Luật An ninh mạng nghiêm cấm những hành vi nào?

Lê Phương |

Sáng 12.6, với 86,86% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật An ninh mạng.

Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; có hiệu lực từ ngày 1.1.2019.

Điều 8 của Luật An ninh mạng quy định chi tiết 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm.

Cụ thể, người dùng bị cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi: Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;….

Các hành vi như:

Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cũng bị cấm.

Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng,… đều nằm trong danh sách cấm của Luật.

Tại chương 3 của Luật với 7 điều quy định về phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.

Cụ thể, Điều 16 của chương nêu, thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng, bao gồm việc: "Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự".

Cũng tại điều này quy định, thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác...

Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại một số khoản được nêu tại Điều 16, phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam

Tại Điều 26 của Luật quy định, các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng.

Cùng với đó, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Doanh nghiệp trong và ngoài nước có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Doanh nghiệp nước ngoài liên quan đến lĩnh vực nêu trên được yêu cầu đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Lê Phương
TIN LIÊN QUAN

86,86% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng

Khánh Hoà |

Ngày 12.6, 86,86% đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng

Người dùng internet hàng ngày đối mặt với cạm bẫy an ninh mạng

Thẩm Hồng Thụy |

Ngày 29.5, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật An ninh mạng ở góc độ “quốc gia đại sự”. Tuy nhiên cần nhận thức rằng, an ninh mạng ngày nay còn liên quan thiết thân đến đời sống dân sinh và hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là về an ninh thông tin.

Dự thảo Luật An ninh mạng: Tránh lợi dụng chiếm đoạt tài sản, đánh bạc

LÊ PHƯƠNG |

Sáng 29.5, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật An ninh mạng.

Mời 6 bác sĩ bị đề nghị cấm cửa quay lại giải quyết cam kết hợp đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Sở Y tế Bình Dương cho biết, sẽ mời 6 bác sĩ tự ý nghỉ việc quay về đơn vị cũ để giải quyết các vấn đề đã cam kết thực hiện hợp đồng.

Hư thực ồn ào Trấn Thành giành chỗ với khán giả, đòi bao cả rạp để riêng tư

ĐÔNG DU |

Trước thông tin một tài khoản mạng xã hội có tên N.V tố Trấn Thành có hành động không đẹp với khán giả tại rạp chiếu phim, đại diện phía rạp CGV đã lên tiếng.

Ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục làm Trưởng ban thi đấu AFC

HOÀNG HUÊ |

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục được Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) giao trọng trách giữ vị trí Trưởng ban thi đấu AFC.

TP.Móng Cái dừng hoạt động cơ sở bị tố xét nghiệm COVID-19 nhập nhèm giá

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND TP.Móng Cái sáng nay (3.3) cho biết, cơ sở dịch vụ y tế tại địa chỉ số 5, Lê Hữu Trác, phường Ka Long, TP.Móng Cái đã bị dừng mọi hoạt động liên quan đến các dịch vụ y tế. Cơ sở này trước đó bị tố có sự nhập nhèm tính giá xét nghiệm COVID-19

Khốn khổ khi đối diện xe độ đèn ban đêm

Quý An |

Độ đèn ôtô như một thứ "mốt", bất chấp các tiêu chuẩn chiếu sáng và nguy cơ không đủ tiêu chuẩn đăng kiểm.

86,86% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng

Khánh Hoà |

Ngày 12.6, 86,86% đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng

Người dùng internet hàng ngày đối mặt với cạm bẫy an ninh mạng

Thẩm Hồng Thụy |

Ngày 29.5, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật An ninh mạng ở góc độ “quốc gia đại sự”. Tuy nhiên cần nhận thức rằng, an ninh mạng ngày nay còn liên quan thiết thân đến đời sống dân sinh và hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là về an ninh thông tin.

Dự thảo Luật An ninh mạng: Tránh lợi dụng chiếm đoạt tài sản, đánh bạc

LÊ PHƯƠNG |

Sáng 29.5, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật An ninh mạng.