THẢO LUẬN VỀ LUẬT AN NINH MẠNG:

Luật An ninh mạng: Một cửa 3 khóa - chắc chắn hay cồng kềnh?

ĐỨC THÀNH - XUÂN HẢI |

Ngày 23.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật an ninh mạng (dự thảo Luật). Nhiều đại biểu tranh luận giữa 2 luồng quan điểm cần thiết ban hành luật này hay không cần thiết?

Người ta dùng công nghệ đám mây chúng ta làm gì được?

Ở nhóm quan điểm không cần thiết, các đại biểu nêu lý do sự chồng chéo giữa luật này với các luật hiện hành, hoặc các quy định trong dự thảo luật có thể gây ra việc vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Sau khi chỉ ra những ví dụ cụ thể về sự chồng chéo của luật này với các luật hiện hành, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đánh giá sự phù hợp của dự thảo luật với các điều ước quốc tế, quy định nhà cung cấp dịch vụ mạng phải đặt cơ quan đại diện máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam: “Quy định này trái với cam kết Tổ chức thương mại thế giới và Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam của Việt Nam. Vì trong cam kết Tổ chức thương mại thế giới, dịch vụ viễn thông cung cấp qua biên giới là không hạn chế tiếp cận thị trường, trừ một số trường hợp cụ thể nhưng trong các trường hợp loại trừ đó không quy định phải có cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam và cam kết trong Hiệp định tự do EU - Việt Nam cũng tương tự” - ĐB Thúy khẳng định.

“Có thể coi 2 luật Luật An ninh quốc gia, Luật An toàn thông tin mạng như 2 chiếc khóa rất chắc chắn, nay thêm Luật An ninh mạng không khác gì thêm chiếc khóa thứ ba” - ĐB Thúy nhấn mạnh và nêu câu hỏi hình ảnh: “Hai khóa đã đủ chắc chắn chưa, nếu thêm một khóa chỉ để khóa cùng một cửa nhưng lại giao cho một người khác giữ chìa thì chắc hơn, hay cồng kềnh hơn?”.

Đồng tình với quan điểm này, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng “chúng ta có thể bắt ép các Cty đa quốc gia đặt máy chủ tại Việt Nam, nhưng người ta không sử dụng, hay sử dụng những công nghệ đám mây thì chúng ta làm gì được”.

ĐB Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) băn khoăn: “Nếu các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Facebook không chấp nhận đặt máy chủ người dùng tại Việt Nam thì người dùng tại Việt Nam không thể sử dụng Google, Facebook với rất nhiều dịch vụ tiện ích. Điều này có thể làm kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp nội dung số đang bùng nổ hiện nay, dẫn đến người Việt Nam sẽ khó có cơ hội chia sẻ tài nguyên, tìm kiếm thông tin trên không gian mạng, từ đó khó có cơ hội để nâng cao kiến thức ứng dụng và phát triển công nghiệp nội dung số tại Việt Nam”.

Cần thiết và đồng tình

Trong khi đó, ở luồng quan điểm ủng hộ, ĐB Triệu Tuấn Hải (Lạng Sơn) cung cấp thông tin: “Hoạt động tấn công mạng nhằm vào các cơ quan nhà nước, hệ thống tài chính, hàng không, ngân hàng, hạ tầng thông tin của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp. Hiện nay, Việt Nam là nước nằm trong nhóm quốc gia bị tấn công nhiều nhất, gấp đôi so với mức trung bình của thế giới. Từ đầu năm 2017 đến nay, đã có 7733 trang cổng thông tin điện tử, trong đó có 246 trang cổng thông tin điện tử thuộc quản lý của các cơ quan nhà nước bị tin tặc tấn công”.

“Việt Nam chưa có văn bản pháp luật về công tác an ninh mạng, các quy định hiện có về an toàn thông tin mạng chưa đủ sức răn đe ngăn chặn các hành vi vi phạm trên không gian mạng, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác an ninh mạng đưa ra trong tình hình mới. Do đó, việc xây dựng, ban hành, triển khai Luật An ninh mạng là hết sức cần thiết” - ĐB Hải nhận định.

Bàn về có hay không sự chồng chéo với các luật hiện hành, ĐB Hải kết luận: “Dự thảo Luật An ninh mạng nhìn nhận vấn đề dưới góc độ an ninh, phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật chứ không nhìn nhận vấn đề dưới góc độ đảm bảo an toàn, tính toàn vẹn và bảo mật như Luật An toàn thông tin mạng. Đây không phải là việc chồng chéo giữa 2 luật”.

Đồng quan điểm, ĐB Lê Tấn Tới (Bạc Liêu) cho biết, số liệu báo cáo của Liên Hợp quốc vào năm 2017 thì Việt Nam là nước nằm trong quốc gia đứng trước hiểm họa an ninh mạng, có chỉ số an ninh mạng thấp nhất Châu Á. Vì thế, việc ban hành luật này là cần thiết và không có chuyên trùng giẫm với các luật hiện hành bởi “có sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau” - ĐB Tới khẳng định.

Tự nhận đánh giá vấn đề dưới góc độ của nhà quản lý, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho biết: “Trên thế giới, nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Úc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc cũng đã có Luật An ninh mạng”.

ĐB Cầu cho rằng, việc doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thu lợi nhuận trên lãnh thổ Việt Nam thì phải bình đẳng như các doanh nghiệp khác. Trước yêu cầu đặt máy chủ tại Việt Nam, đã có 14 nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Úc, Canada, Columbia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... đã yêu cầu các nhà mạng thực hiện nhiệm vụ này. Yêu cầu này vì sao các nước đó làm được, Việt Nam lại không làm được?

ĐỨC THÀNH - XUÂN HẢI
TIN LIÊN QUAN

Mời 6 bác sĩ bị đề nghị cấm cửa quay lại giải quyết cam kết hợp đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Sở Y tế Bình Dương cho biết, sẽ mời 6 bác sĩ tự ý nghỉ việc quay về đơn vị cũ để giải quyết các vấn đề đã cam kết thực hiện hợp đồng.

Hư thực ồn ào Trấn Thành giành chỗ với khán giả, đòi bao cả rạp để riêng tư

ĐÔNG DU |

Trước thông tin một tài khoản mạng xã hội có tên N.V tố Trấn Thành có hành động không đẹp với khán giả tại rạp chiếu phim, đại diện phía rạp CGV đã lên tiếng.

Ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục làm Trưởng ban thi đấu AFC

HOÀNG HUÊ |

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục được Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) giao trọng trách giữ vị trí Trưởng ban thi đấu AFC.

TP.Móng Cái dừng hoạt động cơ sở bị tố xét nghiệm COVID-19 nhập nhèm giá

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND TP.Móng Cái sáng nay (3.3) cho biết, cơ sở dịch vụ y tế tại địa chỉ số 5, Lê Hữu Trác, phường Ka Long, TP.Móng Cái đã bị dừng mọi hoạt động liên quan đến các dịch vụ y tế. Cơ sở này trước đó bị tố có sự nhập nhèm tính giá xét nghiệm COVID-19

Khốn khổ khi đối diện xe độ đèn ban đêm

Quý An |

Độ đèn ôtô như một thứ "mốt", bất chấp các tiêu chuẩn chiếu sáng và nguy cơ không đủ tiêu chuẩn đăng kiểm.

Hơn 200 lượt phương thức xét tuyển không có thí sinh nhập học

Vân Hà |

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đánh giá, trong mùa tuyển sinh năm 2022, nhiều phương thức xét tuyển không hiệu quả, không có thí sinh nhập học, gây nhiễu loạn thông tin cho thí sinh.

Tín ngưỡng thuần túy không thu tiền, không bắt ma như "thầy" Cao Anh

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt phóng sự phản ánh việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, ngang nhiên truyền bá mê tín dị đoan, thu hút người dân sa đà vào các dịch vụ tâm linh để trục lợi đang diễn ra tại Linh Quang Điện của doanh nhân Cao Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội), luật sư Nguyễn Hồng Tâm khẳng định: Tất cả các hoạt động tín ngưỡng thuần túy đều không có chuyện thu tiền với mức độ quy mô, chuyên nghiệp đến như vậy.

Xem bói đầu năm: Nhận diện chiêu thao túng tâm lý các con nhang sùng tín

NHÓM PV |

Trong không gian điện thờ tự phong, bằng phong thái “con nhà thánh”, những ông cậu – bà cô hành nghề xem bói, bói toán liên tục đánh vào tâm lý gây tò mò, muốn biết tương lai, vận hạn đã dễ dàng kiểm soát, thao túng người nghe.