Lo ngại với chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Thùy Linh - Chân Phúc |

Hình ảnh về suất cơm bán trú lèo tèo chỉ 1 miếng giò, vài miếng cá, thịt, ít cọng giá... tại Trường THCS Yên Nghĩa (TP Hà Nội) đang khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Những sự việc liên quan đến bữa ăn của học sinh xảy ra gần đây, càng khiến nhiều người lo ngại về chất lượng bữa ăn bán trú ở trường học.

Bữa ăn bán trú cần đảm bảo dinh dưỡng

Phụ huynh có con học ở Trường THCS Yên Nghĩa phản ánh, suất ăn ở trường của con có giá 32.000 đồng nhưng thức ăn chỉ vài món lèo tèo, không đủ no. Có bữa khay cơm chỉ vài cọng giá, một miếng giò và vài ba miếng chả cá. Bữa khác, suất ăn cũng chỉ một ít khoai tây, 3-4 miếng cá chiên giòn nhỏ và thay miếng giò bằng thịt lợn.

Lo lắng về dinh dưỡng bữa ăn bán trú, phụ huynh đột xuất kiểm tra bữa ăn bán trú và quá bất ngờ khi thấy thực phẩm đầu vào ngày 11.10 không đủ so với định lượng cho 500 học sinh ăn bán trú/ngày.

Sau khi có thông tin của phụ huynh phản ánh, nhà trường và đại diện phụ huynh học sinh đã làm việc với Công ty Hoa Sữa, đơn vị cung ứng thực phẩm và chế biến suất ăn cho học sinh. Công ty xác nhận do người chia suất ăn chia chưa đồng đều nên có một số khay thức ăn bị ít thức ăn.

Chia sẻ với phóng viên Lao Động, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia - cho rằng, bữa ăn bán trú ngoài yếu tố an toàn thì cần phải đảm bảo chất lượng. Đối với năng lượng của các bữa ăn cho học sinh tại trường học, cần bảo đảm theo tỉ lệ chung, theo từng nhóm tuổi.

“Các trường học cần bảo đảm xây dựng thực đơn bữa ăn khoa học, cân đối, hợp lý, thực đơn bữa ăn học đường phải bảo đảm đa dạng thực phẩm. Chế biến gồm có món xào, món mặn, món canh, món tráng miệng. Nên đạt tối thiểu trên 10 loại thực phẩm khác nhau, có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới gồm: Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (thịt, cá, thủy sản, trứng, đậu đỗ...), chất béo (dầu ăn, mỡ), chất bột đường (cơm, mì, phở, bún...), rau, trái cây, sữa trong đó nhóm chất béo là bắt buộc. Thực đơn mang tính khả thi, chế biến hợp lý bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

Trường hợp nếu khẩu phần ăn không đáp ứng đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới cân nặng và chiều cao của trẻ. Trẻ sẽ thiếu các vi chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất...” - PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh.

Nhà trường, phụ huynh và học sinh cùng phải phối hợp giám sát

Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong các bữa ăn bán trú cũng được phụ huynh đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học thời gian qua.

Tại TPHCM, vụ việc cô trò cùng ăn bán trú rồi đau bụng cũng vừa xảy ra tại Trường THCS Vân Đồn (Quận 4, TPHCM). Ngày 9.10, khoảng 60/1.100 học sinh trường này xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn ói vào buổi tối sau khi ăn bữa trưa bán trú tại trường.

Không chỉ riêng học sinh, bà Lê Thị Thùy - Hiệu trưởng trường - cho biết, bà cũng bị đau bụng vào tối cùng ngày 9.10 sau khi sử dụng suất ăn bán trú tại trường.

“Hằng ngày tôi luôn dùng suất bán trú trước 1 tiếng so với giờ ăn của học sinh. Qua đây, tôi cũng có thể kiểm tra được khẩu phần ăn, cách chế biến có vừa miệng hay không và quan trọng nếu có xảy ra vấn đề gì thì tôi chịu trước” - bà Thùy nói.

Theo bà Thùy, từ trước tới nay việc thực hiện kiểm soát bữa ăn bán trú được nhà trường thực hiện rất chặt chẽ. “Việc lưu mẫu, hủy mẫu hay các tiết phẩm đầu vào được nhà trường thực hiện chặt chẽ hằng ngày. Sau sự việc, nhà trường đã tạm thời cắt hợp đồng với đơn vị cung cấp bữa ăn ngày hôm đó để chờ kết quả xét nghiệm (dự kiến ngày 20.10)” - bà Thùy thông tin.

Còn tại Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh, TPHCM), bà Hứa Thị Diễm Trâm - Hiệu trưởng trường - cho biết, bữa ăn bán trú đang được nhà trường thực hiện theo hình thức bếp ăn công nghiệp, hiện có khoảng 1.200/2.300 số học sinh của trường tham gia ăn bán trú.

Nữ hiệu trưởng cho biết, phía nhà trường thực hiện kiểm tra thường xuyên, thông qua các bảo mẫu là giáo viên trong trường, từ đó nắm tình hình từng bữa ăn, xem bữa ăn đó có gì, có đảm bảo khẩu phần ăn, đảm bảo dinh dưỡng hay khẩu vị của học sinh hay không?

Về phụ huynh, trực tiếp là Ban đại diện Cha mẹ học sinh có thể vào trường kiểm tra đột xuất bất cứ khi nào.

Phía học sinh, nhà trường thực hiện hỏi ngẫu nhiên ý kiến của các em học sinh như thế nào sau các bữa ăn. Nếu có những ý kiến không phù hợp nhà trường sẽ tiến hành nhắc nhở ngay với phía cung cấp suất ăn để có thể kịp thời thay đổi.

Lý do khiến suất cơm 32.000 đồng lèo tèo vài món

Liên quan đến phản ánh của Báo Lao Động về việc suất cơm bán trú giá 32.000 đồng nhưng lèo tèo vài món, Trường THCS Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) đã tổ chức cuộc họp ba bên: Phụ huynh, ban giám hiệu và đơn vị cung cấp suất ăn bán trú. Theo đó, Trường THCS Yên Nghĩa ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại và Chế biến suất ăn Hoa Sữa cung cấp suất ăn bán trú cho học sinh với số lượng 450 - 500 suất/ngày. Giá bữa ăn là 32.000 đồng. Thực đơn do nhà trường và phụ huynh học sinh lựa chọn và kiểm duyệt công khai.

Hiệu trưởng nhà trường - bà Hoàng Thị Thu Trinh - lý giải, mỗi suất ăn giá 32.000 đồng đã bao gồm 7 loại chi phí, gồm: Giá thực phẩm 24.820 đồng, nhân công 3.300 đồng, điện nước 230 đồng, khấu hao tài sản 500 đồng, thuế VAT 2.560 đồng, vệ sinh 320 đồng, lãi dự kiến 270 đồng.

Có mặt tại cuộc họp, ông Vũ Thanh Bình - Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Chế biến suất ăn Hoa Sữa - xác nhận, ngày 11 - 12.10, do người chia suất ăn chia chưa được đồng đều nên có một số khay bị ít thức ăn. Các nhân viên chia thức ăn đã nhận lỗi, bên công ty đã tổ chức rút kinh nghiệm và nhận thiếu sót, cử bổ sung người về giám sát bếp ăn.

Ông Bình đã gửi lời xin lỗi đến ban giám hiệu, hội phụ huynh sau sự việc xảy ra vừa qua và hứa sẽ rút kinh nghiệm, điều chỉnh tăng định lượng thực phẩm trong mỗi suất ăn và sẽ có văn bản giải trình cụ thể về giá đầu vào của từng loại nguyên liệu. Tường Vân

Các chuyên gia cho rằng, việc đảm bảo an toàn tại các bếp ăn trường học không chỉ là việc của cơ quan chức năng, mà trực tiếp là các giáo viên, phụ huynh và cả học sinh cần phải giám sát chặt chẽ hằng ngày. Phụ huynh học sinh cần tăng cường giám sát chuỗi thực phẩm, quy trình chế biến bữa ăn bán trú, bởi đây là quyền lợi, giúp đảm bảo an toàn cho con.

Thùy Linh - Chân Phúc
TIN LIÊN QUAN

Từ vụ bữa ăn bán trú lèo tèo bị phản ứng, học sinh THCS cần chế độ dinh dưỡng thế nào?

Hương Giang |

Chế độ dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên là yếu tố quyết định để trẻ phát triển cả về chiều cao, cân nặng và phát triển đạt mức tối ưu khi trưởng thành. Vì thế, bữa ăn bán trú ở trường cũng cần phải được chú trọng.

Vụ học sinh đau bụng sau bữa ăn bán trú, trường đổi đơn vị cung cấp suất ăn

Chân Phúc |

TPHCM- Bà Lê Thị Thùy – Hiệu trưởng Trường THCS Vân Đồn (Quận 4) cho biết, sau vụ việc nhiều học sinh xuất hiện tình trạng đau bụng, khó chịu sau bữa ăn bán trú, nhà trường đã đổi đơn vị cung cấp suất ăn khác.

30 học sinh đau bụng sau bữa ăn bán trú ở trường

Chân Phúc |

TPHCM - Khoảng hơn 30 học sinh Trường THCS Vân Đồn (Quận 4) xuất hiện tình trạng đau bụng, khó chịu trong buổi tối, sau bữa ăn bán trú buổi trưa ở trường hôm 9.10.

Tin 20h: Sa thải nhóm người kích động 5.000 công nhân Viet Glory ngừng việc

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 20.10: Người già mong nhận trợ cấp mức cao để không rút bảo hiểm xã hội 1 lần; Sa thải 11 lao động sau vụ hơn 5.000 công nhân Viet Glory ngừng việc; Hà Nội chưa bắt buộc đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa...

Nữ tài xế chạy xe ngược chiều trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai suýt gây tai nạn

Bảo Nguyên |

Hình ảnh từ camera cho thấy, nữ tài xế 47 tuổi điều khiển xe ôtô chạy ngược chiều trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại làn đường có tốc độ tối đa 80 km/h. Tình huống suýt dẫn đến tai nạn giao thông nếu phương tiện lưu thông trực diện không nhanh tay phản ứng kịp.

Hoàng Anh Gia Lai chia điểm Hải Phòng nhờ bàn thắng phút bù giờ

NHÓM PV |

Hải Phòng và Hoàng Anh Gia Lai chia điểm trong trận khai mạc Night Wolf V.League 2023-2024 với điểm nhấn là 3 lần VAR phải can thiệp cũng như 10 phút bù giờ.

Lật tẩy đường dây lừa bán thiếu nữ sang Trung Quốc

MẠNH HÙNG |

Vẽ ra viễn cảnh công việc lương cao, 2 chị em quê tỉnh Sơn La đã lừa bán một thiếu nữ quê tỉnh Quảng Trị sang Trung Quốc.

Chợ đóng cửa, tiểu thương bày bán tràn lan đường, hè ở Hải Phòng

Băng Tâm |

Sau khi chợ cầu Rào (quận Hải An, Hải Phòng) chính thức dừng hoạt động, nhiều tiểu thương do không tìm được nơi kinh doanh mới nên đã bày bán ra vỉa hè, lòng đường, gây mất an toàn giao thông tuyến đường Cát Bi, nhất là vào những giờ cao điểm.

Từ vụ bữa ăn bán trú lèo tèo bị phản ứng, học sinh THCS cần chế độ dinh dưỡng thế nào?

Hương Giang |

Chế độ dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên là yếu tố quyết định để trẻ phát triển cả về chiều cao, cân nặng và phát triển đạt mức tối ưu khi trưởng thành. Vì thế, bữa ăn bán trú ở trường cũng cần phải được chú trọng.

Vụ học sinh đau bụng sau bữa ăn bán trú, trường đổi đơn vị cung cấp suất ăn

Chân Phúc |

TPHCM- Bà Lê Thị Thùy – Hiệu trưởng Trường THCS Vân Đồn (Quận 4) cho biết, sau vụ việc nhiều học sinh xuất hiện tình trạng đau bụng, khó chịu sau bữa ăn bán trú, nhà trường đã đổi đơn vị cung cấp suất ăn khác.

30 học sinh đau bụng sau bữa ăn bán trú ở trường

Chân Phúc |

TPHCM - Khoảng hơn 30 học sinh Trường THCS Vân Đồn (Quận 4) xuất hiện tình trạng đau bụng, khó chịu trong buổi tối, sau bữa ăn bán trú buổi trưa ở trường hôm 9.10.