ, thủ tục hành chính, phát huy được giá trị của việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD và tiện ích của thẻ CCCD định danh điện tử.

Làm theo trend trên TikTok, du học sinh Việt tại Đức gặp rắc rối

KHÁNH AN |

Sau khi đăng tải đoạn video về một cụ già trong viện dưỡng lão lên TikTok, một du học sinh Việt tại Đức đã bị cảnh sát mời lên làm việc.

Lôi kéo "bốc đầu xe" dịp Giỗ Tổ trên Facebook, thanh niên bị triệu tập

Tô Công |

Phú Thọ - Ngày 19.4, Công an TP Việt Trì đã triệu tập L.Q.V - quản trị viên của nhóm Facebook “Việt Trì Xịn 19” vì nhiều hành vi sai trái trên không gian mạng.

Cơ quan tư pháp đã hướng dẫn cựu tử tù Hàn Đức Long đòi bồi thường oan sai

Vương Trần |

Hiện nay, TAND cấp cao tại Hà Nội đã thụ lý đơn theo yêu cầu của ông Hàn Đức Long và giải quyết theo quy định của Luật Tố tụng dân sự.

Trưởng khoa Đại học Luật Hà Nội bị tố cưỡng dâm nữ sinh đã thôi việc

Ái Vân |

Một trưởng khoa tại Trường Đại học Luật Hà Nội bị tố cưỡng dâm nữ sinh đã bị kỷ luật cảnh cáo và được giải quyết cho thôi việc.

Quy đổi 4.0 IELTS thành 10 điểm tiếng Anh có quá dễ dãi?

Nhung Phùng |

Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc thí sinh có điểm IELTS 4.0 sẽ được quy đổi thành 10 điểm tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT gây nhiều tranh cãi trái chiều.

Bỏ vân tay, quê quán trên căn cước công dân: 80 triệu thẻ đã cấp vẫn có giá trị

Vương Trần |

Trước đề xuất thay đổi một số hình thức thể hiện trên thẻ căn cước công dân, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - cho biết, những thẻ căn cước công dân đã cấp vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.

Những điểm mới đáng chú ý của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

HỮU CHÁNH |

Đề xuất Chứng minh nhân dân sử dụng đến hết năm 2024; bổ sung quy định về cấp thẻ căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi; lược bỏ vân tay, sửa đổi thông tin số thẻ căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú... là những điểm mới của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được Bộ Công an trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Bộ Công an nói về việc cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi

HỮU CHÁNH |

Theo Bộ Công an, việc cấp căn cước công dân (CCCD) cho người dưới 14 tuổi sẽ góp phần giảm thiểu được giấy tờ, thủ tục hành chính, phát huy được giá trị của việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD và tiện ích của thẻ CCCD định danh điện tử.