Lễ viếng cố Thủ tướng Phan Văn Khải

BTS |

Lễ viếng cố Thủ tướng Phan Văn Khải được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội).

Tang lễ Đồng chí Phan Văn Khải được tổ chức theo nghi thức Quốc tang.

Lễ viếng Đồng chí Phan Văn Khải được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu từ 8 giờ sáng nay 20.3.2018 đến hết ngày 21.3.2018.

Lễ truy điệu Đồng chí Phan Văn Khải được tổ chức trọng thể lúc 7 giờ 30 phút, ngày 22.3.2018 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lễ an táng lúc 11 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang quê nhà xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng thời gian này, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội) cũng diễn ra lễ viếng, lễ truy điệu Đồng chí Phan Văn Khải.

Trong hai ngày Quốc tang (ngày 20 và ngày 21.3.2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

TIỂU SỬ NGUYÊN THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI

Đồng chí Phan Văn Khải sinh ngày 25.12.1933, tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh; thường trú tại số nhà 24 Tú Xương, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; Đồng chí tham gia cách mạng năm 1947; ngày 15.7.1959 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1947, Đồng chí tham gia Đội thiếu nhi xã và làm cán bộ thiếu nhi xã Tân An Hội, huyện Hóc Môn. Năm 1948 - 1949, làm Ủy viên Ban Chấp hành thiếu nhi huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định.

Năm 1950 đến năm 1951, Đồng chí làm công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định.

Năm 1952 đến năm 1954, Đồng chí làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.

Tháng 10.1954, Đồng chí tập kết ra Bắc.

Năm 1955 đến năm 1957, Đồng chí làm công tác giảm tô đợt 7 ở Hà Nam, đợt 4 cải cách ruộng đất ở tỉnh Sơn Tây và đợt 5 cải cách ruộng đất ở Bắc Hưng Yên.

Tháng 8.1957 đến năm 1959, Đồng chí học văn hóa ở Trường bổ túc công nông Trung ương.

Tháng 8.1959 đến tháng 8.1960, Đồng chí học Trường Ngoại ngữ Trung ương.

Tháng 9.1960 đến tháng 6.1965, Đồng chí học Đại học Kinh tế quốc dân Mát-xcơ-va, Liên Xô.

Tháng 6.1965 đến năm 1971, Đồng chí làm cán bộ, Phó phòng, Trưởng phòng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Năm 1972 đến năm 1975, Đồng chí làm cán bộ nghiên cứu kinh tế miền Nam, năm 1973 vào chiến trường B2, năm 1974 Đồng chí ra Hà Nội làm Vụ phó Vụ Kế hoạch chi viện, Ủy ban Thống nhất.

Năm 1976 đến năm 1978, Đồng chí làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1979 đến năm 1980, Đồng chí làm Thành ủy viên, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1981 đến năm 1984, Đồng chí làm Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3.1982), Đồng chí được bầu vào Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa V (năm 1984), Đồng chí được bầu vào Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1985 đến tháng 3.1989, Đồng chí làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12.1986), Đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 4.1989 đến tháng 6.1991, Đồng chí làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6.1991), Đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị.

Tháng 7.1991, Đồng chí làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; tháng 9.1992 đến tháng 8.1997 làm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6.1996), Đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tiếp tục được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị; Đồng chí làm Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.

Tháng 9.1997, Đồng chí làm Thủ tướng Chính phủ; làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tháng 01.1998.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4.2001), Đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị, tiếp tục làm Thủ tướng Chính phủ đến tháng 7.2006.

Đồng chí được nghỉ công tác, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 01.01.2008.

Đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa V, VI, VII, VIII, IX; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VII, VIII, IX; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X, XI.

Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều Huân chương, Huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế và Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng.

BTS
TIN LIÊN QUAN

Các tuyến đường hạn chế lưu thông trong khi tổ chức lễ tang cố Thủ tướng Phan Văn Khải

M.Q |

Để tổ chức phục vụ lễ tang cố Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Sở GTVT TPHCM hạn chế xe lưu thông trên một số tuyến đường xung quanh Hội trường Thống Nhất.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viếng cố Thủ tướng Phan Văn Khải tại nhà riêng

M.Q |

Chiều 19.3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến viếng cố Thủ tướng Phan Văn Khải tại nhà riêng (huyện Củ Chi, TPHCM).

Dấu ấn cố Thủ tướng Phan Văn Khải với công đoàn, công nhân lao động

Nguyễn Hà - Ngô Phong |

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải khi đương chức luôn có sự quan tâm đặc biệt đến tổ chức công đoàn và công nhân lao động.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Quyền Linh: Khán giả khiếu nại vì tưởng tôi PR cho hơn 100 sản phẩm giả mạo

ĐÔNG DU |

Trả lời phỏng vấn Lao Động, nghệ sĩ Quyền Linh nói suốt hơn 1 năm qua, anh bị hàng trăm người lợi dụng cắt ghép hình ảnh để PR cho sản 100 sản phẩm của họ nhằm trục lợi.

Hội nghị An ninh Munich: Ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ Ukraina nhanh hơn

Thanh Hà |

Tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh hỗ trợ nhanh hơn.

Các tuyến đường hạn chế lưu thông trong khi tổ chức lễ tang cố Thủ tướng Phan Văn Khải

M.Q |

Để tổ chức phục vụ lễ tang cố Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Sở GTVT TPHCM hạn chế xe lưu thông trên một số tuyến đường xung quanh Hội trường Thống Nhất.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viếng cố Thủ tướng Phan Văn Khải tại nhà riêng

M.Q |

Chiều 19.3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến viếng cố Thủ tướng Phan Văn Khải tại nhà riêng (huyện Củ Chi, TPHCM).

Dấu ấn cố Thủ tướng Phan Văn Khải với công đoàn, công nhân lao động

Nguyễn Hà - Ngô Phong |

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải khi đương chức luôn có sự quan tâm đặc biệt đến tổ chức công đoàn và công nhân lao động.