Lo ngại "phình to" bộ máy khi lập lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Vương Hà Chung |

Nhiều đại biểu băn khoăn về việc thành lập lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở sẽ "phình to" bộ máy, lo ngại về tăng biên chế, tăng chi phí.

Lo ngại tăng biên chế, "phình to" bộ máy

Sáng 12.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.

Thảo luận tại tổ, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (Đoàn TP.HCM) cho rằng các nhiệm vụ đề ra trong dự án luật thì không có nhiệm vụ nào lực lượng này có thể chủ trì, vậy đây có phải lực lượng không. Khi đưa ra lực lượng thì phải xác định lực lượng đó có nhiệm vụ.

Ông Hoàng cho rằng “Dự thảo Luật chưa đánh giá được tác động chính sách cho lực lượng này". Ông phân tích, khi đưa ra lực lượng nào thì phải có chính sách cho họ kể cả bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, dự thảo Luật chưa nói đến vấn đề kinh phí bảo đảm cho lực lượng này.

Cũng theo ông Hoàng, quan điểm của luật đây là lực lượng quần chúng tự nguyện. Mà hiện nay, ở địa bàn có nhiều lực lượng tự nguyện tham gia đảm bảo trật tự trị an ở cơ sở.

Cùng với đó, dự luật này đưa ra cũng tác động đến rất nhiều dự luật khác, ví dụ như chưa tính đến tuổi của lực lượng này. Dự thảo luật chỉ nói từ 18 tuổi trở lên chứ không nói đến bao nhiều tuổi thì hết.

Đáng chú ý, ông Hoàng cũng cho rằng, dự thảo luật không phản ánh chính xác thực tế số lượng tăng, giảm khi đưa ra lực lượng này. “Nếu theo tính toán của cơ quan soạn thảo luật, chúng ta sẽ có 1,5 triệu người tham gia lực lượng này và hưởng ngân sách. Nếu lực lượng này ra đời thì giảm được 500.000 người đang tham gia ở các lực lượng “dân phòng, bảo vệ dân phố và công an xã bán chuyên trách”.

"Tuy nhiên, không phải vậy, theo báo cáo gần đây thì cả 3 lực lượng này trên toàn quốc chỉ có 651.000 người. Như vậy, khi lực lượng này ra đời sẽ tăng lên 800.000 người hưởng ngân sách chứ không phải là giảm 500.000 người như Ban soạn thảo luật đưa ra" - ông Hoàng dẫn chứng các số liệu và cho rằng, cần có nghiên cứu, đánh giá kỹ về việc này. Đồng thời nên làm tốt chính sách, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng cũ chứ không nên thành lập lực lượng mới.

Đồng quan điểm trên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP HCM) cho rằng, kinh nghiệm từ nhiều quốc gia, khi kinh tế đi lên thì lẽ ra an ninh phải tốt hơn rất nhiều.

“Ở nước ngoài chẳng thấy dân phòng, dân phố gì hỏi thăm cả, nhưng khi có vấn đề phát sinh, lái xe quá tốc độ sẽ có người xuất hiện. Từ vấn đề này chúng ta cần đẩy mạnh quản lý bằng công nghệ chứ không phải tăng lực lượng lên” - ông Nghĩa nói.

Cần đánh giá kỹ dự án Luật

Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Phạm Quang Thanh (Đoàn TP Hà Nội) băn khoăn về việc khi có lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thì việc bảo đảm cơ sở vật chất để tổ chức, con người hoạt động như thế nào? Khi có lực lượng công an chính quy về các xã thì phải ưu tiên cơ sở vật chất cho lực lượng công an chính quy này. Vậy có thêm lực lượng này có phát sinh thêm cơ sở vật chất không?

Ông Thanh cho rằng, cần có chủ trương, chính sách để các tỉnh, thành, địa phương thực hiện dùng chung cơ sở vật chất, đỡ lãng phí. “Các huyện ngoại thành của Hà Nội còn khó khăn chứ chưa nói tới các tỉnh” - ông Thanh nói.

Đại biểu Trần Thị Phương Hoa (đoàn Hà Nội) phát biểu ý kiến. Ảnh T.V
Đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Đoàn Hà Nội) phát biểu ý kiến. Ảnh T.V

Cũng chung nhiều băn khoăn, đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Đoàn TP Hà Nội) nêu ý kiến cho rằng, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này như chức năng của lực lượng công an xã. Vậy vai trò của Mặt trận Tổ quốc rồi dân quân tự vệ ở khu dân cư, dân phố thì thế nào?

Bà Hoa đề nghị đánh giá lại hoạt động của 3 lực lượng thuộc đối tượng điều chỉnh của dự án Luật này (lực lượng công an xã bán chính quy, lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng dân phòng). Đồng thời, vì dự án Luật liên quan tới cơ sở nên cần phải có đánh giá ở các cấp địa phương. Đối với 3 thành phố lớn thực hiện mô hình chính quyền đô thị thì triển khai lực lượng này như thế nào.

Bà Hoa cũng cho rằng, việc sinh ra tổ chức sẽ có liên quan tới các Bộ, ngành khác nhau như chế độ chính sách liên quan tới Bộ LĐ-TB-XH, lương và phụ cấp liên quan có liên quan tới Bộ Tài chính, việc thành lập tổ chức thì liên quan tới Bộ Nội vụ… Do đó, cần có đánh giá kỹ hơn về việc này để đảm bảo tính đồng bộ.

Vương Hà Chung
TIN LIÊN QUAN

Cơ sở mà không yên, một “đốm lửa nhỏ” cũng có thể bùng thành "điểm nóng"

Vương Trần |

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cơ sở mà không yên, không an ninh, không trật tự, chỉ cần ở đâu đó “một đốm lửa nhỏ” có thể bùng ra thành “điểm nóng".

Thành lập gần 320 tổ “Công nhân tự quản” an ninh trật tự

Nam Dương |

Mô hình hoạt động tổ “Công nhân tự quản” về an ninh trật tự được nhiều công nhân ở nhà trọ tích cực tham gia, tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại khu nhà trọ công nhân đang sinh sống.

Chủ tịch Nghiệp đoàn xe ôm tích cực bảo vệ an ninh trật tự

Nam Dương |

Ở TPHCM, nhiều cán bộ Công đoàn tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự xã hội. Ông Võ Anh Dũng - Chủ tịch Nghiệp đoàn Xe ôm phường Tân Định, quận 1, TPHCM - là một trong số đó.

Mời 6 bác sĩ bị đề nghị cấm cửa quay lại giải quyết cam kết hợp đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Sở Y tế Bình Dương cho biết, sẽ mời 6 bác sĩ tự ý nghỉ việc quay về đơn vị cũ để giải quyết các vấn đề đã cam kết thực hiện hợp đồng.

Hư thực ồn ào Trấn Thành giành chỗ với khán giả, đòi bao cả rạp để riêng tư

ĐÔNG DU |

Trước thông tin một tài khoản mạng xã hội có tên N.V tố Trấn Thành có hành động không đẹp với khán giả tại rạp chiếu phim, đại diện phía rạp CGV đã lên tiếng.

Ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục làm Trưởng ban thi đấu AFC

HOÀNG HUÊ |

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ông Trần Quốc Tuấn tiếp tục được Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) giao trọng trách giữ vị trí Trưởng ban thi đấu AFC.

TP.Móng Cái dừng hoạt động cơ sở bị tố xét nghiệm COVID-19 nhập nhèm giá

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND TP.Móng Cái sáng nay (3.3) cho biết, cơ sở dịch vụ y tế tại địa chỉ số 5, Lê Hữu Trác, phường Ka Long, TP.Móng Cái đã bị dừng mọi hoạt động liên quan đến các dịch vụ y tế. Cơ sở này trước đó bị tố có sự nhập nhèm tính giá xét nghiệm COVID-19

Khốn khổ khi đối diện xe độ đèn ban đêm

Quý An |

Độ đèn ôtô như một thứ "mốt", bất chấp các tiêu chuẩn chiếu sáng và nguy cơ không đủ tiêu chuẩn đăng kiểm.

Cơ sở mà không yên, một “đốm lửa nhỏ” cũng có thể bùng thành "điểm nóng"

Vương Trần |

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cơ sở mà không yên, không an ninh, không trật tự, chỉ cần ở đâu đó “một đốm lửa nhỏ” có thể bùng ra thành “điểm nóng".

Thành lập gần 320 tổ “Công nhân tự quản” an ninh trật tự

Nam Dương |

Mô hình hoạt động tổ “Công nhân tự quản” về an ninh trật tự được nhiều công nhân ở nhà trọ tích cực tham gia, tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại khu nhà trọ công nhân đang sinh sống.

Chủ tịch Nghiệp đoàn xe ôm tích cực bảo vệ an ninh trật tự

Nam Dương |

Ở TPHCM, nhiều cán bộ Công đoàn tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự xã hội. Ông Võ Anh Dũng - Chủ tịch Nghiệp đoàn Xe ôm phường Tân Định, quận 1, TPHCM - là một trong số đó.