Làn sóng lao động về quê là vấn đề chưa có tiền lệ

Nhóm PV |

Sáng nay (12.11) Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp tục trả lời chất vấn, từ 8h đến 9h50.

Sáng nay (12.11) Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp tục trả lời chất vấn, từ 8h đến 9h50.

Cuối phiên hôm qua, còn câu hỏi từ 4 đại biểu được Bộ trưởng trả lời trong phiên sáng nay.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) hỏi về cách tiếp cận xây dựng biện pháp khôi phục kinh doanh khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn, như nguồn vốn đứt đoạn, nguồn cung lao động thiếu, chuỗi cung ứng đứt gãy. Theo bà, Chính phủ phải có giải pháp vừa tổng thể, vừa ưu tiên trong khi ngân sách còn khó khăn.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nêu vấn đề về người lao động. "Từ những làn sóng người lao động trở về quê trong COVID-19, Bộ trưởng có suy nghĩ như thế nào về chiến lược đầu tư trên bình diện cả nước để hạn chế căn cơ các làn sóng di cư trong tương lai?".

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) hỏi Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư: "Bộ đã phối hợp với Bộ Công Thương thế nào trong việc xây dựng quy hoạch điện VIII để ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, Bộ phối hợp thế nào với Bộ Tài chính thế nào trong đề xuất đầu tư 2 tỉ USD cho đồng bằng sông Cửu Long?"

Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) đề nghị Bộ trưởng cho biết Chính phủ và Bộ đã xây dựng giải pháp, kế hoạch thế nào để ứng phó với tình hình dịch bệnh phức tạp, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhằm ổn định vĩ mô.

Đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành khi lập quy hoạch Điện VIII

Quan tâm đến vấn đề quy hoạch điện VIII, Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau) chất vấn: Nghị quyết số 120 của Chính phủ giao cho Bộ KHĐT chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long. Bộ phối hợp như thế nào với Bộ Công Thương trong Quy hoạch điện VIII để ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ rừng và bờ biển ở đồng bằng sông Cửu Long? Bộ phối hợp như thế nào với Bộ Tài chính trong đề xuất bổ sung 2 tỉ USD tăng thêm cho đồng bằng sông Cửu Long hoàn thiện các chương trình dự án đầu tư giai đoạn 2021-2025?

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, để xây dựng quy hoạch điện VIII, Bộ KHĐT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương từ lúc lập quy hoạch đến lúc thẩm định quy hoạch. Theo đó căn cứ tiềm năng và lợi thế phát triển năng lượng của vùng đã xây dựng phương án cho khu vực phía Nam Bộ chiếm 40% toàn quốc vào năm 2030 và chiếm 62 % vào năm 2045. Bộ KHĐT cũng phối hợp với Bộ Tài chính để xác định khả năng lập phương thức huy động mức vay và cấp phát từ ngân sách trung ương, xác định phạm vi, đối tượng, mục tiêu chương trình, danh mục dự án, quy trình thủ tục để hướng dẫn lập dự án, thống nhất với nhà tài trợ để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

2 kịch bản chương trình phục hồi và phát triển kinh tế

Trả lời đại biểu Nguyễn Cao Sơn (đoàn Hoà Bình) về các kịch bản phục hồi phát triển kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết có 2 kịch bản đó là có chương trình phục hồi và không có chương trình phục hồi. Từ đó có xác định mức nợ công, bội chi, lạm phát cho từng kịch bản.

Bộ đang cùng Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội về việc sử dụng các công cụ, chính sách về tài khoá, tiền tệ, khả năng huy động, phân bổ và hấp thụ của nền kinh tế.

Về quan điểm, phải mạnh dạn hơn để phối hợp phát triển kinh tế, đặc biệt phục hồi của các doanh nghiệp, vừa tăng trưởng, vừa vừa tăng quy mô GDP của nền kinh tế, vừa tạo nhiều việc làm cho xã hội nhưng đảm bảo an toàn nợ công và bội chi ngân sách nhà nước. Công cụ quan trọng nhất đó là theo dõi giá cả, diễn biến, nợ xấu, điều hành linh hoạt việc in tiền để giảm nguy cơ, áp lực lạm phát. Bảo đảm nguồn cung nguyên vật liệu, hàng hoá thiết yếu, đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm. Đảm bảo hiệu quả mang giải pháp dẫn dắt kích hoạt nguồn vốn ngoài nhà nước. Đây là những vấn đề đang đặt ra.

7 cách tiếp cận để xây dựng các giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đặt câu hỏi về cách tiếp cận xây dựng các giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khôi phục nền kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đưa ra 7 vấn đề cho câu hỏi này.

Thứ nhất, ông cho biết sẽ tiếp cận theo diễn biến của tình hình dịch bệnh, tiến độ tiêm vaccine và khả năng cung ứng về thuốc điều trị khi chuyển sang trạng thái bình thường mới đó là “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Từ đó chúng ta sẽ chủ động xây dựng các phương án và kịch bản để ứng phó.

Thứ hai, khi xây dựng chính sách thì xây dựng theo hướng mở để có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế của các đối tượng cần hỗ trợ trong từng thời gian cụ thể.

Thứ ba, vừa hỗ trợ để phục hồi nhanh trong ngắn hạn, vừa kết hợp lồng ghép với các chiến lược và các kế hoạch 5 năm trong dài hạn.

Thứ tư, các chính sách phải bảo đảm các mục tiêu cao nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế như an toàn tài chính quốc gia, hoạt động ổn định của các tổ chức tín dụng, các chỉ tiêu về nợ công, lạm phát...

Thứ năm, các chính sách này phải hướng tới tác động cả về phía cung và phía cầu, cả về kinh tế lẫn an sinh xã hội, lao động việc làm, có trọng tâm trọng điểm.

Thứ sáu, phải phù hợp với khả năng huy động và trả nợ.

Thứ bảy, phải có một nhóm nhiệm vụ, giải pháp để kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra trong chương trình.

Xây dựng thị trường lao động hài hoà

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đặt câu hỏi làn sóng người lao động về quê vừa qua và chiến lược đầu tư như thế nào để căn cơ, không xảy ra tình trạng này trong tương lai.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trước hết phải nhìn nhận vấn đề này theo hướng đầy đủ hơn, coi đây là vấn đề rất lớn liên quan đến cả kinh tế, xã hội, an ninh trật tự.

Đây là một vấn đề chưa có tiền lệ trước đây, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm để ứng phó, đối phó trong việc này. Theo ông, đây cũng là nhu cầu khách quan. Về chủ quan đó là khả năng dự báo, ứng phó, xử lý tình huống của chúng ta. Đây là bài học quý mà chúng ta có thể rút ra từ thời gian chống dịch vừa qua.

Dưới góc độ đầu tư, ông Dũng cho biết có 4 vấn đề liên quan:

Thứ nhất là việc quy hoạch; thứ hai là về vấn đề đầu tư; thứ ba là cơ chế chính sách; thứ 4 là xây dựng thị trường lao động đảm bảo một định hướng phát triển cân bằng, hài hoà giữa các vùng miền, các địa phương. Việc này sẽ giảm bớt tình trạng này trong tương lai, chỉ khi đó thì vấn đề cung cầu lao động sẽ được dịch chuyển hợp lý.

Quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đặt vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp nội trong giai đoạn hiện nay.

Ông An cho biết, 9 tháng đầu năm, 91.000 doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường. Số này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Ông đề nghị Bộ trưởng đánh giá kỹ đối với các chính sách hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông cũng nhấn mạnh vai trò của các ngân hàng trong gói hỗ trợ, cần điều chỉnh mức lãi suất hợp lý. Nếu số doanh nghiệp này không hồi phục kịp thời, ông tin rằng mức tăng trưởng 6,5% GDP sẽ rất khó khăn.

Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai. Ảnh QH
Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai. Ảnh QH

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, khó khăn hiện nay của doanh nghiệp tập trung chính vào vấn đề tổng cầu, khi sản lượng, doanh thu giảm mạnh. Tiếp đến là doanh nghiệp khó khăn dòng tiền, không có sản xuất thì không có nguồn thu; khó khăn về chi phí đầu vào đang tăng rất cao; khó khăn về vấn đề lao động. Sau khi có Nghị quyết 105, 128 của Chính phủ, tinh thần doanh nghiệp, theo ông, đã tương đối tích cực hơn, các doanh nghiệp đã mở cửa tái sản xuất.

"Tại các khu công nghiệp phía nam, 92-96% doanh nghiệp đã khôi phục sản xuất, 70-75% lao động trở lại. Dự kiến đến quý I năm sau, 100% doanh nghiệp sẽ khôi phục hoạt động hoàn toàn", Bộ trưởng Dũng thông tin.

Tuy nhiên, với vấn đề hỗ trợ, Bộ trưởng cũng thừa nhận, thời gian qua chính sách mới tập trung hỗ trợ vào các doanh nghiệp khỏe, những doanh nghiệp vẫn còn tạo ra doanh thu và lợi nhuận, thông qua các chương trình giảm thuế, hoãn thuế. "Những doanh nghiệp yếu đúng là chưa được quan tâm hỗ trợ", Bộ trưởng cho biết.

Các chính sách cho nhóm này vẫn dừng ở các gói hỗ trợ chung, tổng thể. Theo đó, ông Dũng cho rằng cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn trong thời gian tới. “Chúng tôi lưu ý vấn đề này để tham mưu Chính phủ có chính sách cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn mà không có doanh thu, không có lợi nhuận”, ông Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình một số vấn đề liên quan đến chính sách tài khoá

 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các công cụ để thực hiện chính sách tài khoá cơ bản là thuế, thu ngân sách, công cụ nợ và công cụ chi ngân sách. Kết hợp chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ một cách hợp lý, linh hoạt để đảm bảo cho nền kinh tế nhanh và bền vững.

Đối với chính sách thuế, thời gian tới Bộ Tài chính tiếp tục đề nghị với Chính phủ, Quốc hội sẽ thực hiện chính sách thuế như năm 2021. Ví dụ, như năm 2021, chúng ta đã giảm, hoãn thuế đến ngày 31.12 với số tiền là 115.000 tỉ; hay như đã thực hiện chính sách như giảm 30 loại phí; giảm giá xăng dầu của hàng không là 50%; chính sách về miễn, giảm các thuế như 30% thuế VAT, 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 50% thuế của các hộ sản xuất kinh doanh... Việc này sẽ giảm bớt những khó khăn cho các doanh nghiệp. Đồng thời Bộ Tài chính sẽ tập trung thu trên nền tảng số và thu trên sàn thương mạng điện tử cũng như thực hiện vấn đề phát hành hoá đơn điện tử để tránh hoá đơn giả, tránh trục lợi trốn thuế...

Với chính sách về nợ, công cụ nợ, Bộ Tài chính cho biết hiện nay nếu tính theo GDP cũ thì 2021 gói nợ công chúng ta đạt 56,8%, vẫn dưới 60%. Tuy nhiên, chúng ta đã vượt mức cảnh báo là 55%. Đây là vấn cần phải cân nhắc. Thứ hai, dư nợ Chính phủ là 51,5% nếu tính theo GDP cũ, còn GDP mới mới là 40,5% và dư nợ là 44,7%...

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết ủng hộ các gói kích cầu để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các gói kích cầu này phải có hiệu quả để tăng thu ngân sách, giữ được bội chi ngân sách làm cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Theo ông, nếu mỗi năm bỏ ra 20.000 tỉ thì 2 năm 2022 và 2023 là 40.000 tỉ thì với lãi suất hỗ trợ sẽ huy động được 1 triệu tỉ để phục hồi kinh tế. Việc này không làm tăng bội chi ngân sách, không làm tăng nợ công.

Địa phương khó khăn, Trung ương có thể hỗ trợ 1 phần ngân sách để xây dựng vành đai 2, 3 tại TPHCM

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh) về vành đai 3, 4 của TPHCM, Bộ trưởng cho biết 2 dự án giao thông này đã có trong quy hoạch về phát triển mạng lưới đường bộ của Việt Nam. Đây là 2 tuyến đường quan trọng, không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn mở rộng không gian phát triển cho TPHCM với phía Đông và Tây Nam Bộ. Bộ hoàn toàn ủng hộ 2 tuyến này cần phải được đầu tư sớm. Tuy nhiên, về nguồn lực phải có cân nhắc để đảm bảo tính khả thi. Hiện nay Chính phủ đã giao cho TPHCM có trách nhiệm đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng dự án này.

Các tỉnh trong vùng cùng tham gia với TPHCM xem tổng mức đầu tư là bao nhiêu, trách nhiệm của từng địa phương tham gia.

Bộ hoàn toàn ủng hộ nếu các địa phương khó khăn về nguồn lực thì Trung ương có thể tham gia hỗ trợ 1 phần bằng nhiều cách để thực hiện ngay tuyến đường này; Cần vừa phục hồi kinh tế, vừa xây dựng hạ tầng chiến lược lâu dài cho vùng.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ cùng với các bộ, ngành nghiên cứu kỹ về phương án để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều kiện để một số tỉnh được thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù

Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho biết, việc thí điểm cơ chế chính sách đặc thù cho một số địa phương đã và đang sắp được triển khai. Đây là cơ hội phát triển cho các địa phương, tuy nhiên vấn đề đặt ra từ 2022 và các năm kế tiếp thì với các địa phương khác sẽ thế nào, điều kiện, lộ trình và thời gian ra sao?

Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng)
Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng)
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội cho phép một số địa phương được cơ chế đặc thù trước hết phải dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, có xem xét đến vai trò của các địa phương trong nền kinh tế. Đây là những cực tăng trưởng, nằm trong các vùng trọng điểm có sức lan toả, lôi kéo, dẫn dắt và có đóng góp lớn cho ngân sách, giải quyết việc làm...

Các địa phương này có nhiều lợi thế sẵn có, chúng ta chỉ khơi dậy, phát huy để thúc đẩy phát triển và đóng góp cho nền kinh tế. Do đó, điều kiện để xem xét có chính sách đặc thù phải dựa trên việc đóng góp lại. Các địa phương còn lại có thể dùng các chính sách khác để hỗ trợ chứ không nhất thiết phải có một cơ chế chính sách đặc thù riêng cho tất cả các địa phương.

Phiên chất vấn với Bộ Kế hoạch và Đầu tư "trúng, đúng, thẳng vào vấn đề"

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại phiên họp chiều qua và sáng nay, Quốc hội đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Có 29 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn, 9 đại biểu Quốc hội đăng ký tranh luận.

Theo Chủ tịch Quốc hội, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ KHĐT với tinh thần sôi nổi, trách nhiệm cao, tinh thần xây dựng đúng, trúng, đi thẳng vào vấn đề.

Bộ trưởng Bộ KHĐT có nhiều kinh nghiệm, nắm chắc lĩnh vực quản lý, với tinh thần cầu thị, trả lời đầy đủ, thẳng thắn. Mỗi vấn đề đều có những đề xuất phương án cụ thể. Tham gia phát biểu thêm có Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ GTVT, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ KHĐT đã phối hợp với các bộ ngành khác tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều giải pháp chính sách để tháo gỡ khó khăn, phục hồi kinh tế, góp phần giảm bớt khó khăn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, quy mô các chính sách hỗ trợ còn tương đối thấp, mới chỉ tương đương khoảng 4% tổng GDP. Một số bộ, ngành địa phương chưa phân bổ vốn được giao, việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm…

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, qua phiên chất vấn, đề nghị Chính phủ, Bộ KHĐT, các Bộ ngành có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến ĐBQH chỉ đạo quyết liệt, thực hiện các biện pháp đã đề ra nhằm khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực quản lý của mình.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

100.000 máy tính bảng đã trao cho học sinh khó khăn học trực tuyến

Phạm Đông |

Về chương trình "Sóng và máy tính cho em", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đã trao được 100.000 máy tính cho các em khó khăn để học trực tuyến.

Giáo viên vừa thừa, vừa thiếu: Bộ trưởng Nội vụ nêu 3 giải pháp

Vương Trần |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, qua rà soát thực tế có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên. Cả nước hiện nay còn thiếu 65.000 giáo viên.

Hơn 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn do ảnh hưởng của dịch

Phạm Đông |

Hiện giáo viên cả nước đang thiếu hiện nay là trên 94.000, trong đó tỷ lệ hơn 1/3 là thiếu giáo viên mầm non. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch nên có gần 20 triệu học sinh, sinh viên không đến trường. Trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng đến việc cung cấp nguồn nhân lực.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

100.000 máy tính bảng đã trao cho học sinh khó khăn học trực tuyến

Phạm Đông |

Về chương trình "Sóng và máy tính cho em", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đã trao được 100.000 máy tính cho các em khó khăn để học trực tuyến.

Giáo viên vừa thừa, vừa thiếu: Bộ trưởng Nội vụ nêu 3 giải pháp

Vương Trần |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, qua rà soát thực tế có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên. Cả nước hiện nay còn thiếu 65.000 giáo viên.

Hơn 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn do ảnh hưởng của dịch

Phạm Đông |

Hiện giáo viên cả nước đang thiếu hiện nay là trên 94.000, trong đó tỷ lệ hơn 1/3 là thiếu giáo viên mầm non. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch nên có gần 20 triệu học sinh, sinh viên không đến trường. Trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng đến việc cung cấp nguồn nhân lực.