Chuông ngân, đèn tắt tưởng niệm 23.000 đồng bào tử vong trong đại dịch COVID-19

Nhóm Phóng viên |

Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hi sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 diễn ra tối nay. Trong số hơn 23.000 ca tử vong do đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh có đến hơn 17.000 người.

20h45: Đồng loạt chuông ngân

Vào thời điểm này, nhiều nơi tại TPHCM, Hà Nội và các địa phương khác, người dân đã tắt đèn, thắp nến. Hành động này thể hiện sự chia sẻ của cộng đồng với gia đình có người tử vong.

Đồng loạt, ở các cơ sở tôn giáo khác của thành phố HCM, Hà Nội cũng đang diễn ra các hoạt động tưởng niệm. Tiếng chuông chùa, chuông nhà thờ rung lên như một lời tiễn biệt những nạn nhân xấu số, cầu mong các linh hồn được siêu thoát.

 
Ảnh: Hải Nguyễn
Tại Hà Nội, hệ thống đèn các công trình xung quanh Hồ Gươm đều tắt. Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn đến các công trình đèn vườn hoa xung quanh vỉa hè, ven hồ cũng không sáng, để tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch.
Ảnh: Nhật Huy
Ảnh: Nhật Huy

Những ngày này, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, vui chơi giải trí tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành cơ bản đang hồi phục.

Tuy nhiên, những ngày qua, thành phố TPHCM, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trong cả nước ghi nhận số ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng hơn trước đó. Vì vậy, nhiều biện pháp chủ động ứng phó đã được đưa ra, với tinh thần “chuẩn bị trước một bước, trên một mức”. Không bao giờ được chủ quan, lơ là trước dịch bệnh – Mất mát to lớn trong đợt dịch vừa qua luôn nhắc nhở chúng ta điều đó. Vào lúc này tại TPHCM và Hà Nội vẫn tiếp tục diễn ra các hoạt động tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19. Người dân ở Hà Nội và TPHCM đang thực hiện nghi thức thả hoa đăng, tưởng nhớ những người đã mất… Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ chiến sỹ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 là hoạt động đầy ý nghĩa để an ủi cho những mất mát, đau thương trong đại dịch. Hàng chục ngàn gia đình mất đi người thân yêu, hàng ngàn trẻ em mồ côi cha, mẹ. Những đau thương, mất mát này không thể nào bù đắp được. Khó kể hết những hy sinh thầm lặng của lực lượng tuyến đầu chống dịch, những thành viên Tổ COVID-19 cộng đồng ở cơ sở, của đội ngũ thầy thuốc biết bao ngày đêm chiến đấu giành giật sự sống cho người bệnh COVID-19. Hình ảnh những thanh niên tình nguyện, cán bộ chiến sỹ công an, quân đội đã gác lại hạnh phúc, hưởng thụ riêng tư… để lao vào tâm dịch với quyết tâm cùng chiến thắng dịch bệnh. Sự hi sinh, mất mát của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên, bởi đó sẽ là động lực để cả dân tộc cùng đoàn kết, sát cánh bên nhau, vững niềm tin chiến thắng dịch bệnh.

Đau thương, chia sẻ và vượt qua mất mát

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, phát biểu tại lễ tưởng niệm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, trong gần 2 năm qua, đại dịch COVID-19 bùng phát, gây tổn thất nặng nề cho cả thế giới, trong đó có nước ta.
 

Trong bối cảnh đó, thực hiện lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sỹ và đồng bào cả nước không phân biệt thành phần, tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo đã đoàn kết một lòng, chung một ý chí “chống dịch như chống giặc”.

Trong khó khăn hoạn nạn, đã xuất hiện nhiều nghĩa cử cao đẹp, thấm đậm tình đồng chí, nghĩa đồng bào, chan chứa yêu thương, lay động lòng người. Những ATM gạo, ATM ô xy, “chợ 0 đồng”, “siêu thị 0 đồng”, “suất ăn miễn phí”, nhường cơm xẻ áo cho nhau trong lúc khó khăn, thiếu thốn, thật là trân quý.

Hàng triệu “phần quà đại đoàn kết”, “túi an sinh”, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, hàng ngàn tấn trang thiết bị y tế của đồng bào, chiến sỹ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã được vận chuyển vào vùng dịch, chia sẻ khó khăn với nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, cán bộ, chiến sỹ và nhân dân cả nước đã ủng hộ hàng chục ngàn tỉ đồng để mua vaccine tiêm miễn phí cho người dân.

Ông Đỗ Văn Chiến cũng cho biết, do dịch bệnh chưa có tiền lệ, lây lan nhanh, cực kỳ nguy hiểm, đã có hơn 1 triệu người nhiễm COVID-19, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 23 ngàn đồng bào của chúng ta. Đây là những công dân mẫu mực, những người lao động, những cán bộ, thầy thuốc, nhân viên tận tụy với công việc; những chiến sỹ dũng cảm, những nhà thiện nguyện, tình nguyện viên nhiệt huyết, hết lòng, hết sức vì cộng đồng.

Nhiều gia đình có 2-3 người tử vong, có những người đại dịch đã cướp đi cả cha mẹ và những người ruột thịt. Có những em bé sinh ra không được nằm trong vòng tay yêu thương của mẹ, không được uống giọt sữa đầu đời - thật là đau xót. Đại dịch tàn ác đã phá vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình đang êm ấm: Cháu mất ông bà, cha mẹ mất con, vợ chồng mất nhau, con mất cha mẹ.

Đại dịch "tràn qua", để lại hàng ngàn người già yếu không còn nơi nương tựa, hơn 2.600 trẻ em mất cha mẹ, nhiều em còn quá nhỏ, trên đầu chít khăn tang nhưng vẫn hồn nhiên, thơ dại, chưa cảm nhận được sự mất mát quá lớn trong cuộc đời - thật là xót thương, nhói lòng, rơi lệ.

Trong bối cảnh, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Đỗ Văn Chiến kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, đề cao ý thức phòng chống dịch bệnh, không được lơ là, chủ quan nhưng cũng không hoang mang, hốt hoảng. Mọi nhà, mọi người chủ động, tự giác thực hiện tốt hơn nữa các biện pháp phòng chống dịch để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân và cộng đồng.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quân và dân cả nước sẽ biến đau thương thành hành động, chung sức, đồng lòng, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại. Nước ta đang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa nỗ lực khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết hậu quả nặng nề của dịch bệnh. Nhất định đất nước ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục phát triển hơn nữa, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Thời khắc thiêng liêng đã đến, chúng ta sẽ thực hiện nghi thức tưởng niệm, ông Đỗ Văn Chiến đề nghị đồng bào, đồng chí trên mọi miền đất nước hãy dành những giây phút lắng đọng nhất để dâng hương, dâng hoa, tắt đèn, thắp nến, rung chuông, thả hoa đăng tưởng nhớ, tiễn biệt đồng bào, cán bộ, chiến sỹ hy sinh và tử vong trong đại dịch COVID-19; nguyện cầu cho các linh hồn được siêu thoát, yên giấc ngàn thu.

 
 
 
Bí thư và Chủ tịch TP Hà Nội dự lễ Tưởng niệm. Ảnh: Hải Nguyễn
HÀ NỘI, 20h45

Dự lễ tưởng niệm, nhiều người không khỏi xúc động trước những nỗi đau và mất mát do đại dịch COVID-19 gây ra. Có mặt tại Công viên Thống Nhất từ rất sớm, chị Nguyễn Thị Vân (Cầu Giấy) chia sẻ: Qua theo dõi chương trình và các thông tin trên báo chí mới thấy được sự khủng khiếp của dịch bệnh đến nhường nào. “Đại dịch đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Nỗi đau mà những người ở lại phải chịu đựng còn lớn hơn. Cuộc sống thay đổi, người thân lìa xa, con cái mồ côi cha mẹ. Chỉ mong cuộc sống sẽ trở lại bình thường” - chị Vân nói. Cùng chung sự xúc động, anh Hoàng Văn Nam chia sẻ, những con số về dịch bệnh thật khủng khiếp. Thương người ra đi và đau cho người ở lại. Anh Nam gửi niềm an ủi đến những gia đình có người không may ra đi vì dịch bệnh. Mong rằng, dịch bệnh sẽ sớm qua đi, bình yên đến với tất cả mọi người trên đất nước này. “Xin chia buồn sâu sắc đến gia đình những người không may mất vì đại dịch COVID-19. Sự ra đi của họ, sự mất mát to lớn này cảnh tỉnh cả nhân loại và mỗi chúng ta: dù bạn giàu sang hay nghèo khó đều phải sẵn sàng đối mặt những khó khăn, bĩ cực có khi không thể vượt qua…” - anh Nam nói.

TPHCM 20h40

Bên cạnh các điểm cầu chỉnh, các cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ...) tại cùng đánh chuông tưởng niệm. Ngoài nghi thức thắp nến tưởng niệm, tại các quận 1, 3, 4, 5, 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình... tổ chức thả đèn hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé vào lúc 20h35.

Ông Trương Quang Diệu – có một người thân đã mất vì COVID-19 vào ngày 22.9.2021 nghẹn ngào khi tham dự buổi lễ tại chùa Pháp Hoa. Ông Diệu cho biết đã mong đợi buổi lễ này kể từ khi biết thông tin sẽ tổ chức. “Tôi đến đây muốn gửi 1 lời cầu nguyện cho người anh của tôi và hơn 23.000 đồng bào và cán bộ chiến sĩ đã hy tử vong trong dịch COVID-19. Tôi mong rằng những người còn lại sẽ nén đi nỗi đau, vượt qua khó khăn trở lại cuộc sống bình thường. Những người mất đi người thân như chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vì bên cạnh được Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính quyền chăm sóc chế độ chính sách thì còn được tổ chức một buổi lễ có ý nghĩa, xoá dịu nỗi đau này”, ông Diệu chia sẻ.

HÀ NỘI, 20h40

Tại đầu cầu Hà Nội, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQVN và đại diện TP Hà Nội dâng hương tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 .

TPHCM, 20h35

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng thực hiện nghi thức tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19.

NINH BÌNH, 20h30

Hưởng ứng lời kêu gọi của UBTWMTTQVN và thực hiện công văn chỉ đạo của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc tổ chức Lễ cầu siêu - tưởng niệm đồng bào tử vong do dịch COVID-19, tại điện Tam Thế chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình phối hợp với chùa Bái Đính long trọng tổ chức Lễ cầu siêu-tưởng niệm đồng bào tử vong do dịch COVID-19 và các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông.

 

ĐỒNG THÁP, 20h30

Tại Chùa Bửu Quang (TP Sa Đéc, Đồng Tháp), 112 ngọn nến tượng trưng cho 112 người dân Sa Đéc mất do COVID-19 được thắp lên trong lễ tưởng niệm do Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh này tổ chức.

Ông Lê Thành Công, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp cho biết, sáng cùng ngày lãnh đạo tỉnh cùng 12 huyện, thành phố đã đến thắp nhang tất cả người mất do COVID-19 và động viên thân nhân của họ. Chính quyền tỉnh Đồng Tháp cũng yêu cầu dừng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí trong thời điểm tổ chức lễ tưởng niệm.

CẦN THƠ, 20h30

Tại TP Cần Thơ, lễ tưởng niệm được tổ chức tại Thiền viện Trúc lâm Phương Nam. Lúc 20h30, thiền viện đánh hồi chuông trong một phút để cầu nguyện cho hương hồn những người tử vong vì COVID-19 được nhẹ nhàng, về cõi an lành. Ông Nguyễn Trung Nhân, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Cần Thơ cho biết, đến thời điểm này, có 5 quận, huyện cùng nhiều cơ sở thờ tự trên địa bàn tổ chức trực tiếp, cầu siêu, tưởng niệm đồng bào tử vong vì COVID-19. Đây là một hoạt động ý nghĩa, nhân văn, được sự hưởng ứng rộng rãi của tất cả các tôn giáo.

20h30

Các vị lãnh đạo, đại biểu và đồng bào, chiến sĩ cả nước cùng dành một phút tưởng niệm những người đã khuất.

HÀ NỘI, 20H20

Từ 20h tối 19.11, cùng với tất cả các chùa, cơ sở tự viện trên cả nước, chùa Quán Sứ (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thỉnh chuông, thắp nến, dâng hương, tưởng niệm, cầu siêu cho các vong linh tử vong do COVID-19.

Mọi hoạt động liên quan trong buổi cầu siêu đều đảm bảo trang nghiêm, trang trọng, tiết kiệm và thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch.

Hoạt động này nhằm xoa dịu nỗi đau các gia đình có người thân tử vong do COVID-19, cầu nguyện cho các vong linh tử vong được siêu thoát. Đồng thời, lan tỏa tình nhân ái yêu thương, tiếp tục động viên khích lệ tinh thần các lực lượng đã và đang tham gia phòng, chống dịch.

Ảnh: Tùng Giang
Ảnh: Tùng Giang
Ảnh: Tùng Giang
Ảnh: Tùng Giang
Ảnh: Tùng Giang
Ảnh: Tùng Giang
Hà Nội: 20h25: Tại khu vực Chùa cổ Pháp Hoa bắt đầu vang lên những hồi chuông. Nhiều người đi qua đã dừng lại hành lễ và dành phút mặc niệm tới đồng bào, chiến sĩ tử vong do dịch COVID-19.
Hà Nội: 20h25: Tại khu vực Chùa cổ Pháp Hoa bắt đầu vang lên những hồi chuông. Nhiều người đi qua đã dừng lại hành lễ và dành phút mặc niệm tới đồng bào, chiến sĩ tử vong do dịch COVID-19.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, phát biểu tại lễ tưởng niệm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, trong gần 2 năm qua, đại dịch COVID-19 bùng phát, gây tổn thất nặng nề cho cả thế giới, trong đó có nước ta.

Trong bối cảnh đó, thực hiện lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sỹ và đồng bào cả nước không phân biệt thành phần, tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo đã đoàn kết một lòng, chung một ý chí “chống dịch như chống giặc”.

Trong khó khăn hoạn nạn, đã xuất hiện nhiều nghĩa cử cao đẹp, thấm đậm tình đồng chí, nghĩa đồng bào, chan chứa yêu thương, lay động lòng người. Những ATM gạo, ATM ô xy, “chợ 0 đồng”, “siêu thị 0 đồng”, “suất ăn miễn phí”, nhường cơm xẻ áo cho nhau trong lúc khó khăn, thiếu thốn, thật là trân quý.

Hàng triệu “phần quà đại đoàn kết”, “túi an sinh”, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, hàng ngàn tấn trang thiết bị y tế của đồng bào, chiến sỹ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã được vận chuyển vào vùng dịch, chia sẻ khó khăn với nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, cán bộ, chiến sỹ và nhân dân cả nước đã ủng hộ hàng chục ngàn tỉ đồng để mua vaccine tiêm miễn phí cho người dân.

Ông Đỗ Văn Chiến cũng cho biết, do dịch bệnh chưa có tiền lệ, lây lan nhanh, cực kỳ nguy hiểm, đã có hơn 1 triệu người nhiễm COVID-19, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 23 ngàn đồng bào của chúng ta. Đây là những công dân mẫu mực, những người lao động, những cán bộ, thầy thuốc, nhân viên tận tụy với công việc; những chiến sỹ dũng cảm, những nhà thiện nguyện, tình nguyện viên nhiệt huyết, hết lòng, hết sức vì cộng đồng.

Nhiều gia đình có 2-3 người tử vong, có những người đại dịch đã cướp đi cả cha mẹ và những người ruột thịt. Có những em bé sinh ra không được nằm trong vòng tay yêu thương của mẹ, không được uống giọt sữa đầu đời - thật là đau xót. Đại dịch tàn ác đã phá vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình đang êm ấm: Cháu mất ông bà, cha mẹ mất con, vợ chồng mất nhau, con mất cha mẹ.

Đại dịch "tràn qua", để lại hàng ngàn người già yếu không còn nơi nương tựa, hơn 2.600 trẻ em mất cha mẹ, nhiều em còn quá nhỏ, trên đầu chít khăn tang nhưng vẫn hồn nhiên, thơ dại, chưa cảm nhận được sự mất mát quá lớn trong cuộc đời - thật là xót thương, nhói lòng, rơi lệ.

Trong bối cảnh, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Đỗ Văn Chiến kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, đề cao ý thức phòng chống dịch bệnh, không được lơ là, chủ quan nhưng cũng không hoang mang, hốt hoảng. Mọi nhà, mọi người chủ động, tự giác thực hiện tốt hơn nữa các biện pháp phòng chống dịch để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân và cộng đồng.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quân và dân cả nước sẽ biến đau thương thành hành động, chung sức, đồng lòng, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại. Nước ta đang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa nỗ lực khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết hậu quả nặng nề của dịch bệnh. Nhất định đất nước ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục phát triển hơn nữa, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Thời khắc thiêng liêng đã đến, chúng ta sẽ thực hiện nghi thức tưởng niệm, ông Đỗ Văn Chiến đề nghị đồng bào, đồng chí trên mọi miền đất nước hãy dành những giây phút lắng đọng nhất để dâng hương, dâng hoa, tắt đèn, thắp nến, rung chuông, thả hoa đăng tưởng nhớ, tiễn biệt đồng bào, cán bộ, chiến sỹ hy sinh và tử vong trong đại dịch COVID-19; nguyện cầu cho các linh hồn được siêu thoát, yên giấc ngàn thu.

LONG AN, 20h

Phó Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Thanh Hải cùng khoảng hơn 130 đại biểu gồm đại diện lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ban ngành, đại diện các lực lượng tuyến đầu chống dịch, đại diện các dân tộc, tôn giáo; đại diện thân nhân gia đình có người mất do COVID-19 đã có mặt tại Hội trường Thống nhất UBND tỉnh Long An theo dõi chương trình  Truyền hình từ Trung ương về lễ tưởng niệm.

Tại chương trình, các đại biểu đã thắp nhang viếng và đốt nến. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng hưởng ứng tắt điện, thắp nến tưởng niệm, các cơ sở thờ tự tưởng niệm và rung chuông. Buổi lễ diễn ra ngắn gọn nhưng thể hiện được sự trang nghiêm và xúc động trước những mất mát do dịch bệnh COVID-19 gây ra.

Long An là một trong số những địa phương có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất cả nước, đến nay đã ghi nhận hơn 37.000 ca nhiễm và có 549 người tử vong.

BÌNH DƯƠNG

Lễ tưởng niệm tại tỉnh Bình Dương được diễn ra đồng thời với Lễ tưởng niệm do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP.HCM tổ chức. Lễ tưởng niệm tại Bình Dương được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương. Cùng lúc đó, tại chùa Hội An, ở phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một cũng tổ chức Lễ cầu siêu và thắp 2.600 ngọn nến tưởng niệm; tại nhà thờ Thánh Giuse, ở phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một tổ chức Lễ cầu nguyện và rung chuông tưởng niệm. Đối với các chùa, nhà thờ, cơ sở thờ tự của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương hưởng ứng tổ chức các hoạt động tưởng niệm với nghi thức truyền thống của mỗi tôn giáo. Trong thời gian tổ chức lễ tưởng niệm, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương tạm dừng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí; thay đổi nội dung quảng cáo trên hệ thống bảng điện tử tại các trục lộ, tuyến đường trong tỉnh sang nội dung Lễ tưởng niệm từ 19h đến 21h ngày 19.11. Tính đến nay, Bình Dương đã có hơn 1500 người tử vong do dịch COVID-19.

TPHCM, HÀ NỘI: 20h20

Dự lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hi sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19”, tại điểm cầu TP Hồ Chí Minh có:  Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Tại điểm cầu Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài…

TPHCM, 20h17

Theo ban tổ chức, trong đợt dịch thứ 4 bùng phát, TPHCM là địa phương gánh chịu mất mát nhiều hơn cả. Không nói nên lời, đau đớn đến tận cùng là cảm xúc của những người chồng, người vợ, người con, người anh, người chị khi phải tiếp nhận kỷ vật thân nhân của mình. Nỗi đau, sự mất mát như một cơn lốc quét qua, thật sự khủng khiếp, để lại trong lòng người ở lại… khoảng trống khó lòng khỏa lấp nổi.

Lễ tưởng niệm ngày hôm nay nhằm để tưởng nhớ những người đã không may mất vì COVID-19, chia sẻ những nỗi đau, mất mát với những gia đình có người thân mất vì dịch bệnh. Lễ tưởng niệm cũng là để "Làm ấm lòng người đi, chia sẻ nỗi đau người ở lại".

 
 

Hàng xóm chúng tôi đã ra đi mãi mãi …

Nhằm tưởng nhớ những người hàng xóm xấu số mất trong đợt COVID-19 vừa qua, những người hàng xóm nghĩa tình đã cùng nhau tổ chức một buổi tưởng niệm ngay tại nơi họ đã từng chung sống, chia sẻ vui buồn cùng nhau suốt bao năm qua.

Nằm sâu trong con hẻm số 266/108, tổ 31, KP3, phường 8, quận 4 TPHCM, không khí tiếc thương bao chùm con hẻm này. Bởi dịch COVID-19 ngang qua, 7 người dân trong tổ đã ra đi mãi mãi.

Đau buồn, tiếc thương cho những người anh em, người hàng xóm bao năm cận kề…những người ở lại đã tổ chức lễ tưởng niệm như một dịp để an ủi người xấu số.

Anh Cao Cần, tổ trưởng tổ 31, KP3 xúc động chia sẻ trong buổi tưởng niệm. “Tôi làm tổ trưởng ở đây đã 16 năm rồi, không năm nào mà người dân trong hẻm khổ như năm nay. Cả hẻm mà có 7 người mất, chứng kiến từng người ra đi tôi thực sự rất đau lòng”.

Để tuân thủ 5k phòng dịch, người dân trong hẻm lần lượt ra thắp nén nhang trên một bàn thờ được đặt ngay ngã ba lối đi chính của tổ dân phố. Mọi đồ cúng tuy đơn sơ, giản dị nhưng chất chứa bao tình cảm của người dân trong hẻm dành cho người đã mất.

Khóc nghẹn khi nhắc về người chồng mất đột ngột trong vòng 4 ngày vì COVID-19, chị Trần Thị Vân vẫn nhớ trọn vẹn thời gian đau đớn đó của cuộc đời mình “Ở xóm người ta cũng vận động cô, chú và con cô giáng giữ, nhưng chồng tôi bị ám ảnh vì bên hẻm kế có nhiều người thân, bạn bè bị nhiễm COVID-19 và mất. Hôm nay khu phố tổ chức lễ tưởng niệm như thế này cô cảm thấy ấm lòng hơn, hy vọng chú ra đi thanh thản”.

Các đại biểu và khách mời dự lễ tưởng niệm ở Hội trường Thống Nhất thắp nến trong suốt buổi lễ. Ảnh: Minh Quân
Các đại biểu và khách mời dự lễ tưởng niệm ở Hội trường Thống Nhất thắp nến trong suốt buổi lễ. Ảnh: Minh Quân
Các đại biểu và khách mời dự lễ tưởng niệm ở Hội trường Thống Nhất thắp nến trong suốt buổi lễ. Ảnh: Minh Quân
Các đại biểu và khách mời dự lễ tưởng niệm ở Hội trường Thống Nhất thắp nến trong suốt buổi lễ. Ảnh: Minh Quân

Theo ban tổ chức, đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra những mất mát vô cùng to lớn đối với cả thế giới. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Mặc dù công tác chống dịch của nước ta rất quyết liệt, rất nỗ lực với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, nhưng những mất mát trong đợt dịch thứ 4 khiến chúng ta rất đau lòng. Buổi lễ hôm nay để chúng ta tưởng nhớ đồng bào và cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh, tử vong trong đại dịch.

Để tưởng nhớ đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sỹ hi sinh trong đại dịch COVID-19, vào lúc 20h30 ở TPHCM, Hà Nội đồng loạt diễn ra các hoạt động thắp nến, dâng hương, thả đèn hoa đăng, các cơ sở tôn giáo rung chuông tưởng niệm. Các con tàu trên các tuyến kênh ở TPHCM sẽ kéo còi, ở nhiều nơi người dân được khuyến khích tắt đèn, thắp nến tưởng niệm…

Các tỉnh, thành phố có nhiều người dân tử vong cũng có những hình thức phù hợp để hưởng ứng chương trình.

Dịch bệnh COVID-19 đã khiến hơn hai vạn đồng bào và cán bộ, chiến sĩ cả nước hy sinh, tử vong. Hàng vạn gia đình mất đi người thân. Đây là sự mất mát, đau thương to lớn không gì bù đắp được. Trong cuộc chiến với dịch bệnh suốt gần 2 năm qua, cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết đồng lòng của toàn thể người dân trong và ngoài nước, dịch bệnh trên cả nước đã cơ bản được kiểm soát.

Các chiến sĩ nơi tuyến đầu đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, thậm chí phải hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ sức khoẻ của người dân, nhưng với biến thể khó lường của virus, chúng ta đã chứng kiến những hậu quả rất nặng nề.

Tại buổi lễ, các lãnh đạo, đại biểu và đồng bào, chiến sĩ cả nước được theo dõi phóng sự 1 “Cuộc chiến sinh tử”.

TPHCM, 19h45:

 
 

Tại chùa Pháp Hoa, nghi thức thả đèn hoa đăng chính thức được bắt đầu. Những chiếc đèn hoa đăng lần lượt được thả xuống dòng nước. Thả đèn hoa đăng mang ý nghĩa cầu an, cầu siêu cho chư vị hương linh nương nhờ ánh sáng đó mà vãng sanh về cõi lành. Mỗi ngọn đèn hoa đăng tựa như ánh sáng xóa hết mọi khổ đau, một lời cầu nguyện cho cuộc sống an lành, ấm no và mở ra một tương lai tốt đẹp.

 

20h ngày 19.11, chùa Pháp Hoa (số 870 Trường Sa, phường 14, quận 3, TPHCM) đang kết nối trực tuyến buổi lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 từ Hội trường Thống Nhất (quận 1, TPHCM).

TPHCM: 19h45

Nhiều gia đình có người thân mất vì COVID-19 cũng thắp nén nhang và tưởng niệm người đã mất tại nhà.

 
 

HÀ NỘI: 19:55

Ban tổ chức chuẩn bị đèn hoa đăng để thả xuống hồ bên trong Công viên Thống Nhất.

 
 
 

TPHCM: 19h40:

Có mặt từ sớm tại chùa Pháp Hoa, anh Trần Văn Việt (quận Bình Thạnh, TPHCM) đến để cầu nguyện cho những nạn nhân xấu số. Anh Việt bày tỏ mong muốn mọi người dân trên đất nước Việt Nam và cả trên thế giới sẽ thật sự an toàn, bình an vượt qua đại dịch này.

Từng là F1 cách ly tại nhà, khi xem clip về những khoảng khắc cuối cùng, anh Việt cho hay thực sự nghẹn ngào, chỉ mong có một phép màu nào đó để sự việc không xảy ra, có thuốc để chữa trị khỏi bệnh.

Anh Việt cho rằng lễ tưởng niệm được tổ chức rất ý nghĩa, là cơ hội để mọi người nhìn nhận những gì đã qua, hiểu hơn về dịch bệnh, từ đó, tuân thủ nghiêm quy định phòng bệnh, thực hiện tốt 5K, vaccine phòng COVID-19.

 

HÀ NỘI, 19h40: 

Theo ghi nhận tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội), mọi người tới dự lễ tưởng niệm đều phải thực hiện khai báo y tế, quét mã QR.

TPHCM, 19h30:

Tại nhà thờ Huyện Sỹ (Quận 1, TPHCM) tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho người mất trong COVID-19. Từ 19h, nhà thờ tổ chức đọc kinh tưởng nhớ đồng bào tử vong vì dịch COVID-19.

 

HÀ NỘI, 19h20:

Tại Công viên Thống nhất - Nơi diễn ra Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hi sinh, tử vong do dịch COVID-19, mọi công tác chuẩn đã sẵn sàng. Lực lượng chức năng phân luồng giao thông, kiểm tra khai báo y tế với những người tới dự buổi lễ.

TPHCM, 19h:

Mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn tất

Điểm cầu chính là Hội trường Thống Nhất, quận 1, TPHCM, với khoảng 1.000 đại biểu tham dự, điểm cầu có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại diện 50 gia đình có thân nhân mất vì COVID-19.

Điểm cầu chính là Hội trường Thống Nhất, quận 1, TPHCM, với khoảng 1.000 đại biểu tham dự.
Điểm cầu chính là Hội trường Thống Nhất, quận 1, TPHCM, với khoảng 1.000 đại biểu tham dự.

Cùng với đó là một số điểm cầu truyền hình tại thành phố Thủ Đức, các quận, huyện của TPHCM, các địa phương như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh... Điểm cầu thành phố Hà Nội tại sân khấu đa năng, Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) với khoảng 300 đại biểu.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên có mặt từ sớm để chỉ đạo công tác chuẩn bị lễ tưởng niệm.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên có mặt từ sớm để chỉ đạo công tác chuẩn bị lễ tưởng niệm.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên có mặt từ sớm để chỉ đạo công tác chuẩn bị lễ tưởng niệm.

Tại Bình Dương, Lễ Tưởng niệm được tổ chức vào lúc 20h ngày 19.11 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh.

Buổi lễ sẽ thực hiện mặc niệm, thắp hương, thắp nến, dâng hoa tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19.

UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các địa phương sẽ tạm dừng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí trong thời điểm tổ chức Lễ tưởng niệm. Tổ chức thăm hỏi, động viên thân nhân có người mắc COVID-19 tử vong…

Long An: Thắp nến, rung chuông tưởng niệm

Sáng 19.11, UBND tỉnh Long An có công văn chỉ đạo về việc dừng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí trong thời điểm tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19.

Theo đó, từ 20 - 21 giờ ngày 19.11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Long An tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19.

Lễ tưởng niệm tổ chức theo hình thức truyền hình trực tiếp (Đài Phát thanh và Truyền hình Long An tổ chức tiếp sóng chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam).

Trong thời gian trên, dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên toàn tỉnh.

UBND tỉnh Long An đề nghị tất cả các gia đình trên địa bàn tỉnh tắt điện, thắp nến tưởng niệm; đề nghị các cơ sở thờ tự của tôn giáo tưởng niệm và rung chuông để tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19.

TUYÊN QUANG

Cùng với hàng vạn ngôi chùa trên cả nước, những hồi chuông đã vang lên tại chùa An Vinh (tp Tuyên Quang) vào đúng 20h tối 19.11 trong niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19.

Trong màn đêm tĩnh lặng, khi những bóng đèn điện cuối cùng tại chùa An Vinh được tắt đi, 24 ngọn nến được thắp sáng cũng là lúc nhiều hồi chuông được vang lên trong niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng bào, chiến sĩ đã nằm xuống trong đại dịch COVID-19.Đại đức Thích Thanh Phúc - Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, hoạt động tưởng niệm đã có những điều chỉnh phù hợp khi chỉ có sự tham dự rất hạn chế của một số đại biểu, tăng ni phật tử.

Lễ tưởng niệm tại chùa An Vinh diễn ra ngắn gọn, đảm bảo phòng dịch nhưng vẫn thành kính, trang nghiêm. Những hoạt động trong Khóa lễ cầu nguyện, dâng hương và thỉnh chuông, thắp nến tưởng niệm được tổ chức nhanh, gọn nhưng vẫn đảm bảo sự trang nghiêm, thành kính.

Theo Đại đức Thích Thanh Phúc, nỗi đau của gia đình những người đã nằm xuống vì COVID-19 cũng như đối với cả đất nước là vô cùng lớn. Lễ tưởng niệm sẽ phần nào chia sẻ sự mất mát không gì bù đắp nổi này nhưng cũng là lan toả tình thân ái trong công đồng.

Cũng trong thời gian diễn ra Lễ tưởng niệm, tỉnh Tuyên Quang dừng tất cả hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải trí. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tôn vinh, ghi nhận công lao của  cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch.

Lễ tưởng niệm do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với TP Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và các địa phương trong cả nước tổ chức.

Đây là dịp để mọi người cùng tưởng nhớ những người đã mất, chia sẻ động viên trước mất mát, đau thương của hàng chục ngàn gia đình đã mất người thân và nhìn lại những ngày tháng đau thương, khốc liệt của dịch bệnh.

Điểm cầu Hà Nội sẽ diễn ra Lễ tưởng niệm tại sân khấu đa năng, Công viên Thống Nhất.
Điểm cầu Hà Nội sẽ diễn ra Lễ tưởng niệm tại Công viên Thống Nhất.

Kể từ khi xuất hiện, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 23.000 người Việt Nam. Riêng TP Hồ Chí Minh là hơn 17.000 người. Dịch bệnh cũng khiến cho hơn 2.000 trẻ em rơi vào cảnh mồ côi.

Điểm cầu chính tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và điểm cầu phụ tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội). Nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa sẽ được tổ chức để chúng ta cùng thể hiện lòng tưởng niệm, cùng hồi hướng đến những người xấu số đã mất trong đại dịch.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm tại Hội trường Thống Nhất, 22 quận, huyện và TP Thủ Đức sẽ theo dõi trực tiếp qua đường truyền và cùng nhau thực hiện nghi thức thắp nến tưởng niệm.

Thân nhân đồng bào đã tử vong sẽ được mời đại diện cùng tham dự tại Hội trường Thống Nhất, số lượng khoảng 50 đại diện. Lãnh đạo của các quận, huyện và TP Thủ Đức cũng mời các thân nhân đến cùng dự ở tại các địa điểm của các quận, huyện và TP Thủ Đức.

Hà Nội đã chuẩn bị xong cho lễ tưởng niệm hơn 23.000 đồng bào mất do COVID-19.
Hà Nội đã chuẩn bị xong cho lễ tưởng niệm hơn 23.000 đồng bào mất do COVID-19.

Tại Hà Nội, UBND TP đã ban hành kế hoạch tổ chức Lễ tưởng niệm tại điểm cầu Hà Nội ở sân khấu đa năng, Công viên Thống Nhất. UBND TP đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội phối hợp Ban Tôn giáo (Bộ Nội vụ) vận động các cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ) trên địa bàn thành phố, tổ chức hình thức tưởng niệm phù hợp, cùng đánh (thỉnh) chuông tưởng niệm vào 20h30 ngày 19.11.

Người dân Hà Nội cũng được vận động hưởng ứng lễ tưởng niệm bằng cách tắt đèn, thắp nến vào lúc 20h30. Được biết, gia đình, người thân của một số bệnh nhân tử vong vì COVID-19 sẽ được mời tham dự lễ tưởng niệm. Trong thời gian tưởng niệm, Hà Nội dừng tất cả hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải trí.

Hà Nội vận động người dân trên địa bàn tắt đèn và thắp nến để tưởng niệm vào lúc 20h30.
Hà Nội vận động người dân trên địa bàn tắt đèn và thắp nến để tưởng niệm vào lúc 20h30.
Hà Nội vận động người dân trên địa bàn tắt đèn và thắp nến để tưởng niệm vào lúc 20h30.

Trước những mất mát, đau thương của các gia đình, người thân, lễ tưởng niệm sẽ lan tỏa tình nhân ái cộng đồng, tiếp tục động viên tinh thần các lực lượng tuyến đầu và nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu, Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 sẽ được tổ chức trọng thể, thành kính.

Việc tổ chức buổi lễ đầy ý nghĩa này nhằm tưởng niệm đồng bào tử vong và tri ân, biểu dương cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng đã hy sinh vì dịch bệnh COVID-19; thể hiện sự chia sẻ, động viên của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam trước những mất mát, đau thương của các gia đình, người thân và lan tỏa tình nhân ái cộng đồng.

Sân khấu chính của buổi lễ tưởng niệm tại điểm cầu Hà Nội.
Sân khấu chính của buổi lễ tưởng niệm tại điểm cầu Hà Nội.
Sân khấu chính của buổi lễ tưởng niệm tại điểm cầu Hà Nội.
Sân khấu chính của buổi lễ tưởng niệm tại điểm cầu Hà Nội.

Buổi lễ cũng nhằm tiếp tục động viên tinh thần các lực lượng tuyến đầu và nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Thông qua lễ tưởng niệm cũng khích lệ tinh thần đại đoàn kết, ý chí quật cường của toàn dân tộc để mỗi người cùng đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch: Nhắc nhở nỗi đau mất mát và trách nhiệm

Phạm Đông |

Lễ tưởng niệm đồng bào, cán bộ và chiến sĩ hi sinh trong đại dịch COVID-19 là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở tất cả mọi người về nỗi đau mất mát và trách nhiệm. Bởi dịch bệnh không loại trừ ai. Chúng ta phải thức tỉnh, thay đổi và thích ứng để bảo vệ cuộc sống của chính mình, của người thân và của đồng bào mình.

Tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19: Sáng mãi những tấm gương quên thân vì cộng đồng

Nguyễn Ly |

Hôm nay (19.11), Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 cùng diễn ra tại Hà Nội và TPHCM.

Tổ chức lễ tưởng niệm hơn 23.000 người mất vì COVID-19 vào tối 19.11

MINH QUÂN |

TPHCM - Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 sẽ diễn ra lúc 20h ngày 19.11 tại Hội trường Thống Nhất (TPHCM).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch: Nhắc nhở nỗi đau mất mát và trách nhiệm

Phạm Đông |

Lễ tưởng niệm đồng bào, cán bộ và chiến sĩ hi sinh trong đại dịch COVID-19 là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở tất cả mọi người về nỗi đau mất mát và trách nhiệm. Bởi dịch bệnh không loại trừ ai. Chúng ta phải thức tỉnh, thay đổi và thích ứng để bảo vệ cuộc sống của chính mình, của người thân và của đồng bào mình.

Tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19: Sáng mãi những tấm gương quên thân vì cộng đồng

Nguyễn Ly |

Hôm nay (19.11), Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 cùng diễn ra tại Hà Nội và TPHCM.

Tổ chức lễ tưởng niệm hơn 23.000 người mất vì COVID-19 vào tối 19.11

MINH QUÂN |

TPHCM - Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 sẽ diễn ra lúc 20h ngày 19.11 tại Hội trường Thống Nhất (TPHCM).